• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/06/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 02/12/2019
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 1693/2005/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 1 tháng 6 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DẨN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

V/v Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống tham nhũng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

__________________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng năm 2000;

Căn cứ Quyết định số 1150/QĐ-UB ngày 13 tháng 4 năm 2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc kiện toàn Ban chỉ đạo chống tham nhũng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại tờ trình số 401/TTr-VP ngày 24/5/2005 về việc trình dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống tham nhũng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quy chế gồm 4 Chương, 13 Điều.

Điều 2. Chánh Văn phòng ƯBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch ƯBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

                                                                        TM. UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

                                                                                              CHỦ TỊCH

 

                                                                                          Trần Minh Sanh

 

 

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG THAM NHŨNG TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

(Ban hành kèm Quyết định sổ 1693/2005/QĐ-UB ngày 01 tháng 6 năm 2005

của Ủy ban nhân dân tinh Bà Rịa - Vũng Tàu)

________________

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban chỉ đạo chống tham nhũng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (sau đây gọi chung là Ban chỉ đạo) được thành lập để giúp UBND tỉnh triển khai, tổ chức công tác đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Đảng, quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Ban chỉ đạo có Trưởng ban, Phó Trường ban Thường trực, ủy viên Thường trực và các thành viên.

Giúp việc cho Ban chỉ đạo có Tổ chuyên viên do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo.

1 .Chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng ở địa phương; Điều phối mối quan hệ phối kết hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Tỉnh ủy;

2. Chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tại địa phương. Yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo việc thanh tra, điều tra, kiểm sát, xử lý các vụ việc tham nhũng lớn, phức tạp;

3. Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống tham nhũng ở địa phương báo cáo cấp có thẩm quyền; Kiến nghị với cấp có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chông tham nhũng;

4. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại, tố cáo, phản ánh về tham nhũng.

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

Điều 3. Trách nhiệm của Trưởng ban chỉ đạo.

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm;

- Chỉ đạo Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động chống tham nhũng giữa các ngành, các cấp;

Điều phối mối quan hệ kết hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Tỉnh ủy trong hoạt động phòng, chống tham nhũng;

- Chỉ đạo xử lý vụ việc tham nhũng, những cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng;

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Ban chỉ đạo; cho ý kiến cuối cùng về nội dung các vấn đề mà các thành viên Ban chỉ đạo đã thảo luận và đề xuất, kiến nghị. Khi cần thiết triệu tập lãnh đạo các cơ quan và cá nhân có liên quan tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo và kết luận các vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này;

- Phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng Ban chỉ đạo và từng thành viên của Ban chỉ đạo; Tổ chức phối họp hoạt động giữa các thành viên của Ban chỉ đạo, giữa Ban chỉ đạo với Thủ trưởng các ngành, các cấp để thực hiện nhiệm vụ đâu tranh phòng, chống tham nhũng; Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao cho các thành viên của Ban chỉ đạo.

Điều 4. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thường trực.

- Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo; Thay mặt Trưởng ban chỉ đạo khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được ủy quyền; Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban chỉ đạo về nhiệm vụ được giao;

- Đề xuất, chuẩn bị chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo; tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban chỉ đạo;

- Chuẩn bị các báo cáo của Ban chỉ đạo báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; Truyền đạt ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo đến các ngành, các cấp có liên quan đến công tác chống tham nhũng;

- Dự thảo các văn bản của Ban chỉ đạo để báo cáo cấp có thẩm quyền; Thay mặt Trưởng ban quan hệ công tác với các ngành, các cấp khi được phân công;

- Trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày của Ban chỉ đạo và điều hành Tổ chuyên viên giúp việc của Ban chỉ đạo.

Điều 5. Trách nhiệm của ủy viên Thường trực.

- Theo dõi, chỉ đạo, điều hòa hoạt động phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp;

- Phối họp với Phó Ban chỉ đạo thực hiện công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo;

- Điều hành công việc thường xuyên của Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo;

- Tham mưu, đề xuất cho Trưởng ban chỉ đạo những hoạt động, biện pháp cần thiết ừong công tác đấu tranh chống tham nhũng;

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp phân công.

Điều 6. Trách nhiệm của các ủy viên Ban chỉ đạo.

- Nắm tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống tham nhũng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Thực hiện chê độ báo cáo về các hoạt động của ngành liên quan đên công tác chống tham nhũng theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng và một năm hoặc báo cáo đột xuất khi Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu (thông qua cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo).

- Thông qua hoạt động chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng trên lĩnh vực do mình phụ trách, kiến nghị với Ban chỉ đạo những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, kế hoạch, nhiệm vụ chống tham nhũng đã được thống nhất và được Trưởng ban phân công.

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban chỉ đạo và tham gia có hiệu quả vào công tác chỉ đạo chung của Ban chỉ đạo. Neu vắng mặt trong cuộc họp của Ban chỉ đạo thì phải được Trưởng ban chỉ đạo đồng ý.

- Các thành viên của Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và Trưởng ban về thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ đạo phân công.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 7. Chế độ làm việc của Ban chỉ đao.

- Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập thể. Trưởng ban quyết định trên cơ sở nhất trí giữa các ủy viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các ủy viên, ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo là ý kiến quyết định.

- Ban chỉ đạo họp theo định kỳ 2 tháng 1 lần, khi cần Trưởng ban sẽ triệu tập họp đột xuất.

- Tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả hoạt động chống tham nhũng 6 tháng và tổng kết hoạt động năm.

Điều 8. Phối hợp công tác giữa Ban chỉ đạo với các ngành, các cấp.

- Ban chỉ đạo thường xuyên phối họp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc triển khai các hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Các ngành, các cấp có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với Ban chỉ đạo những vấn đề phát sinh mà ngành mình, cấp mình phụ trách.

- Tùy theo tính chất các phiên họp của Ban chỉ đạo, các ngành, các cấp có trách nhiệm cử đại diện tham dự.

Điều 9. Phối hợp công tác giữa Ban chỉ đạo với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, ưỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Tỉnh ủy trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.

- Ban chỉ đạo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ưỷ ban Ki em tra Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Tỉnh ủy trong các hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

- Định kỳ 6 tháng, một năm Ban chỉ đạo tổ chức họp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ưỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của Tỉnh ủy để kiểm điểm, đánh giá kết quả xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được phát hiện, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra biện pháp cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng.

Điều 10. Điều kiện làm việc của Ban chỉ đạo.

- Trưởng ban sử dụng con dấu của UBND tỉnh, Phó trưởng ban sử dụng con dấu của cơ quan nơi mình công tác.

- Kinh phí phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo do Ngân sách cấp và từ các nguồn khác (nếu có), Thanh tra tỉnh có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này để phục vụ cho hoạt động của Ban chỉ đạo theo chế độ tài chính hiện hành.

Điều 11. Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo.

- Tham mưu, đề xuất giúp Ban chỉ đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại, tố cáo, phản ánh về tham nhũng và đề xuất biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tổng họp tình hình, kết quả, dự thảo báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; Xây dựng chương trình, kế hoạch, tham mưu, đề xuất các nội dung, biện pháp cần tập trung chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng. Chuẩn bị chương trình, nội dung các kỳ họp của Ban chỉ đạo.

- Tổ chuyên viên giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo. Công việc thường xuyên của Tổ chuyên viên do ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo phân công.

- Định kỳ hàng tuần giao ban để báo cáo kết quả công việc, thống nhất kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Hàng tháng, báo cáo tình hình, kết quả hoạt động cho Ban chỉ đạo.

- Tổ chuyên viên được cấp kinh phí hoạt động và các chế độ khác theo quy định hiện hành.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

Điều 13. Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu trách nhiệm triển khai  và tổ chức thực hiện Quy chế này.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Minh Sanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.