• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/12/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
HĐND TỈNH HÒA BÌNH
Số: 70/2017/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 8 tháng 12 năm 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

1/01/clip_image001.gif" width="67" />­­­­­­­­­­

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

Số:   70/2017/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 08  tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

Ban hành Quy định một số nội dung và mức hỗ trợ

kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

 Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

 
  1/01/clip_image003.gif" width="131" />

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02 tháng 6 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình số 107/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

 

 

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 12  năm 2017.

QUY ĐỊNH

Một số nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình

mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 70/2017/NQ-HĐND

ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

 
  1/01/clip_image001.png" width="140" />

 

 

Điều 1. Nội dung, định mức chi hỗ trợ thực hiện các mô hình, dự án

1. Chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Theo các mức chi cụ thể như sau:

a) Hỗ trợ thực hiện mô hình giảm nghèo (bao gồm mô hình chăn nuôi, trồng trọt).

- Mô hình chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa) bao gồm cả dự án nuôi trồng thủy sản: Tổng kinh phí hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng /dự án, mô hình.

+ Mức hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vác xin tiêm phòng… như sau:

•  Hộ nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 14 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 13 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ mới thoát nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 12 triệu đồng/hộ/năm.

-  Mô hình chăn nuôi gia súc (lợn, dê, cừu):

+ Tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 350 triệu/dự án.

+  Mức hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng… như sau:

•  Hộ nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 9 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 7 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ mới thoát nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/hộ/năm.

-  Mô hình chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):

+  Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 300 triệu/ dự án.

+  Mức hỗ trợ giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin tiêm phòng… như sau:

•  Hộ nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 7 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/hộ/năm

•  Hộ mới thoát nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ/năm.

-  Mô hình trồng trọt:

+ Tổng kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/ dự án.

+ Mức hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sau thu hoạch …như sau:

•  Hộ nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 9 triệu đồng/hộ/năm.

•  Hộ cận nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 7 triệu đồng/hộ/năm

•  Hộ mới thoát nghèo: Mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/hộ/năm.

b) Nội dung, mức chi xây dựng quản lý các mô hình, dự án: Chi xây dựng, quản lý dự án bằng 5% tổng kinh phí thực hiện mô hình, dự án và không vượt quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện mô hình, dự án.

2. Định mức chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo cấp xã: Mức hỗ trợ không quá 1,5 triệu đồng/xã/năm đối với các xã khu vực III; không quá 1,2 triệu đồng/xã/năm đối với các xã còn lại.

3. Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư sản xuất cho doanh nghiệp, Hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm:

a) Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất cho các hộ, nhóm hộ trong phát triển ngành nghề (nếu không nhận hỗ trợ cho các hộ tham gia dự án, mô hình - tại Khoản 1 điều này). Mức hỗ trợ cụ thể (Theo hợp đồng thuê, mua, sửa chữa và các chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt), cụ thể:

- Hộ nghèo: Hỗ trợ tối đa không quá 12 triệu đồng/hộ/năm.

- Hộ cận nghèo: Hỗ trợ tối đa không quá 9 triệu đồng/hộ/năm.

- Hộ mới thoát nghèo: Hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/hộ/năm.

b) Hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Hỗ trợ tối đa 50% giá trị máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến được chuyển giao nhưng không quá 300 triệu đồng/năm.

4. Hỗ trợ phương tiện nghe - xem

a) Đối với phương tiện nghe:

- Loại phương tiện hỗ trợ: Radio phải có khả năng thu nghe các chương trình phát thanh phù hợp với quy hoạch tại Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình đến năm 2020 và Quyết định số 01/2015/QĐ-TTg ngày 07/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hình thức hỗ trợ: Tổ chức mua sắm tập trung và bàn giao phương tiện cho đối tượng hộ nghèo.

- Mức hỗ trợ tối đa không quá: 1,5 triệu đồng/bộ thiết bị.

 

b) Đối với phương tiện xem:

- Loại phương tiện hỗ trợ: Ti vi màu, bao gồm: ăng - ten và cáp nối từ ăng - ten vào ti vi. (Đối với khu vực chưa có sóng truyền hình mặt đất, cơ cấu thiết bị hỗ trợ ti vi bao gồm ti vi, thiết bị thu tín hiệu truyền hình vệ tinh và cáp nối từ thiết bị thu đến ti vi), lắp đặt, hướng dẫn sử dụng tại địa bàn dân cư.

Ti vi phải có khả năng thu xem các chương trình truyền hình số mặt đất DVB-T2 và đáp ứng QCVN 63:2012/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2012/TT-BTTTT ngày 04/12/2012 và Thông tư số 15/2013/TT-BTTTT ngày 01/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; tuân thủ các quy định tại Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Hình thức hỗ trợ: Tổ chức mua sắm tập trung và bàn giao phương tiện cho đối tượng hộ nghèo.

- Mức hỗ trợ tối đa không quá: 5 triệu đồng/bộ.

c) Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở:

            - Loại thiết bị hỗ trợ: Cụm thông tin cơ sở bao gồm hệ thống các thiết bị điện tử màn hình LED cỡ lớn được lắp đặt cố định tại địa điểm thiết lập và hệ thống trang thiết bị nghe nhìn phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, bao gồm:

+ Cụm màn hình LED 01 mặt, 02 mặt, 03 mặt và 04 mặt (bao gồm: bộ máy tính điều khiển và thiết bị phụ trợ kèm theo). Số lượng màn hình xác định tùy theo yêu cầu, phù hợp vị trí lắp đặt, hiệu quả thông tin, tuyên truyền tại địa điểm thiết lập. Diện tích 01 màn hình từ 30 - 40 m2, được lắp đặt cố định trên trụ đỡ hoặc treo trên khung giàn (tùy theo vị trí lắp đặt), đảm bảo an toàn về thiết bị, an ninh thông tin cho hệ thống máy tính, phần mềm điều khiển và hệ thống kết nối truyền dẫn tới đơn vị quản lý nội dung thông tin, tuyên truyền trên cụm này.

+ Hệ thống trang thiết bị nghe, nhìn bao gồm: Tăng âm công suất lớn, các thiết bị nghe, nhìn công nghệ kỹ thuật số, máy phát điện.

- Hình thức hỗ trợ: Đầu tư thiết lập mới .

- Mức hỗ trợ tối đa không quá: 4.000 triệu đồng/cụm.

d) Hỗ trợ xây dựng các điểm tuyên truyền cổ động cố định:

- Bảng tin công cộng cấp xã

+ Loại hình hỗ trợ: Bảng tin công cộng có diện tích 8m2, gồm: khung sắt, có mái tôn, móng bê tông.

+ Hình thức hỗ trợ: Đầu tư mới.

+ Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/bảng tin.

- Bảng tin công cộng cấp xóm, thôn, bản

+ Loại hình hỗ trợ: Bảng tin công cộng có diện tích 6m2, gồm: khung sắt, có mái tôn, móng bê tông.

+ Hình thức hỗ trợ: Nhà nước đầu tư khung sắt, mái tôn và nguyên vật liệu đổ bê tông phần móng của Bảng tin; cấp xóm, thôn, bản bố trí vị trí lắp đặt và nhân công thực hiện.

+ Mức hỗ trợ tối đa không quá: 5 triệu đồng/bảng tin.

Điều 2. Nguồn vốn thực hiện

1. Kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 do ngân sách Trung ương hỗ trợ.

2. Ngân sách địa phương đối ứng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3. Thời điểm thực hiện: Từ thời điểm nghị quyết có hiệu lực pháp luật

Nơi nhận:

- UBTV Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Thông tin và TT;

- Ủy ban Dân tộc;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Thường trực Tỉnh uỷ;

- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Ủy ban nhân dân tỉnh (CT và các PCT);

- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Đại biểu HĐND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;

- TT.HĐND, UBND các huyện, thành phố;

- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh;

- TT tin học và Công báo VPUBND tỉnh;

- Cổng thông tin điện tử tỉnh;

- Lưu: VT, CTHĐND (06).  

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

     Trần Đăng Ninh

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Đăng Ninh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.