• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/04/2000
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 1619/2000/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 10 tháng 4 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

V/v Phê duyệt “chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt giai đoạn 2000-2002” Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

___________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.

Căn cứ Quyết định số 134/1999/QĐ.TTg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Phê duyệt “chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2000-2002” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2: Giao cho Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh BR-VT chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở: Lao động TBXH; Tư pháp, Y tế; GD-ĐT; VHTT; Thể dục Thể thao, Tài chính Vật giá, Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Đài PTTH Tỉnh , Báo BR-VT, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBMTTQVN Tỉnh và các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2000-2002 của Tỉnh theo tinh thần Quyết định này.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Giám đốc các sở: Lao động TBXH; Tư pháp, Y tế; Giáo dục - Đào tạo; Văn hóa Thông tin; Thể dục thể thao, Tài chính vật giá, Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án Nhân dân Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

 

                                                                                  TM. UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

                                                                                                    KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                  PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                               Nguyễn Văn Nhân

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

Hành động bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt giai đoạn 2000-2002” Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1619/2000/QĐ-UB ngày 10/4/2000 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

 

Công tác bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng đã và đang ngày càng được quan tâm của Đảng, chính quyền xã hội, điều đó được thể hiện ở các mục tiêu cụ thể trong chương trình hành động vì trẻ em hàng năm của Tỉnh và các ngành các cấp.

Đến nay toàn Tỉnh với các loại hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em như: Lớp tình thương, lớp vừa học vừa làm, mái ấm, văn phòng tư vấn trẻ em v.v… việc quản lý, giáo dục trẻ em chưa ngoan tại cộng đồng được mở rộng và được các ngành, các đoàn thể hỗ trợ giúp đỡ việc quản lý theo Nghị định 19/CP cũng được triển khai tốt, các thành phố, thị xã và thị trấn hạn chế được trẻ em đi trường giáo dưỡng đã góp phần ngăn chặn trẻ em vi phạm pháp luật.

Trong những năm qua công tác BV, CS&GDTE ở Tỉnh BR-VT đã đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt nhận thức tư tưởng, về tổ chức và những kết quả cải thiện tình hình trẻ em. Tuy nhiên thực trạng vẫn còn là vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Hiện nay Tỉnh có khoảng 1.000 trẻ em lao động sớm, gần 100 em lang thang không nơi nương tựa, 345 trẻ em làm trái pháp luật, 50 em giáo dục tại trường giáo dưỡng, trẻ em bị xâm hại tình dục vẫn còn xảy ra và tình trạng trẻ hút hít hêroin có xu hướng tăng.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói trên phần lớn bị nhiều thiệt thòi cần được các ngành, các cấp quan tâm, bảo vệ và chăm sóc kịp thời ngăn chặn những nguy cơ bị xâm hại và những ảnh hưởng đến môi trường.

Để thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ.TTg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002. Ủy ban nhân dân Tỉnh BR-VT đề ra các mục tiêu, các giải pháp và kế hoạch hành động cụ thể như sau:

I. CÁC MỤC TIÊU VÀ BIỆN PHÁP

1. Mục tiêu chung:

Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giải quyết cơ bản vào năm 2002 tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và độc hại, trẻ em bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, trẻ em vi phạm pháp luật trên địa bàn Tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a/ Đối với trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự, xâm hại tình dục đặc biệt vì mục đích thương mại:

Năm 2000 giảm ít nhất 30% (so với năm 1999) các vụ việc có liên quan xâm hại đến trẻ em đặc biệt vì mục đích thương mại. Tiến tới năm 2002 giảm 80% (so với năm 1999)

Bin pháp:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan trẻ em đến toàn xã hội và một số thông tin phòng ngừa cần thiết cho trẻ em.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc có liên quan đến việc xâm hại nhân phẩm, sức khỏe, tình dục của trẻ em, việc bắt cóc và mua bán trẻ em.

b/ Đối với trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại.

Năm 2000 giảm ít nhất 20% (so với năm 1999) trẻ em thuộc đối tượng này. Tiến tới năm 2000 giải quyết cơ bản (giảm 80% so với năm 1999)

Bin pháp:

- Kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng lao động trẻ em, yêu cầu đúng luật pháp qui định.

- Hạn chế tình trạng trẻ em kiếm sống ở bãi rác, lượm ve chai, đi ăn xin. Phối hợp chặt chẽ các địa phương có trẻ em đối tượng này vận động gia đình quan tâm và tìm việc làm phù hợp cho các em.

- Mở rộng các loại hình: Mái ấm, lớp vừa học vừa làm cho trẻ em lang thang, trẻ em có nguy cơ lang thang để thu hút trẻ em đối tượng này và đưa các em hồi gia.

c/ Đối với trẻ em sử dụng ma túy

Năm 2000 giảm ít nhất 30% trẻ em so với năm 1999. Tiến tới năm 2002 giảm 80% so với năm 1999

Biện pháp:

- Phát hiện, xử lý triệt để các đường dây mua bán ma túy có sử dụng và liên quan đến trẻ em.

- Có chế độ chính sách chữa trị cho trẻ em nghiện ma túy thuộc diện gia đình nghèo.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn với nhiều hình thức cho gia đình, cá nhân những qui định của luật pháp về phòng chống ma túy. Đặc biệt trong trường học và khu dân cư

d/ Đối với trẻ em vi phạm pháp luật:

Năm 2000 giảm ít nhất 30% trẻ em so với năm 1999. Tiến tới năm 2002 giảm 80% so với năm 1999.

Biện pháp:

- Xây dựng phát triển, nhân rộng các mô hình giáo dục trẻ em chưa ngoan tại cộng đồng như: Phong trào “Người lớn gương mẫu - trẻ em chăm ngoan”

- Đẩy mạnh hoạt động các tụ điểm sinh hoạt thiếu nhi, nhà văn hóa thiếu nhi, hoạt động đoàn đội, các câu lạc bộ năng khiếu v.v...

- Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm, ở các nhóm đối tượng có nguy cơ phạm luật.

II . CÁC ĐỀ ÁN CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Đề án 1: Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống và bị lạm dụng sức lao động, chủ đề án: Sở Lao động TBXH

Đề án 2: Phòng ngừa trẻ em bị xâm hại nhân phẩm, danh dự, trẻ em bị xâm hại tình dục, đặc biệt vì mục đích thương mại, chủ đề án: Sở Lao động TBXH.

Đề án 3: Phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy trong trẻ em, chủ đề án Công an Tỉnh

Đề án 4: Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi trẻ em. Chủ đề án Công an Tỉnh

Đề án 5: Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục tư vấn với nhiều hình thức cho gia đình và cộng đồng về BV,CS & GDTE có hoàn cảnh đặc biệt.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Phân công trách nhiệm cho từng ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai thực hiện chương trình, cân đối kế hoạch, ngân sách hàng năm cho các hoạt động, có kế hoạch kiểm tra giám sát thực hiện. Trong quá trình thực hiện UBND tỉnh xem xét ban hành các văn bản pháp qui tạo cơ sở pháp lý cho các ngành thực hiện tốt chương trình này.

2. UBND các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại quyền trẻ em tại địa phương.

3. Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, tổ chức chiến dịch truyền thông chống xâm hại trẻ em, trang bị kiến thức cho gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục, phòng chống các tệ nạn xâm hại trẻ em đặc biệt là trẻ em gái.

4. Lồng ghép các mục tiêu chương trình này vào các chương trình quốc gia như: Xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội v.v... xây dựng và củng cố các mô hình giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

5. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào các công tác BVCSTE, xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở xã, phường vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân chăm sóc bảo vệ trẻ em. Tăng cường quản lý giáo dục trẻ em chưa ngoan trên địa bàn dân cư.

6. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ, cộng tác viên tham gia chưong trình.

7. Tăng cường nguồn lực cho chương trình thông qua cân đối ngân sách các chương trình quốc gia, xây dựng quỹ BVTE, vận động đóng góp của cá nhân tập thể trong và ngoài nước v.v... ngân sách Nhà nước bổ sung hợp lý cho các hoạt động cần thiết để thực hiện chương trình.

IV. PHÂN CỔNG TRÁCH NHIỆM

1. Ủy ban BV&CSTE Tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan thực hiện và đôn đốc các đề án.

- Phối hợp Sở Lao dộng TB - XH đề xuất các chính sách về bảo vệ trẻ em.

- Tăng cường nguồn lực cho chương trình thông qua kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, cộng tác viên

- Khảo sát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Sở Lao động -TBXH:

- Phối hợp với UB.BV&CSTE Tỉnh điều tra nắm chắc số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Xây dựng qui chế quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Đề xuất chính sách đối với trẻ em thuộc đối tượng này và cán bộ làm công tác tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ em lang thang.

- Tổ chức cai nghiện, hướng nghiệp, dạy nghề tạo việc làm cho trẻ thuộc dạng có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ sau khi đi trường giáo dưỡng trở về tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

3. Công an Tỉnh:

- Điều tra, truy tố, xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm quyền trẻ em đặc biệt các vụ án điểm tuyên truyền công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

- Phối hợp với UB.MTTQ, các đoàn thể giúp đỡ, giáo dục chuyển hóa các gia đình không gương mẫu vi phạm quyền trẻ em, tăng cường quản lý giáo dục trẻ chưa ngoan, trẻ em vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư và trong trại, trường

- Xây dựng qui trình về quản lý, giáo dục phòng ngừa trẻ em phạm tội trên địa bàn dân cư.

4. Sở Kế hoạch – Đầu tư:

Bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm cho chương trình, chủ trì phối hợp với UB.BV & CSTE xây dựng kế hoạch triển khai đề án, huy động các nguồn lực khác hỗ trợ cho chương trình.

5. Sở Tài Chính - Vật giá:

Xem xét dành tỷ lệ kinh phí thỏa đáng, phù hợp cho việc thực hiện chương trình này

6. Sở Tư pháp:

Phối hợp cùng các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ trẻ em, các luật có liên quan như: Luật BV, cs & GDTE, luật giao thông, Bộ luật lao động , Bộ luật hình sự v.v...

7. Sở VH-TT, Đài PT- TH, báo địa phương :

- Tuyên truyền, lên án hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa tác động xấu vào trẻ em.

- Tuyên truyền các luật và văn bản liên quan dến việc bảo vệ trẻ em, tuyên truyền gương điển hình (người lớn và trẻ em) tham gia thực hiện và bảo vệ trẻ em, đồng thời phê phán việc làm có hại cho sự phát triển toàn diện trẻ em.

- Tích cực xây dựng chuyên mục vì trẻ em, đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phục vụ trẻ em.

8. Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Đưa nội dung giáo dục pháp luật và phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm vào các chương trình chính khóa và ngoại khóa.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng chính sách đối với trẻ em và cán bộ làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như ở các lớp tình thương, lớp phổ cập tiểu học v.v...

- Tổ chức hình thức giáo dục thích hợp để thu hút hầu hết trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đến lớp

- Có biện pháp nhằm thu hút trẻ bỏ học, lưu ban trở lại lớp, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong nhà trường

9. Sở thể dục - Thể thao:

Đẩy mạnh việc tổ chức phong trào rèn luyện thân thể, các hoạt động TDTT cho đối tượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, tổ chức giao lưu trong địa bàn Tỉnh.

10. Viện kiểm sát, Tòa án Tỉnh:

- Tăng cường chỉ đạo công tác giám sát, truy tố các vụ xâm hại trẻ em hình thành đội ngũ kiểm sát viên, thẩm phán chuyên trách về trẻ em các cấp.

- Tổ chức tập huấn về quyền trẻ em cho kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân chuyên xét xử các tội phạm liên quan đến trẻ em.

11. Đề nghị UB.MTTQ Tỉnh và các đoàn thể, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS HCM, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh:

- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho trẻ em, gia đình và cộng đồng tham gia phong trào “Người lớn gương mẫu - trẻ em chăm ngoan”

- Tham gia vận động trẻ em ra lớp, giúp trẻ bỏ học trở lại lớp, chỉ đạo nhà thiếu nhi tổ chức các sinh hoạt cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

- Phát huy vai trò phụ nữ trong gia đình, gần gũi giáo dục con cái. Phát hiện và giáo dục những trẻ em chưa ngoan và bà mẹ không gương mẫu.

- Vận động các CB. CNV, các đơn vị kinh tế tham gia tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ khó khăn đặc biệt.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng lao động trẻ em tại các cơ sở

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp UBBV & CSTE xây dựng chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của địa phương (2000-2002) đưa vào Nghị quyết Hội đồng nhân dân và kế hoạch KT-XH của UBND cấp mình, tạo điều kiện và đầu tư ngân sách thỏa đáng để cơ sở thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình.

- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Kinh phí từ ngân sách của tỉnh được bố trí trong kế hoạch hàng năm của các cơ sở, ngành chủ trì cho các đề án.

- Ngoài vốn ngân sách nhà nước UBND tỉnh cho phép các ban ngành được huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài tỉnh cho các đề án của chương trình.

- Sở Tài chính xem xét và bổ sung một phần kinh phí hỗ trợ cho các đề án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2000- 2002

2. Các cơ quan được phân công chủ trì đề án 1,2,3,4 và 5 căn cứ vào mục tiêu tại mục I văn bản này để chủ động phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng đề án và tổ chức triển khai thực hiện, trong các đề án cần nêu các chương trình và biện pháp cụ thể.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.

4. Đề nghị các đoàn thể, tổ chức triển khai và thực hiện chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong phạm vi hoạt động của mình.

5. Giao cho UBBVCS trẻ em tỉnh là cơ quan thường trực phối hợp xây dựng kế hoạch, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tổng hợp báo cáo tình hình cho lãnh đạo Tỉnh và Trung ương.

Tổ chức sơ kết vào cuối năm 2000, 2001 và tổng kết cuối năm 2002.

Vì sự nghiệp bảo vệ Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu lãnh đạo các ngành, các đoàn thể và UBND các huyện, thị, thành tích cực thực hiện theo sự phân công nêu trên và thường xuyên báo cáo cho UBND Tỉnh theo định kỳ quý, 6 tháng và năm, đồng gửi cho UBBVCS trẻ em Việt Nam để theo dõi chỉ đạo./.

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Nhân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.