• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/2010
HĐND TỈNH HÒA BÌNH
Số: 165/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2010

NGHỊ QUYẾT

Về Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xây dựng vựng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020

________________________________

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA VIV - KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP, ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về qui hoạch xõy dựng;

Căn cứ Thông tư  số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt, điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 161/2010/NQ-HĐND ngày 10 thỏng 12 năm 2010 của Hội đồng nhõn dõn tỉnh về việc Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội đến năm 2020, tỉnh Hoà Bình;

Sau khi xem xột Tờ trình số 1857/TTr-UBND ngày 26 thỏng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xõy dựng vựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; í kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xõy dựng vựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

(Cú Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch xõy dựng vựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhõn dõn tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đó được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khúa XIV, kỳ họp thứ 21 thông qua./.

 

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Hoàng Việt Cường

 

 


 

NHIỆM VỤ

 Thiết kế quy hoạch xây dựng vựng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020

( Kốm theo Nghị quyết số 165/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh)

______________________________________________

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

Tỉnh Hòa Bình nằm trong vựng kinh tế trọng điểm của vùng Thủ đô Hà Nội, có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, việc kết nối về giao thụng giữa tỉnh Hoà Bình với các tỉnh lân cận và thành phố Hà Nội khỏ thuận lợi.

Quy hoạch xây dựng vựng tỉnh Hòa Bình được thực hiện sẽ phát huy được vị thế của tỉnh, đồng thêi là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch chung và qui hoạch chi tiết hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hệ thống các di tích văn hoá lịch sử, mạng lưới các điểm thăm quan du lịch, bảo tồn thiên nhiên; là cơ sở để xem xét, hướng dẫn thu hút đầu tư, thực hiện và quản lý đầu tư xây dựng trong toàn Tỉnh.

II. MỤC TIấU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Cụ thể húa Quy hoạch Vựng trung du miền núi phía Bắc.

- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2050.

- Cụ thể hoỏ qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tạo cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, khai thác cú hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về du lịch, năng lượng, khoáng sản, du lịch, nông, lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái và cảnh quan trên cơ sở gắn quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng xây dựng đô thị, các nguồn lực phát triển, các khu vực dân cư nông thôn, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, phân tớch mối quan hệ liên vựng (vựng Thủ đô Hà Nội, vựng trung du, miền núi phía Bắc và các vùng kinh tế trọng điểm khác).

- Nghiên cứu, xác định hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn.

- Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phát triển phù hợp với chiến lược phân bố dân cư toàn quốc cho các giai đoạn. Đặc biệt trong vùng Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm lân cận.

- Rà soát, đưa ra định hướng quy hoạch xây dựng thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm dân cư nông thôn, hệ thống các khu, cụm cụng nghiệp, khu sản xuất, mạng lưới đường giao thông liên vùng, hệ thống giao thông chính nội vùng, liên khu vực, các tuyến biên giới huyết mạch để nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các điểm dân cư đô thị trong tương lai, xây dựng khụng gian quy hoạch đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng.

- Xây dựng định hướng phát triển không gian hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn, tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, đến năm 2020 phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của từng khu vực, đảm bảo quốc phũng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Xây dựng định hướng khung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên phạm vi vựng và liên vựng.

- Xây dựng chương trình đầu tư, ưu tiên các dư án phát triển mang tầm vùng và khu vực.

III. CÁC NỘI DUNG NGHIấN CỨU QUY HOẠCH

1. Phạm vi lập quy hoạch: Trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình bao gồm 11 huyện, thành phố (10 huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và 01 thành phố Hòa Bình), ranh giới cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giỏp với tỉnh Phỳ Thọ.

+ Phía Nam giỏp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

+ Phía Đông giáp với Thủ đô Hà Nội.

+ Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

2. Yêu cầu về đánh giá hiện trạng

a) Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên:

- Khí hậu, thủy văn.

- Đặc điểm địa hình tự nhiên, địa chất cụng trình, địa chất thủy văn.

- Địa chất tài nguyên.

- Địa chấn.

b) Đánh giá hiện trạng:

- Về kinh tế:

+ Tổng thu nhập quốc dân của tỉnh, bình quân thu nhập đầu người/năm, mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm, cơ cấu kinh tế.

+ Những chương trình, dự án đầu tư trong vùng.

- Về dân số:

+ Dân số, lao động, nghề nghiệp, di dân.

+ Dân tộc, truyền thống văn hóa.

+ Những chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu.

- Về hiện trạng sử dụng đất:

+ Đất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.. có tính chất, quy mô lớn đặc trưng).

+ Đất lâm nghiệp.

+ Đất đô thị, khu dân cư nông thôn.

+ Đất chuyên dùng khác.

+ Đất chưa sử dụng.

- Hiện trạng phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh.

+ Hệ thống các đô thị trong vùng, tính chất, chức năng, quy mô, tỷ lệ đô thị hóa, thực trạng quản lý đô thị.. và một số vấn đề khác có liên quan.

+ Hiện trạng hệ thống điểm dân cư nông thôn (Trung tâm cụm xã, thị tứ).

+ Đánh giá tổng quát về hình thứi phát triển đô thị.

- Hiện trạng các khu cụm cụng nghiêp lớn (Vị trớ, tớnh chất, quy mụ).

- Hiện trạng các khu du lịch tập trung ( Vị trớ, tớnh chất, quy mụ)

- Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội (Cụng trình phục vụ cụng cộng quy mụ lớn, cú ý nghĩa vựng: Y tế, dịch vụ, thương mại, giáo dục đào tạo, Văn húa xã hội, thể dục thể thao).

- Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

+ Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống giao thụng.

+ Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật.

+ Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang (thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, cụng nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn của các đô thị, các khu công nghiệp, hiện trạng nghĩa trang).

+ Hiện trạng cấp điện: Phân tớch và đánh giá hiện trạng về tiêu thụ điện, nguồn điện và lưới điện.

+ Hiện trang cấp nước: Phân tớch hiện trạng và đánh giá nhu cầu tiêu thụ nước, mạng lưới và nguồn cung cấp.

- Hiện trạng môi trường:

+ Mô tả tổng quát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái..) và môi trường xã hội.

+ Đánh giá chung: Chỉ ra những vấn đề về môi trường và những vùng dễ bị tác động, những khuyến cáo về tình hình ụ nhiễm, suy thoỏi mụi trường; xác định các nội dung bảo vệ môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.

- Đánh giá tổng hợp thực trạng nguồn lực và ưu thế phát triển:

+ Về vị thế và các mối quan hệ kinh tế liên vựng.

+ Vai trũ và hiệu quả của các cụng trình sản xuất và dịch vụ cụng cộng trong việc phát triển vựng.

+ Quỹ đất phát triển ( đất có khả năng được tái sử dụng, khai thác mới).

+ Các ưu thế và nguồn lực phát triển vựng.

+ Những khó khăn, thách thức phát triển vùng.

3. Các tiền đề phát triển vùng tỉnh Hòa Bình

- Những mục tiêu và quan điểm phát triển vùng tỉnh Hòa Bình.

- Các định hướng phát triển vùng.

- Các dự bỏo phát triển vựng.

- Dự báo tăng trưởng dân số.

( Dự kiến tốc độ tăng dân số bình quân năm 2010 là 1,0%, giai đoạn 2011- 2015 bình quân 0,93%/năm, giai đoạn 2016-2020 khoảng 0,9%/ năm).

4. Định hướng phát triển không gian vùng

- Theo Quyết định số 445/QĐ-TTg, ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (đó xác định, tỉnh Hòa Bình nằm trong Vựng Thủ đô Hà Nội và Duyên hải Bắc Bộ).

- Theo Quyết định 490/QĐ- TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chớnh phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đó xác định tỉnh Hoà Bình nằm trong vựng Thủ đô Hà Nội.

5. Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng trong quy hoạch vựng tỉnh Hòa Bình

Căn cứ vào các đặc điểm, lợi thế về điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế - xã hội; phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực. Toàn bộ lónh thổ tỉnh Hoà Bình được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế - xã hội sau:

a) Vựng trung tâm động lực phát triển kinh tế của tỉnh ( bao gồm thành phố Hòa Bình - huyện Kỳ Sơn - huyện Lương Sơn-Bắc Lạc Thuỷ):

- Phát triển vùng đô thị - công nghiệp thành phố Hòa Bình -  huyện Kỳ Sơn - huyện Lương Sơn gắn với hành lang kinh tế Quốc lộ 6 và đường Hoà Lạc - thành phố Hoà Bình, liên kết với thủ đô Hà Nội.

- Tập trung đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh, là động lực kéo theo các vùng khác phát triển.

- Phát triển thành phố Hoà Bình trở thành thành phố cụng nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ. Quy hoạch và chuẩn bị tốt các điều kiện để nâng cấp thị trấn huyện Lương Sơn lên thành thị xã trực thuộc tỉnh. 

- Đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp Nam Lương Sơn, khu công nghiệp Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn), khu công nghiệp Bê trái Sông Đà (thành phố  Hòa Bình), khu cụng nghiệp Mụng Hoỏ ( huyện Kỳ Sơn).

- Quy hoạch đất đai dọc tuyến đường QL6, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua huyện Lương Sơn) cho phát triển các cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ.

b) Vựng phát triển kinh tế phía Đông và Nam tỉnh (bao gồm huyện Kim Bụi,  Nam huyện Lạc Thủy, huỵện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn).

- Phát triển vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12B và các khu vực dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

- Quy hoạch và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật các khu cụng nghiệp: Khu cụng nghiệp Lạc Thịnh (huyện Yên Thuỷ), khu cụng nghiệp Thanh Hà (huyện Lạc Thuỷ), khu công nghiệp Đầm Đuống (huyện Lạc Sơn), khu công nghiệp Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ). Tập trung xây dựng các cụm, điểm công nghiệp ở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở Lạc Sơn, Yên Thủy. Quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nụng thụn.

- Hoàn thành đầu tư các dự án lớn như: Dự án phân lũ sông Đáy, thủy lợi vùng Cao Dương (Kim Bôi), xây dựng nâng cấp các tuyến Quốc lộ 21, Quốc lộ  12B...

c) Vựng phát triển kinh tế phía Tây và Tây Bắc tỉnh ( bao gồm các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong).

- Phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Quốc lộ 12B, Quốc lộ 15.

- Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch khu vực lũng hồ sụng Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Phát triển vận tải thủy, chú trọng đầu tư xây dựng cảng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa với tỉnh Sơn La và phục vụ xây dựng thủy điện Sơn La.

- Hoàn thành đầu tư các dự án lớn như: hồ Cạn Thượng (huyện Cao Phong), hồ Trọng (huyện Tân Lạc).

- Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, đầu tư các điểm bưu điện văn hóa xã, bảo tồn các giỏ trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao đêi sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

d) Định hướng và phân bố các khu, cụm sản xuất:

- Về cụng nghiệp:

+ Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác tài nguyên hợp lý; nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, phát triển các khu, cụm cụng nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp Yên Quang, khu công nghiệp Nam Lương Sơn, khu công nghiệp Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn), khu công nghiệp Bê trái Sông Đà (thành phố Hòa Bình), khu cụng nghiệp Mụng Hoỏ (huyện Kỳ Sơn), khu cụng nghiệp Lạc Thịnh (huyện Yên Thuỷ), khu công nghiệp Thanh Hà (huyện Lạc Thuỷ), khu công nghiệp Đồng Tâm (huyện Lạc Thuỷ), khu công nghiệp Đầm Đuống (huyện Lạc Sơn).

+ Tập trung xây dựng các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thành phố, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình, thu hỳt các dự ỏn đầu tư, phấn đấu để lấp đầy diện tích đất các khu công nghiệp.

- Về nụng nghiệp

+ Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, phát triển sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là công nghệ sinh học và cơ giới hoá để nâng cao năng xuất lao động và thu nhập cho nhân dân.

+ Chuyển đổi một số khu vực đất trồng lỳa năng suất thấp sang trồng cây khác cú giỏ trị kinh tế cao hơn, nhưng khụng huỷ hoại đất trồng lỳa.

+ Đầu tư giống mới cho các loại cây nông nghiệp trên địa bàn các huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thủy, Mai Châu.

- Về lâm nghiệp:

+ Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan. Tăng cường chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống mới tiến bộ vào sản xuất.

+ Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về trồng rừng.

Tăng cường thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng sinh thái.

+ Chú trọng công tác bảo tồn tại các vưên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch sinh thái.

- Về thủy sản:

+ Chuyển đổi những vùng ruộng trũng, lầy thụt, vùng dễ úng lụt, vùng ven sông thành ao chuyên nuôi thuỷ sản, hoặc nuôi 1 vụ thuỷ sản với cấy 1 vụ lúa; tạo thành vựng hàng hoỏ tập trung.

+ Những vùng ruộng phân tán, thuận lợi về nước có thể đầu tư thành trang trại thuỷ sản. Xây dựng một số mô hình điểm. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng năng suất nuôi thuỷ sản.

+ Phát triển nuụi thủy sản lồng bè trên sông, suối tập trung ở các địa phương: Thành phố Hoà Bình (hạ lưu sông Đà), Kỳ Sơn (hạ lưu sông Đà), Kim Bôi (sông Bôi), Lạc Thuỷ (sông Bôi), Lương Sơn (sông Bùi thuộc xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Thị trấn), Lạc Sơn (sông Bưởi), Mai Châu, Đà Bắc ( Hồ Hoà Bình)

- Về thương mại:

+ Hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, theo hướng kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở trung tâm thành phố và khu vực đầu mối giao thông tại thành phố Hoà Bình, Lương Sơn... Xây dựng Khu hội chợ, triển lóm và thương mại tại thành phố Hòa Bình.

- Về du lịch:

+ Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giỏ trị văn hoá, môi trường sinh thái để đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

+ Phát triển du lịch của tỉnh gắn với du lịch vùng Bắc Bộ, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và cả nước; Gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và đặc thù văn hoá địa phương, tụn tạo các khu di tớch lịch sử, phương hướng phát triển như sau:

* Cụm du lịch Trung tâm (cụm du lịch thành phố Hoà Bình): Là trung tâm, đầu mối du lịch của tỉnh, tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu du lịch Hồ Sông Đà thành khu du lịch tổng hợp cấp quốc gia; xây dựng khu du lịch Suối Hoa, nâng cấp khu vực khách sạn sông Đà, mở thêm một số điểm vui chơi giải trí mới. Đầu tư xây dựng các khách sạn 4 ÷ 5 sao.

* Cụm du lịch Lương Sơn - Kỳ Sơn: Tiếp tục đầu tư hạ tầng đến các khu vực dự án (Hồ Mũng, Hồ Đồng Sở). Hoàn thiện xây dựng và phát huy khu du lịch tổng hợp sân golf Phượng Hoàng; Sân golf Trung Minh đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong hệ thống các sân golf quốc gia (Dự kiến sân cú 36 – 54 lỗ) là điểm có khả năng tạo ra thu nhập lớn và thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước đến với Hoà Bình; đề nghị Thủ tướng Chớnh phủ duyệt bổ sung một số sân golf dọc tuyến đường Hoà Lạc – Thành phố Hoà Bình.

* Cụm du lịch Kim Bôi - Lạc Sơn: Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch khu vực thị trấn Bo, huyện Kim Bôi. Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp ở khu vực suối nước nóng Kim Bụi, Sào Bỏy, khu resort.; Đầu tư hoàn thiện khu Du lịch sinh thái Thượng Tiến, khu du lịch văn hoá Mường Động, khu du lịch nghỉ dưìng suối khoáng Quý Hoà và khu văn hoá Mường Vang (huyện Lạc Sơn).

* Cụm du lịch Mai Châu: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực thị trấn Mai Châu. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ tại các bản làng du lịch như bản Lác, bản Pom Coọng, Pà Cũ... Hoàn thiện các sản phẩm du lịch sinh thỏi và mạo hiểm ở khu bảo tồn tự nhiên Hang Kia - Pà Cũ và Pự Luụng, khu du lịch Sam Tạng.

* Cụm du lịch Tân Lạc: Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đến các điểm du lịch có giá trị  trong cụm như động Mường Chiềng, Hang Muối và Hang Bụt, động Hoa Tiên, hồ Sông Đà. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bản Mường Lũng Vân.

            * Cụm du lịch Lạc Thủy: Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đến các điểm du lịch cú giỏ trị trong cụm như hang Luồn, động Tiên - Phú Lóo. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở chật chất kỹ thuật du lịch khu vực thị trấn Chi Nê.

6. Các Trung tâm kinh tế - Hành chớnh

a) Phương hướng phát triển tại các đô thị:

- Quy hoạch Thành phố Hoà Bình, xây dựng, nâng cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng đô thị, đưa thành phố Hoà Bình trở thành thành phố cụng nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ cơ bản có đủ các yếu tố của một thành phố hiện đại, tiến tới đạt các tiêu chí của đô thị loại 2.

- Quy hoạch và chuẩn bị tốt các điều kiện để nâng cấp thị trấn Lương Sơn lên thị xã ( đụ thị loại IV) trong giai đoạn 2011- 2015. Phát triển hạ tầng, nâng cấp các thị trấn; chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp một số thị trấn lên thị xã,  thị tứ lên thành thị trấn.

- Phát triển đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ, trong đó quan tâm đến công nghiệp sạch và các dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông, khách sạn nhà hàng, vui chơi giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dựng khác.

b) Phát triển tại khu vực nụng thụn:

- Rà soát, xây dựng mới và triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển nụng, lâm nghiệp, thuỷ sản, quy hoạch phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vựng sản xuất hàng hoỏ tập trung; quy hoạch phát triển tiểu thủ cụng nghiệp và ngành nghề, quy hoạch phát triển giao thụng nụng thụn. bảo đảm tính thống nhất và khả thi của các đề án quy hoạch; khắc phục tình trạng chồng chộo, mâu thuẫn trong cụng tác quy hoạch, dành quỹ đất để phát triển khu công nghiệp, du lịch và đô thị.

- Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, khuyến khích nông dân góp cổ phần với các doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất.

- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nụng thụn.

- Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nông thôn, phát triển các thị trấn, thị tứ, mở mang các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tại các tụ điểm dân cư tập trung ở khu vực nông thôn.

- Định hướng cho việc thực hiện chương trình xây dựng nụng thụn mới.

c) Các khu kinh tế, hành chớnh:

- Xác định cơ sở hình thành hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn; phân cấp, phân loại theo không gian lónh thổ và quản lý hành chớnh.

- Xây dựng mụ hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn, các vùng, các trục hành lang đô thị hóa, các trục phát triển.

d) Hệ thống các trung tâm, cụng trình hạ tầng xã hội:

- Các trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao... có quy mô lớn, mang ý nghĩa vựng;

- Các trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng;

- Các vùng hoặc khu du lịch, nghỉ dưìng, các khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị.

7.  Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Chuẩn bị kỹ thuật

- Phân tích, đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất: Động đất, sụt lún, trượt, xãi lở núi, sông, suối, cảnh báo các vựng cấm và hạn chế xây dựng.

- Các giải phỏp về phũng chống và xử lý các tai biến địa chất, ngập lụt.

- Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính.

- Gắn kết với quy hoạch thủy lợi của vựng tỉnh.

b) Giao thụng:

-  Chiến lược phát triển giao thông quốc gia liên quan trực tiếp đến vùng.

-  Phân tớch mụ hình phát triển và xác định các hành lang giao thụng quan trọng.

- Tổ chức mạng lưới và xác định qui mô các tuyến giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. 

            - Xác định tính chất, quy mô các công trình giao thụng: Ga đường sắt, cảng sông, bến, bói đỗ ô tô, đầu mối giao thông chính.

            - Đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thụng và hành lang bảo vệ các cụng trình giao thụng.

- Giao thông đô thị và nông thôn.          

c) Cấp nước:

            - Xác định trữ lượng nguồn nước trong vùng bao gồm: Chất lượng nguồn nước, trữ lượng và đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất (kể cả nước núng).

- Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn ỏp dụng.

- Dự báo tổng hợp các nhu cầu dùng nước (sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nụng nghiệp, dịch vụ ...).

- Cân bằng nguồn nước.

- Các phương án kinh tế kỹ thuật chọn nguồn nước và phân vùng cấp nước.

- Các giải pháp cấp nước.

- Xác định quy mô các công trình đầu mối, dây chuyền công nghệ xử lý nước, hệ thống truyền tải nước chính.

- Các giải pháp về bảo vệ nguồn nước và các công trình đầu mối cấp nước.

d) Cấp điện:

- Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn cấp điện;

- Dự báo nhu cầu sử dụng điện.

- Xác định nguồn điện: Các nhà máy điện, trạm biến áp nguồn.

- Các giải pháp cấp điện lưới truyền tải và phân phối điện.

e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang:

- Xác định các chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang theo loại đô thị.

- Dự báo tổng khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang của từng khu vực trong vựng.

- Các giải pháp lớn về:

+ Lựa chọn hệ thống thoát nước thải các đô thị, các khu chức năng lớn.

+ Tổ chức thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn của từng khu vực trong vựng.

+ Qui mụ khu xử lý nước thải, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, cụng nghệ xử lý của từng khu vực trong vựng.

+ Qui mụ hệ thống nghĩa trang.

f) Đánh giá môi trường chiến lược:

- Dự báo, đánh giá tác động xấu đối với môi trường của các phương án quy hoạch xây dựng vùng làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu, đảm bảo phát triển bền vững.

- Các vấn đề môi trường đó và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch.

- Khuyến nghị các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường cũng tồn tại trong đồ án quy hoạch.

8. Các dự án ưu tiên đầu tư

Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo động lực phát triển vùng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu; sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng, phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn đầu tư.

9. Nguồn vốn lập quy hoạch: Vốn sự nghiệp kinh tế tỉnh từ năm 2010.

10. Tiến độ thực hiện: 12 thỏng kể từ ngày nhiệm vụ thiết kế quy hoạch được người có thẩm quyền phê duyệt (không kể thời gian phê duyệt, xét duyệt).

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Việt Cường

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.