• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/11/1998
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 2669/1998/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 4 tháng 11 năm 1998

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

V/v Ban hành quy định quản lý giống cây trồng

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;

Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 05-2-1996 của Chính phủ về việc quản lý giống cây trồng;

Căn cứ Thông tư số 02/NN.KN-KL ngày 01-3-1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 07/CP ngày 05-2-1996 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tại tờ trình số 79/TT.NN- PTNT ngày 15-8-1998;

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điu 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu.

Điu 2: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Quản lý thị trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân (có sản xuất kinh doanh giống cây trồng) và các ngành có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

                                                                          TM. UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

                                                                                            KT. CHỦ TỊCH

                                                                                           PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                         Trương Bình Tâm

 

 

 

QUY ĐỊNH

Quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2669/1998/QĐ-UB ngày 04/11/1998 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

__________

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1: Qui định này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân các thành phần kinh tế (gọi tắt là cơ sở) tham gia sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2: Các thuật ngữ sử dụng

2.1 Giống cây trồng là tập hợp các cây nông lâm nghiệp cùng loài, có sự đồng nhất về di truyền, có đặc điểm khác biệt với cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản vẫn giữ được tính đó.

2.2 Giống bao gồm các nguyên liệu sinh sản của thực vật trong sản xuất nông lâm nghiệp: Hạt, củ, rễ, thân, lá, cây non, mắt ghép, cành ghép, hoa, bào tử hoặc sợi nấm dùng để làm nấm.

2.3 Giống địa phương là giống tồn tại lâu đời và tương đối ổn định ở địa phương có đặc trưng, đặc tính khác biệt với giống khác và di truyền được cho đời sau.

2.4 Giống gốc (giống tác giả) là giống do tác giả chọn lọc, lai tạo lấy từ quỹ gen có tính di truyền ổn định.

2.5 Giống nguyên chủng là giống nhân ra từ giống gốc theo đúng quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước để nhân tiếp cho đời sau.

2.7 Giống xác nhận (giống thương mại) là giống đời cuối cùng của giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn giống nguyên chủng để đưa ra sản xuất đại trà và không làm giống cho đời sau.

2.8 Nguồn gen, (quỹ gen) là nguồn thực liệu của các loại giống cây trồng và cây hoang dại được bảo quản để sử dụng trong công tác chọn tạo giống.

Điều 3: UBND tỉnh khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các cơ sở trong và ngoài nước hoạt động nghiên cứu chọn tạo, nhập khẩu và sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chương II

GIỐNG MỚI

Điều 4: Giống cây trồng mới chọn tạo hay mới nhập khẩu, trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử. Đơn vị sản xuất thử do Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ định.

Các cơ sở có giống khảo nghiệm hoặc sản xuất thử phải đăng ký với Sở Nông nghiệp và PTNT về tên giống, nguồn gốc đặc tính của giống, địa điểm sản xuất thử, quy trình sản xuất và phải báo cáo kết quả sản xuất thử với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đưa vào sản xuất hay không.

Kinh phí sản xuất thử do cơ sở có giống khảo nghiệm chịu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điu 5: Giống dùng trong sản xuất đại trà khi xuất hiện những nhược điểm gây thiệt hại cho sản xuất thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định đình chỉ.

Điu  6: Người tạo ra giống mới được đăng ký với Sở Khoa học công nghệ và Môi trường để giữ bản quyền theo quy định của pháp luật.

Chương III

SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỔNG

Điu 7: Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng do tỉnh quản lý (trử các cơ sở Trung ương hoặc cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép).

Điu 8: Cơ sở sản xuất giống để bán phải có điều kiện sau:

a) Có giấy phép hành nghề sản xuất giống cây trồng do Sở Nông nghiệp và PTNT cấp.

b) Có cơ sở vật chất kỹ thuật (đồng ruộng, nhà kho, sân phơi) đúng tiêu chuẩn để sản xuất giống theo quy trình của từng loại giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định.

c) Có cán bộ chuyên môn được đào tạo từ trung cấp trồng trọt hoặc trung cấp sinh học trở lên.

d) Có quy trình sản xuất của mỗi cấp giống (giống gốc, giống nguyên chủng, giống xác nhận) giống sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định.

e) Chỉ được sản xuất các loại giống cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh công nhận.

Điu 9: Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm chỉ được phép nhân những giống đã được công nhận (bằng vô tính hay hữu tính do Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định).

Điu 10: Giống phục vụ trồng rừng bằng vốn ngân sách phải được sử dụng loại giống theo phương án thiết kế kỹ thuật đã duyệt của cơ quan chức năng.

Điu 11: Lệ phí thẩm định và cấp giấy phép hành nghề do UBND tỉnh qui định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính - Vật giá.

Điều 12: Cơ sở kinh doanh giống cây trồng phải có điều kiện sau:

a) Có người am hiểu về giống cây trồng, phải qua lớp tập huấn về giống cây trồng của cơ quan chức năng chuyên môn đào tạo tập huấn.

b) Phải có kho bảo quản và trang thiết bị cần thiết để bảo quản giống cây trồng.

Điều 13: Nghiêm cấm mọi hành vi sản xuất và buôn bán giống giả, giống kém phẩm chất, giống lẫn tạp, giống có mầm mống sâu bệnh và giống chưa được công nhận.

Điều 14: Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng phải hoạt động đúng giấy phép đã được cấp và chịu sự kiểm tra chất lượng của Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện.

Điều 15: Người bán giống phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống và phải chịu bồi thường thiệt hại cho người sử dụng nếu thiệt hại đó do giống không đảm bảo chất lượng gây ra.

Chương IV

XUẤT, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 16: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý xuất, nhập khẩu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đề xuất việc xuất, nhập khẩu giống cây trồng để UBND tỉnh đề nghị Bộ duyệt cấp.

Điều 17: Các đơn vị, cơ sở không thuộc diện quản lý của tỉnh chỉ được nhập khẩu giống cây trồng vào tỉnh khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý giống cây trồng của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi nhập khẩu phải thực hiện đúng quy định về nhập khẩu hàng hóa, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật và phải nộp lệ phí theo qui định hiện hành.

Trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày nhập giống vào tỉnh phải báo cáo cho Sở Nông nghiệp và PTNT về số lượng, chủng loại, chất lượng giống có xác nhận của Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng quốc gia (khi tỉnh chưa có cơ quan kiểm nghiệm) và cơ quan kiểm dịch thực vật.

Điều 18: Giống mới nhập về không nằm trong danh mục giống thì phải khảo nghiệm, những giống đã trồng trong tỉnh không phải khảo nghiệm nhưng phải thực hiện theo Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 19: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất quản lý Nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Điều tra và bảo vệ quỹ gen, chọn tạo khảo nghiệm sản xuất thử, đề nghị công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu, kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm dịch quản lý chất lượng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh trong phạm vi sau:

- Tổ chức quản lý giống cây trồng trong phạm vi địa phương tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT,

- Ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định việc cấp và thu hồi giấy phép hành nghề sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng ở địa phương tỉnh.

Điều 20: Tỉnh lập quỹ giống dự phòng thiên tai cho một số cây trồng: Lúa, ngô, đậu, lạc, rau đậu và các loại, bạch đàn... giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư xây dựng quỹ giống dự phòng thiên tai hàng năm trình UBND tỉnh duyệt. Căn cứ kế hoạch được duyệt giao Sở Nông nghiệp và PTNT thu mua, bảo quản luân chuyển giống dự phòng theo qui định.

Điều 21: Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư ban hành một số chính sách về giống cây trồng trên địa bàn theo mục 2,3 của chương VII tại Thông tư 02/NN.KN-KL ngày 01- 3-1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chương VI

KIỂM TRA - THANH TRA

Điều 22: UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, thanh tra xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ (hàng quý, vụ, năm) và đột xuất về chất lượng giống. Việc thực hiện các điều trong qui định này, khi cần thiết UBND tỉnh sẽ thành lập Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Điều 23: Đối tượng thanh tra, kiểm tra là các cơ sơ có hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Điều 24: Kết quả kiểm tra, thanh tra phải ghi vào biên bản và gửi cho cơ sở được kiểm tra, thanh tra và cơ quan quản lý cấp trên. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng phải thực hiện đầy đủ các kết luận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra.

Chương VII

KHEN THƯỞNG – XỬ PHẠT

Điều 25: Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý giống cây trồng thì được khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 26: Người có hành vi vi phạm qui định này thì tùy theo mức độ gây thiệt hại cho Nhà nước và tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt và bồi thường vật chất theo các qui định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điu 27: Qui định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành, những qui định trước đây trái với qui định này đều bãi bỏ.

Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành qui định này.

Điu 28: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành qui định này./.

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trương Bình Tâm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.