QUYẾT ĐỊNH
Về việc Phê duyệt Chương trình Phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 151/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-thương binh xã hội tại tờ trình số 18/TT.LĐTBXH ngày 06/01/2006 về việc Phê duyệt Chương trình Phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006- 2010 trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo quyết định này là Chương trình Phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Giao cho Sở Lao động-thương binh xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, hướng dẫn, thực hiện Chương trình này và kiểm tra tổng hợp báo cáo theo định kỳ, đột xuất và lập kế hoạch kinh phí hàng năm thông qua Sở Tài chính trình UBND Tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở : Lao động-thương binh xã hội, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Y tế, Tư pháp, Giám đốc Kho bạc nhà nước Tỉnh, Giám đốc Công an Tỉnh, Giám đốc Đài Phát thanh-truyền hình, Báo BR-VT, Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh, Đoàn thanh niên CS.HCM Tỉnh BR-VT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Quang Khải
Chương trình Phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
(Ban hành kèm theo Quyết định số 406/2006/QĐ-UBND ngày 08/02/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)
__________
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH TỆ NẠN MẠI DÂM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
I/ Kết quả phòng, chống tệ nạn mại dâm
Thực hiện Quyết định số 151/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005, trong thời gian qua các ban ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tích cực thực hiện các hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh đạt một số kết quả như sau:
1. Công tác chỉ đạo:
Công tác chỉ đạo triển khai được thực hiện tích cực cụ thể bằng việc ban hành các văn bản có nội dung chỉ đạo, thể hiện sự quan tâm sâu sát đối với tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh. Ngày 09/7/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 5347/2001/QĐ.UB về việc phê duyệt chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 với các mục tiêu và giải pháp thực hiện. Để thực hiện các mục tiêu của chương trình, hàng năm Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, A1DS, tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh đã xây dựng kế hoạch đề ra chỉ tiêu thực hiện và giao trách nhiệm cho từng ban ngành, đoàn thể, địa phương. Đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá kết qủa phòng chống tệ nạn mại dâm của các Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục vận động:
Công tác tuyên truyền, vận động đã được tổ chức sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Các hình thức được vận dụng phong phú, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội. 100% các địa bàn dân cư được tổ chức tuyên truyền về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, do đó đã phát huy được sức mạnh cộng đồng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm.
3. Công tác triệt phá ổ nhóm, xét xử và xử phạt các vi phạm về tệ nạn mại dâm:
- Lực lượng phòng chống tệ nạn mại dâm các cấp đã triệt phá 211 vụ mua bán dâm; Bắt giữ 892 đối tượng (trong đó có 110 đối lượng chủ chứa, môi giới, 550 gái bán dâm), xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng.
- Toà án nhân dân các cấp tổ chức xét xử 69 vụ với 97 bị cáo về các tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm; Các ngành chức năng và địa plmơng xử phạt hành chính hàng nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, karaokê, massage, vũ trường...), đình chỉ và thu hồi giấy phép kinh doanh nhiều cơ sở vi phạm Nghị định 87/CP, Nghị định 31/CP và Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
4. Công tác giáo dục, chữa trị cho gái mại dâm và xây dựng xã, phường lành mạnh.
- Trung tâm Giáo dục - lao động xã hội tiếp nhận giáo dục, chữa trị cho 531 lượt gái bán dâm và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho 138 người mại dâm hoàn luơng tại cộng đồng.
- Các địa phương thực hiện chương trình xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và phong trào xây dựng Khu phố văn hoá, Ấp văn hoá. Kết quả có 28 xã phường duy trì không có tệ nạn MD, MT (trong đó xã phường duy trì là 21 và xã phường chuyển hoá không có TNMD, MT là 07), 12 xã phường chuyển hoá mạnh, 38 xã phường chuyển biến tốt, 02 xã plurờug clura có chuyển biến tốt.
II/ Đánh giá kết quả phòng, chống tệ nạn mại dâm
Thực hiện Quyết định số 151/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đề án "Phòng, chống làm giảm tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2002 - 2005" với sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết và sát sao của thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương đã tích cực thực hiện các hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm. Do đó, từ năm 2001 đến 2005 đặc biệt trong năm 2002 và năm 2003, nhiều ổ nhóm hoạt động mại dâm đã được triệt phá, một số tụ điểm có quy mô tổ chức tinh vi tồn tại trong một thời gian dài ở các địa bàn trọng điểm đã được đấu tranh xoá bỏ. Ở một số địa bàn trọng điểm như Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, huyện Long Điền tình hình tệ nạn mại dâm đã giảm nhiều so với trước năm 2000. Do đó tuy tình hình tệ nạn mại dâm trong những năm qua có những diễn biến phức tạp nhưng do đấu tranh mạnh mẽ, thường xuyên, có trọng điểm nên cơ bản tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh đã được ngăn chặn và đẩy lùi ở một số địa phương.
III/ Những khó khăn tồn tại, nguyên nhân
1. Khó khăn, tồn tại:
- Tệ nạn mại dâm ngày càng được tổ chức tinh vi, bố trí liên kết chặt chẽ và có sự thỏa thuận giữa chủ chứa, khách mua dâm và gái bán đâm nên trong công tác đấu tranh ngày càng khó khăn hơn và khi phát hiện việc xử lý còn chậm và chưa triệt để nên hiệu quả công tác đấu tranh chưa cao. Một số gái mại dâm có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, theo Điều 98 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, do đó nhiều đối tượng có điều kiện tái phạm hầu hết thuộc thành phần gái đứng đường gây khó khăn cho việc xử lý.
- Pháp lệnh phòng chống mại dâm đã ban hành, tuy nhiên quy định về hành vi bán dâm rất cụ thể như phải có hành vi giao cấu. Do đó việc phát hiện quả tang càng thêm khó khăn hơn và nhiều hành vi có tính chất như mại dâm xảy ra ở các cơ sở Massage, Karaokê chưa được xử lý triệt để theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
- Hiện nay một số cơ sở hoạt động xông hơi xoa bóp (vật lý trị liệu) đã có hiện tượng hoạt động mại dâm hoặc gọi gái từ ngoài vào khi khách có nhu cầu mua dâm. Bên cạnh đó, tình hình một số cơ sở kinh doanh "Karaokê gia đình" (không đăng ký tiếp viên nữ) nhưng nếu khách có nhu cầu thì sẽ gọi gái từ nơi khác đến phục vụ. Hiện tượng này đang có xu hướng phát triển và gây khó khăn trong công tác quản lý.
- Trong cơ chế thị trường, một bộ phận dân cư suy thoái đạo đức xem hoạt động mại dâm là một nghề nghiệp để sinh sống. Do đó họ cố tình dùng mọi thủ đọan, hình thức trá hình trong kinh doanh nhằm tổ chức hoạt động mại dâm. Bên cạnh đó tình trạng gái mại dâm chuyển sang hoạt động độc lập (gái gọi), nên việc phát hiện đấu tranh triệt phá cũng ngày càng khó khăn.
- Việc xử lý các vụ tổ chức mua bán dâm còn nặng về hành chính, số vụ được đưa ra xét xử còn ít. Tình hình xử lý người mua dâm chưa có chế tài nghiêm khắc, thiếu triệt để nên chưa có tính răn đe giáo dục cao.
2. Nguyên nhân:
- Công tác phối hợp triển khai giữa các ngành, các cấp tại một số địa bàn còn thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên do cấp ủy và chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là cấp xã, phường. Bên cạnh đó, mặc dù Chương trình hành động phòng chống tệ nạn mại dâm của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ chủ trương, quan điểm của nhà nước về công tác phòng chổng tệ nạn mại dâm, tuy nhiên vẫn còn những cán bộ có tư tưởng hoài nghi về kết quả cuộc đấu tranh, dẫn đến việc tổ chức triển khai, phối hợp thực hiện chưa được tích cực, thường xuyên, thiếu biện pháp kiên quyết trong việc xử lý vi phạm.
- Pháp lệnh phòng chống mại dâm chậm ban hành, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể; Việc quy định về điều kiện đăng ký số tiếp viên nữ làm việc tại các cơ sở Karaokê, nhà hàng chưa có hướng dẫn...gây trở ngại cho các cơ quan chức năng khi thực hiện công tác.
- Đội ngũ cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội cấp (huyện, thị, thành phố), xã (phường, thị trấn) kiêm nhiệm nhiều công tác khác của ngành, địa phương nên ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống mại dâm tại địa phương.
- Do siêu lợi nhuận, những chủ chứa, môi giới mại dâm bất chấp pháp luật tìm mọi thủ đoạn để tổ chức hoạt động mại dâm. Bên cạnh đó, một bộ phận nữ thanh niên lười lao động, bị tha hoá và tự nguyện bán dâm.
- Công tác quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ, nhiều đơn vị có cơ sở cho tư nhân thuê để kinh doanh nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát nên đã để tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở.
Phần thứ hai
NỘI DUNG, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
I/ Mục tiêu Chương trình Phòng, chống tệ nạn mại dâm
1. Mục tiêu chung:
Phòng ngừa, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn mại dâm. Đối với những địa bàn chưa có tệ nạn mại dâm thì không để phát sinh mại dâm; đối với những địa bàn có tệ nạn mại dâm nhưng chưa nghiêm trọng thì tích cực đấu tranh xoá bỏ tệ nạn mại dâm; đối với những địa bàn có tệ nạn mại dâm nghiêm trọng thì kiên quyết đấu tranh để giảm cơ bản tệ nạn mại dâm.
2. Mục tiêu cụ thể:
a/ Từ năm 2006 - 2008:
- Ngăn chặn phát sinh, tiếp tục giảm 30% số đối tượng gái mại dâm hiện có.
- Giảm cơ bản cơ sở kinh doanh, dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ...) vi phạm tệ nạn mại dâm, tổ chức kinh doanh mại dâm trá hình hoặc kinh doanh thiếu lành mạnh vi phạm các quy định của pháp luật.
- Ngăn chặn và kịp thời xoá bỏ tệ nạn mại dâm vùng sâu, vùng xa. Đấu tranh giảm tệ nạn mại dâm ở các địa bàn trọng điểm; triệt phá các tụ điểm, đuờng dây tổ chức mua bán dâm trẻ vị thành niên.
b/ Từ năm 2009 - 2010:
- Tiếp tục giảm số tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa bàn trọng điểm.
- Xây dựng 70% xã (phừơng, thị trấn) lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT- UBTƯMTTQVN ngày 17/11/2005 về Quy định và hướng dẫn nội dung hoạt động, phân loại, đánh giá công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
II/ Nội dung của chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm
1. Tuyên truyền, giáo dục về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và các văn bản có liên quan.
2. Điều tra, thống kê số cơ sở kinh doanh, dịch vụ văn hoá có nguy cơ vi phạm tệ nạn mại dâm và số lao động nữ làm việc lại các cơ sở có nghi vấn tham gia hoạt động mại dâm.
3. Kiểm tra, thanh tra, triệt phá các tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm các tội phạm về mại dâm.
4. Giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề, lạo việc làm cho đối tượng bán dâm; Thực hiện hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho người mại dâm hoàn lương và tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo cho nhóm đối lượng có nguy cơ cao.
5. Thực hiện chương trình xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma tuý gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", phong trào xây dựng Khu phố văn hoá, Ấp văn hoá, phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS.
6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội của các ngành và địa phương.
IV/ Các giải pháp trọng tâm
1/ Về công tác chỉ đạo
Tăng cường hoạt động chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống mại dâm và tiến hành đánh giá kết quả đạt được của các Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm các cấp. Nâng cao vai trò lãnh đạo, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa plurơng cơ sở về tình hình tệ nạn mại dâm tại địa phương được quản lý.
2. Về công tác tuyên truyền - giáo dục
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền - giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống mại dâm. Chú trọng giáo dục chiều sâu đặc biệt là vai trò gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và phòng chống mại dâm nói riêng. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức công đoàn trong việc tuyên truyền phổ biến các văn bản về phòng chống mại dâm của Trung ương và địa phương; tổ chức các cuộc thi tỉm hiểu về Pháp lệnh phòng chống mại dâm trong các tầng lớp nhân dân.
3. Về quàn lý nhà nước
Tăng cường công tác quản lý nhà nước cụ thể là quản lý chặt chẽ việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, đăng ký nhà trọ, nhà nghỉ ở các địa bàn. Đối với các cơ sở cho thuê kinh doanh, chủ cơ sở phải cam kết với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chức năng không để tệ nạn mại dâm xảy ra tại cơ sở. Các cơ quan chức năng, Đội kiểm tra liên ngành tích cực thực hiện công tác quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở nhà hàng, khách sạn, karaokê, massage, cà phê giải khát, hớt tóc thư giãn...nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh, vi phạm tệ nạn mại dâm. Đồng thời soát xét chặt chẽ về nhân thân của những ngưừi đứng tên xin đăng ký kinh doanh đối với các loại hình kinh doanh dễ dẫn đến tệ nạn mại dâm.
4. Về đẩu tranh triệt phá tụ điềm, xử lý vi phạm
Tăng cường công tác điều tra, triệt phá các tụ điểm, đường dây hoạt động mại dâm. Tiếp tục giải quyết dứt điểm tình hình mại dâm ở các địa bàn giáp ranh, địa bàn vùng sâu, vùng xa. Kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm tệ nạn mại dâm đặc biệt là các đối tượng chủ chứa, môi giới. Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện và tố giác các hành vi có liên quan đến mại dâm.
5. Về xây dựng xã phường lành mạnh
Đẩy mạnh công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma tuý theo Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTƯMTTQVN ngày 17/11/2005 gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" và chương trình xây dựng Khu phố, ấp văn hoá, đồng thời kiên quyết quản lý giữ vững các địa bàn chưa phát sinh tệ nạn mại dâm. Tích cực thực hiện công tác giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tạo việc làm cho người mại dâm hoàn lương tại cộng đồng.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I/ Trách nhiệm của các ngành, các cấp:
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm hàng năm của giai đoạn 2006 - 2010 trình Ban chi đạo phòng chống tội phạm, AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể chức năng thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001- 2005 tại các địa phương huyện, thị, thành phố. Đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá kết quả thực hiện đề án "Phòng, chống - giảm tệ nạn mại dâm" giai đoạn 2002 - 2005 của tỉnh vào cuối năm 2005.
- Phối hợp lực lượng công an các cấp tổ chức triệt phá các tụ điểm, đường dây hoạt động mại dâm; truy quét thu gom gái mại dâm đứng đường nhằm làm trong sạch địa bàn. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực lao động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ có sừ dụng lao động nữ.
- Định kỳ hảng quý, năm tổng hợp kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm của toàn tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và đề xuất các hướng giải quyết đối với tình hình mại dâm trên địa bàn.
2. Công an tỉnh
- Chủ động có kế hoạch đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm. Tập trung lực lượng xoá bỏ các tụ điểm mại dâm gây bức xúc trong xã hội, giải quyết dứt điểm tình hình tệ nạn mại dâm ở các khu vực giáp ranh và địa bàn vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý các đối tượng tạm trú, tạm vắng đặc biệt các tiếp viên nữ. Đối với các chủ cơ sở kinh doanh phải có biện pháp quản lý, kiểm tra chặt chẽ hình thức hoạt động kinh doanh, phát hiện và xử lý nghiêm các chủ cơ sở cố tình vi phạm và tái phạm theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
- Phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra, thống kê tình hình số lao động nữ, các cơ sở có nghi vấn hoạt động mại dâm; Thực hiện công tác quản lý giữ vững địa bàn và phối hợp quản lý giáo dục người mại dâm hoàn lương tại xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Toà án nhân dân, nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ truy tố các đối tượng phạm tội mại đâm. Đối với các vi phạm được xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thông báo cho các cơ quan hữu quan, UBND phường (xã, thị trấn) nơi đối tượng cư trú biết để cùng phối hợp trong công tác theo dõi quản lý.
3. Sở Văn hoá - Thông tin
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền, xây dựng các chương trình thông tin lưu động; Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về chủ trương, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống mại dâm bằng các hình thức đa dạng, sinh động trong các tầng lớp nhân dân.
- Củng cố tổ chức hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành 814 các cấp; xây dựng quy chế phối hợp với các ngành liên quan như Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Y tế … trong việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa.
- Kiên quyết áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hành nghề, xử phạt nghiêm các cơ sở hoạt động văn hóa vi phạm tệ nạn mại dâm hoặc kinh doanh có biểu hiện tiêu cực xâm hại bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục, vi phạm Nghi định 87, 31/CP, Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ
4. Sở Y tế
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra điều kiện hành nghề, tình hình hoạt động của các cơ sở hành nghề xông hơi xoa bóp, vật lý trị liệu trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chăm sóc, tư vấn phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng mại dâm bị nhiễm H1V/AIDS và nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại cộng đồng.
5, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tímoitg mại, Du lịch
- Thẩm tra chặt chẽ loại hình và điều kiện kinh doanh trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng có gắn với các dịch vụ hoạt động văn hóa, ăn uống như Karaoke, massage, vũ trường, cà phê giải khát...Kiên quyết không cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các chủ cơ sở đã bị rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do vi phạm tệ nạn mại dâm, đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng Cục Du lịch) tước quyền sử dụng giấy phép hoặc thu hồi Quyết định hạng sao đối với các khách sạn có hành vi tham gia hoạt động mại dâm.
- Phối hợp các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Văn hoá - Thông tin... thực hiện công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đặc biệt các cơ sở kinh doanh các hoạt động có nguy cơ dẫn đến tệ nạn mại dâm như nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, karaoke, cà phê giải khát...
6. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tích cực thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm trên cả nước và trong tỉnh. Phản ánh kịp thời, kết quả triệt phá các đường dây, tụ điểm mại dâm của lực lượng phòng chống mại dâm các cấp, đặc biệt là các tụ điểm mại dâm phức tạp gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống tệ nạn mại dâm đồng thời phản ảnh những địa phương còn để tệ nạn mại dâm phát sinh và phát triển.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm vả lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác tại địa phương. Đặc biệt đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền địa phương cấp cơ sở đối với kết quả phòng, phòng, chống tệ nạn mại dâm của địa phương.
- Thực hiện công tác thống kê định kỳ hàng năm về số đối tượng nghi vấn là gái mại dâm trên địa bàn; số cơ sở kinh doanh, dịch vụ và số lao động nữ làm việc tại các cơ sở có nguy cơ phát sinh tệ nạn mại dâm.
- Đẩy mạnh công tác quản lý giữ vững địa bàn, xây dựng chuyển hoá xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma tuý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý địa bàn, ngăn chặn phát sinh đối tượng mới. Tạo điều kiện thuận lợi giới thiệu và giải quyết việc làm cho người mại dâm đã hoàn lương nhằm giảm tình hình tệ nạn mại dâm tại địa plurơng.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân các cấp tăng cường công tác kiểm sát, điều tra, xét xử nghiêm minh các vụ án tổ chức chứa, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên. Tổ chức xét xử lưu động những vụ án mại dâm điển hình, gây bức xúc trong nhân dân nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm.
- Đề nghị UB Mặt trận tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Liên đoàn Lao động, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân về phòng chống tệ nạn mại dâm; Vận động các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia phát hiện, tố giác các hành vi liên quan đến tệ nạn mại dâm và phối hợp các ngành chức năng cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ những người mại dâm hoàn lương và các đối tựơng có nguy cơ cao. Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" gắn với chương trình xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm. ma tuý.
II/Kinh phí thực hiện chương trình:
Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Tỉnh được bố trí từ các nguồn sau:
1. Ngân sách Trung ương: hàng năm Chính phủ dành một khoản kinh phí để thực hiện, hỗ trợ có mục tiêu cho các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình.
2. Ngân sách địa phương: hàng năm địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách cho các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm, kết hợp lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn.
Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 trên toàn tỉnh là: 7.940.000.000 đồng (bảy tỷ chín trăm bốn mươi triệu đồng)
Giao cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch-đầu tư phối hợp với sở Lao động-thirưng binh xã hội hàng năm có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng kinh phí và có ý kiến đề xuất trình ƯBND Tỉnh.
3. Các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình; Chủ động xây dựng kế hoạch giai đoạn, từng năm để thực hiện chương trình một cách phù hợp, có hiệu quả./.