• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 02/11/2015
CHÍNH PHỦ
Số: 75/2015/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 9 tháng 9 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, GẮN VỚI CHÍNH SÁCHGIẢM NGHÈO NHANH, BỀN VỮNG VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2015 -2020

___________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chínhphủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triểnrừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định về cơchế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng,gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểusố giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ chế,chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng,phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèonhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểusố, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núitheo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạtđộng bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ,khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đấtquy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.

2. Cộng đồng dân cư thôn được giaorừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 LuậtĐất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III)thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thựchiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:

a) Diện tích rừng Nhà nước giao choBan quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;

b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ làrừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;

c) Diện tích rừng chưa giao, chưa chothuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhândân cấp xã) quản lý.

2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:

a) Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồngdân cư thôn quy định tại Khoản 1, 2, Điều 2 của Nghị định này;

b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điềunày tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.

3. Quyền lợi và trách nhiệm của ngườinhận khoán:

a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;

b) Được hưởng lợi từ rừng và thựchiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của ngườigiao khoán:

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặcdụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dâncấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện tráchnhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triểnrừng;

b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra,giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3của Điều này cho đối tượng nhận khoán.

Điều 4. Hỗ trợbảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung

1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ vàrừng sản xuất là rừng tự nhiên.

2. Đối tượng được hỗ trợ:

a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng đượcgiao có trồng bổ sung;

b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tạiKhoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.

3. Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000đồng/ha/năm;

b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗtrợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợcụ thể phù hợp với điều kiện thực tế củađịa phương.

4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộgia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanhnuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 5. Hỗ trợtrồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

1. Diện tích đất lâm nghiệp được quyhoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗtrợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ,cây lâm sản ngoài gỗ.

2. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân côngbằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinhdoanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợcụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thiết kế - dự toán.

3. Quyền lợi và trách nhiệm của hộgia đình được hưởng chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định củapháp luật hiện hành.

Điều 6. Hỗ trợtrồng rừng phòng hộ

Diện tích đất lâm nghiệp được quyhoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình thi được Nhà nước cấp kinhphí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợitừ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 7. Trợ cấpgạo trồng rừng thay thế nương rẫy

Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừngquy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tươngứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưatự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp,nhưng tối đa không quá 7 năm.

Điều 8. Chínhsách tín dụng

1. Căn cứ thiết kế - dự toán trồngrừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định tại Điều 5 của Nghị định này để trồngrừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chínhsách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không cótài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại như sau:

- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000đồng/ha.

- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đếnkhi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá20 năm.

Mức vay và thời gian vay cụ thể dongân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này.Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính.

2. Cho vay phát triển chăn nuôi:

Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều2 của Nghị định này được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Việt Nam cho vay không có tài sản bảo đảm để chăn nuôitrâu, bò, gia súc khác như sau:

- Hạn mức vay: Tối đa 50.000.000 đồng.

- Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm.

Mức vay và thời gian vay cụ thể dongân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này.

3. Lãi suất và hỗ trợ lãi suất vay:

a) Hộ gia đình được vay theo quy địnhtại Khoản 1 và 2 Điều này với mức lãi suất là 1,2%/năm;

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lãisuất tiền vay còn lại.

4. Cơ cấu lại nợ và xử lý rủi ro:Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Điều 9. Nguồn vốnthực hiện chính sách

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo cáckhoản chi quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Nghị định này và được bốtrí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng, phân bổ như sau:

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100%kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh QuảngNgãi;

b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50%kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về Trung ương dưới50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% nhu cầu kinh phí;

c) Các địa phương còn lại sử dụngngân sách địa phương thực hiện.

2. Ngân sách trung ương thực hiện cấphỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Điều 10. Tráchnhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, đề xuất biện pháp xử lý vàtháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáoThủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;

b) Hướng dẫn thực hiện Nghị định nàytheo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;

c) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáoChính phủ hàng năm.

2. Ủy ban Dân tộc

Quyết định công nhận các thôn đặcbiệt khó khăn, xã khu vực II, III vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 -2020 theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tàichính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trívốn đầu tư phát triển theo kế hoạch 05 năm và hàng năm để thực hiện Nghị địnhnày.

4. Bộ Tài chính

a) Bố trí ngân sách thực hiện cácchính sách quy định tại Nghị định này;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp phát,quản lý và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ quy định tại Nghị định này;

c) Hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suấtthực hiện chính sách tín dụng quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống Ngânhàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay đầu tư trồng rừng sản xuất, chăn nuôi quy địnhtại Điều 8 Nghị định này;

b) Kiểm tra, giám sát, xử lý và tháogỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

6. Các Bộ, ngành có liên quan trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 11. Tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thựchiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cơchế, chính sách quy định tại Nghị định này ở địa phương.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã điều tra thực tế, xác định xãcó điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc vàmiền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Dân tộc để xem xét và quyết định côngnhận; rà soát, công nhận hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội.

3. Hướng dẫn xác định loài cây trồng,vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ,cho vay; chỉ đạo xây dựng, ban hành định mức về giống, phân bón, nhân công cụthể cho từng loại cây trồng trên địa bàn; hướng dẫn lập thiết kế - dự toánkhoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.

Điều 12. Hiệulực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 02 tháng 11 năm 2015.

2. Trong trường hợp có nhiều cơ chế,chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.

3. Sau năm 2020, việc trợ cấp gạotheo Điều 7 Nghị định này vẫn được thực hiện tiếp và không quá 7 năm theo quyđịnh; hợp đồng cho vay tín dụng giữa ngân hàng và hộ gia đình để trồng rừng,chăn nuôi quy định tại Điều 8 Nghị định này được tiếp tục thực hiện cho đến khikết thúc hợp đồng.

Điều 13. Tráchnhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạmvi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Nghị địnhnày./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.