• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/01/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 02/12/2019
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 03/2006/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 4 tháng 1 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các Ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên đia bàn tỉnh

__________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa (sửa đổi) ngày 24/12/1999;

Căn cứ Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ qui định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại tờ trình số: 611/TTr-SKHCN ngày 26/12/2005 về việc xin phê duyệt triển khai thực hiện Nghị định 179/2004/NĐ-CP,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các Ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phám, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ;

Điều 3. Các ông(bà) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

                                                                                                                          TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                         KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                                                        PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                                                                           Hồ Văn Niên

 

 

 

QUY ĐỊNH

Phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các Ngành,

các cấp trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,

hàng hóa trên đia bàn tỉnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 04/01/2006

của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

_________

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường.

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa dài hạn 5 năm, hàng năm.

2. Ban hành các văn bản; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa của trung ương và của tỉnh.

3. Chỉ đạo và hướng dẫn việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCN); Tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT). Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS).

4. Quản lý các hoạt động: chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hệ thống quản lý; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn (TCVN, TCN, TCQT); phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức giám định/thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại tỉnh theo phân cấp.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

7. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

8. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

 

Điều 4. Sở Khoa học - Công nghệ là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. Tổng hợp và báo cáo với UBND tỉnh việc thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị chuyên ngành và UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học - Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực này.

UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa học - Công nghệ và các Sở chuyên ngành.

Điều 5. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa đặc thù như sau:

1. Sở Y tế:

Các loại nguyên liệu để làm thuốc và các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế; các loại vật tư vệ sinh, trang thiết bị y tế, xà phòng và hóa chất gia dụng, phấn rôm, thuốc đánh răng, mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm, nước ăn uống, nước sinh hoạt và các sản phẩm hàng hóa liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người theo quy định của Bộ Y tế.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Giống cây trồng, giống vật nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi; thức ăn chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y; phân bón; chất bảo quản sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và chất lượng công trình thủy lợi.

3. Sở Thủy sản:

Hàng hóa thực phẩm thủy sản xuất khẩu, giống thủy sản, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản; các loại vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; ngư lưới, dụng cụ đánh bắt thủy sản; các thiết bị đòi hỏi yêu câu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản.

4. Sở Giao thông Vận tải:

- Các công trình hạ tầng giao thông

- Phương tiện giao thông cơ giới và các thiết bị liên quan đến an toàn cho người và phương tiện giao thông vận tải đường bộ và đường thủy; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng: Container, nồi hơi, bình chịu áp lực và thiết bị chuyên dùng khác sử dụng trong giao thông đường bộ, đường sông và hàng hải.

- Các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

5. Sở Xây dựng:

- Công trình xây dựng của địa phương theo sự phân cấp, phân công của Bộ Xây dựng và của tỉnh. Phối hợp với các Sở chuyên ngành trong việc quản lý về chất lượng các công trình chuyên ngành.

- Các sản phẩm, hàng hóa làm vật liệu xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng.

6. Sở Công nghiệp:

Điện năng, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho công nghiệp và tiêu dùng; các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng sử dụng trong thăm dò, khai thác mỏ và luyện kim; các thiết bị sản xuất hóa chất, vật liệu nổ; các thiết bị sản xuất trong công nghiệp chế biến thực phẩm (thuộc danh mục Bộ Công nghiệp quy định).

7. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:

Các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn đối với công trình vui chơi công cộng (thuộc danh mục do Bộ Lao động -Thương binh Xã hội và Bộ Y tế quy định).

8. Sở Bưu chính Viễn thông:

Mạng lưới, công trình, sản phẩm, hàng hóa, phương tiện, thiết bị, dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.

9. Sở Văn hóa - Thông tin:

- Quản lý nội dung và giá trị nghệ thuật các công trình văn hóa (tượng đài, tranh hoành tráng, cụm cổ động chính trị - xã hội...)

- Các sản phẩm văn hóa do ngành làm ra (các loại nhạc cụ, băng đĩa ca nhạc, sân khấu, điện ảnh, tranh, tượng,..)

- Các sản phẩm, hàng hóa liên quan đến lĩnh vực văn hóa - thông tin.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Các sản phâm về đo đạc bản đồ và tài nguyên nước, khoáng sản; sản phẩm điều tra cơ bản và dự báo về tài nguyên môi trường; các thành phần môi trường như: đất, nước, không khí và các sản phẩm, hàng hóa có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường.

11. Sở Thưong mại:

- Quản lý chất lượng các dịch vụ thương mại và thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.

- Chi cục quản lý thị trường là cơ quan chức năng trực thuộc Sở Thương mại thực hiện việc kiểm tra và phối hợp với các ngành trong việc kiểm tra xử lý các hành vi sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chât lượng.

12. Cục Hải quan:

Quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục do các Bộ, Ngành quy định. Đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục quản lý nhà nuớc về chất lượng, cơ quan Hải quan chỉ tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục hải quan và thông quan khi Chủ hàng đã cung cấp hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hoặc thông báo miễn kiểm tra chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

13. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Quản lý về chất lượng dụng cụ học tập, đồ dùng dạy học, thiết bị kỹ thuật dùng trong nhà trường, sách giáo khoa, sách nghiên cứu, sách khoa học kỹ thuật.

14. Sở Thể dục Thể thao:

Công trình thể dục thể thao; trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho luyện tập và thi đấu.

15. Sở Tài chính

Các sản phẩm liên quan đến dự trữ quốc gia, kinh doanh xổ số, hoạt động chứng khoán; các dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế, thẩm định giá, hải quan.

16. Ngân hàng nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Quản lý tiền tệ, hoạt động ngân hàng, các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.

17. Sở khoa học và Công nghệ:

- Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; các nguồn phóng xạ.

- Phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác (trừ các sản phẩm, hàng hóa đã nêu tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 nói trên và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia).

Điều 7. Các Sở chuyên ngành căn cứ quy định này, phạm vi trách nhiệm được phân công và các quy định khác của pháp luật có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ xây dựng văn bản hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo kiểm soát được chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của mình từ khâu định hướng sản xuất, tạo ra sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường.

Việc phân công quản lý chất lượng các sản phẩm hàng hóa đặc thù nêu trên cho các sơ ngành sẽ được điều chỉnh theo sự phân công của UBND tỉnh trong từng thời kỳ.

 

Chương III

QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

 

Điều 8. Nguyên tắc phối hợp: 

1. Các sở, ngành được phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định tại điều 5 của quy định này, nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của sở, ngành nào thì sở, ngành đó chịu trách nhiệm chủ trì trong việc tổ chức thực hiện, các sở, ngành khác có liên quan và UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã chịu trách nhiệm phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Khoa học - Công nghệ chủ trì tổ chức việc phối hợp liên ngành để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 9. Nội dung phối hợp:

1. Xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong ngành, lĩnh vực được phân công. Những vấn đề có liên quan đến các ngành khác khi xây dựng chính sách, kế hoạch, cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất.

2. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực ngành quản lý với các bên hữu quan.

3. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ, các Bộ, ngành liên quan và ƯBND tỉnh.

Điều 10. Sở Khoa học - Công nghệ là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. Có trách nhiệm và quyền hạn sau đây;

1. Về trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp xây dựng đề án quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường và hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

b) Xây dụng kế hoạch công tác quàn lý nhà nước hàng năm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi toàn tỉnh.

c) Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các huyện, thành phố, thị xã trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

d) Tổ chức kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, tổng hợp tình hình hoạt động và diễn biến chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, đồng thời thông báo các ngành, các cấp để phối hợp thực hiện.

đ) Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ trình UBND tỉnh danh mục các sản phẩm, hàng hóa của địa phương cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện.

e) Hàng năm tham mưu UBND tỉnh đánh giá, nhận xét hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các cấp, các ngành làm căn cứ xem xét danh hiệu thi đua, khen thưởng.

2. Về quyền hạn:

a) Được yêu cầu các ngành, các huyện, thành phố, thị xã cung cấp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan.

b) Đề xuất và kiến nghị UBND tỉnh những biện pháp cần thiết để chỉ đạo, điều hành về quản lý chất lượng, sản phẩm, hàng hóa giữa các ngành, các cấp.

c) Thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa định kỳ và đột xuất khi cần thiết.

d) Được đảm bảo kinh phí và phương tiện trong hoạt động phối hợp liên ngành, các hoạt động nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định hiện hành.

e) Tổ chức kiểm điểm đánh giá rút kinh nghiệm và bàn biện pháp phối hợp thực hiện với các ngành, các cấp về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tốt nhất.    

Điều 11. Các Sở, Ngành và UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã có trách nhiệm

1. Phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực hoặc tổ chức để thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa và làm đầu mối quan hệ phối hợp.

2. hàng năm xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc ngành quản lý, kế hoạch phải báo cáo UBND tỉnh va đồng thời gởi Sở Khoa học - Công nghệ để theo dõi, tổng hợp vả phối hợp.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động và diễn biến chất lượng sản phẩm hàng hóa cho UBND tỉnh, đồng thời gởi Sở Khoa học - Công nghệ để tổng hợp chung.

4. Tham dự đầy đủ các phiên hợp, hội nghị, hội thảo có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

5. Cử cán bộ tham gia, đảm bảo các điều kiện, các trang thiết bị kiểm tra thử nghiệm phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 12. Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện nhiệm vụ đầu mối, chịu trách nhiệm triển khai hướng dẫn các ngành, các cấp và tổng họp báo cáo tình hình quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Điều 13. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được xác định, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ngành, Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này./.

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hồ Văn Niên

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.