• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 19/11/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 27/10/2006
CHÍNH PHỦ
Số: 13/2002/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 11 năm 2002

 

 

 

 

NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ

Về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dầntai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

 

Ngày 30 tháng 10 năm 2002, tại phiên họp thường kỳ tháng 10 năm2002 Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm Chủ tịch Uỷ ban Antoàn giao thông Quốc gia báo cáo tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giaothông, các giải pháp trước mắt và cơ bản để khắc phục tình trạng này. Sau khithảo luận, Chính phủ đã quyết nghị như sau:

Tainạn giao thông và ùn tắc giao thông gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người,tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề bức xúc đòi hỏi Đảng, Nhà nướcta, trước hết là Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng, các cấp ủy Đảng và chínhquyền địa phương phải tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo để từng bước khẩn trươnggiải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nổi cộm này. Tình trạng gia tăng tai nạngiao thông và ùn tắc giao thông do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do quảnlý nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và ý thức quá kém trong chấp hành phápluật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông.

Đểkhắc phục những yếu kém nêu trên, phải phấn đấu bằng các giải pháp đồng bộ,kiên quyết thực hiện mục tiêu kiềm chế, tiến tới giảm dần tốc độ gia tăng tainạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông đô thị, trước hết ở Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, các thành phố, thị xã, Chính phủ yêu cầu các Bộ, Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay các giải pháp sau:

1.Bộ Giao thông vận tải bổ sung, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển kếtcấu hạ tầng giao thông và phát triển phương tiện giao thông đường bộ, nhất là ởHà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị xã; trong đó phải thề hiệnrõ phương án phát triển thích hợp các loại phương tiện vận tải đường bộ theo hướngưu tiên phát triển vận tải công cộng, hạn chế thấp nhất phương tiện giao thôngcá nhân, trình Chính phủ trong tháng 12 năm 2002.

2.Các Bộ, ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm tậptrung đầu tư và ban hành các chính sách ưu đãi để phát triển nhanh vận tảikhách công cộng ở các đô thị, trước mắt cần đẩy mạnh phát triển xe buýt; HàNội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị xã có mật độ dân cư lớn phảithành lập các doanh nghiệp nhà nước công ích đủ sức thực hiện nhiệm vụ vận tảikhách công cộng; ban hành các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia vận tải khách công cộng theo quy hoạch và khuyến khích,vận động người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng; những cơ quan, đơnvị, doanh nghiệp có số lượng lớn cán bộ, công nhân viên đóng trên địa bàn khôngcó tuyến xe buýt phải tổ chức xe đưa đón công nhân viên.

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, trước hết là giải quyết các nút giaothông, đường vành đai, đường xuyên tâm; sớm xây dựng đề án phát triển các loạiphương tiện vận tải khách có khả năng vận chuyển số lượng lớn ở các thành phốnhư: xe điện, tầu điện ngầm...

Songsong với việc phát triển vận tải khách công cộng và đầu tư phát triển kết cấuhạ tầng giao thông đô thị, cần khẩn trương ban hành các giải pháp đồng bộ nhằmkiềm chế sự gia tăng mô tô, xe máy, tiến tới giảm dần số lượng mô tô, xe máy lưuhành trong nội thành, nội thị các thành phố, thị xã.

Uỷban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh ban hành lộ trình và các biện pháp chặt chẽ, phù hợp nhằmkiềm chế tối đa sự gia tăng số lượng mô tô, xe máy, trong đó có xem xét cụ thểviệc tạm dừng đăng ký mô tô, xe máy mới và quy định các tuyến đường, khu vực,thời gian không cho mô tô, xe máy lưu hành để hạn chế ùn tắc giao thông.

3.Kiên quyết lập lại trật tự kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về trật tựan toàn giao thông. Bộ Công an tập trung chỉ đạo và tăng cường lực lượng vàoviệc hướng dẫn và điều khiển giao thông thông suốt; thực hiện các biện pháp cưỡngchế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trước hết phải tập trungkiểm tra, xử phạt nghiêm những người điều khiển mô tô không có Giấy phép láixe, kiên quyết chấm dứt tình trạng người điều khiển mô tô không có Giấy phéplái xe; đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm khắc những viphạm của người điều khiển mô tô, xe máy như: chưa đủ tuổi quy định, đua xe tráiphép, chạy quá tốc độ, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, ...

Đểhạn chế thương vong do chấn thương sọ não từ tai nạn giao thông gây ra, cảnhsát giao thông phải kiên quyết xử phạt những người điều khiển và ngồi trên môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc đội mũ bảohiểm. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh lại những đoạn đườngquy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy cho phù hợp.

BộGiao thông vận tải phải thường xuyên kiểm tra các cơ sở đào tạo và công tác sáthạch cấp Giấy phép lái xe, kiên quyết thu hồi Giấy phép đào tạo của những cơ sởđào tạo lái xe không đủ tiêu chuẩn quy định, đình chỉ hoạt động và xử lý nghiêmkhắc Hội đồng sát hạch nếu có sai phạm hoặc sát hạch viên có hành vi tiêu cực;ban hành quy định việc kiểm tra lại và đổi Giấy phép lái xe theo lộ trình thíchhợp, không gây phiền hà cho nhân dân.

BộCông an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định việc đánhdấu số lần vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên Giấy phép lái xe hiện hành đểquản lý người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (kể cả người điều khiểnmô tô), chỉ đạo việc cử cán bộ cảnh sát giao thông là sát hạch viên tham giacác Hội đồng sát hạch để cấp Giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải.

BộGiáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc quản lý, giáo dục học sinh chấphành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo đảm chấm dứt tình trạng họcsinh chưa đủ tuổi quy định đi học bằng mô tô, xe máy; tiếp tục mở rộng giáo dụcpháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học trên phạm vi toànquốc.

4.Bộ Công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luậtnhững trường hợp xe tô không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật lưu hành trên đườnggiao thông.

BộGiao thông vận tải tổ chức rà soát lại và quản lý chặt chẽ công tác đăng kiểmtô và xử lý nghiêm khắc những kiểm định viên có hành vi tiêu cực; trình Chínhphủ các chính sách hỗ trợ cho những chủ xe thực hiện tốt Nghị định số92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vậntải bằng ôtô.

5.Khi đăng ký mô tô, xe máy, người đăng ký phải xuất trình Giấy phép lái xe; phảimua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và đóng các loại phí và lệphí theo quy định. Bộ Công an hướng dẫn thực hiện quy định này.

BộTài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy tắc biểu phí, tăng mức bảo hiểm bắtbuộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; tăng mức thu lệ phí trước bạ, lệphí đăng ký và lệ phí lưu hành mô tô, xe máy ở các thành phố, thị xã; đồng thờiban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho phát triển vận tải khách công cộngbằng xe buýt và đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đô thị.

6.Bộ Công an trình Chính phủ đề án tăng cường biên chế, trang thiết bị cho cảnhsát giao thông và đề xuất chính sách về đào tạo, đãi ngộ thích hợp cho cảnh sátgiao thông trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông; thườngxuyên giáo dục nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và năng lực nghiệp vụ của cảnhsát giao thông; khen thưởng kịp thời đi đôi với xử lý nghiêm khắc những cán bộ,chiến sĩ có hành vi tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.

7.Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liênquan tổ chức chỉ đạo và huy động các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ươngvà các địa phương, trước hết là Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam,... tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấphành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân và thựchiện các giải pháp nêu trong Nghị quyết này của Chính phủ.

8.Các Bộ, cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương phải có chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệuquả các giải pháp nêu trên theo phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình, xemđây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên.

Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạoviệc giải tỏa các điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và hành lang an toàn giaothông trên địa phương mình.

9.Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Nghị quyết này, hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Đềnghị Bộ Chính trị có chỉ thị cho các cấp ủy Đảng có Nghị quyết tăng cường lãnhđạo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở các địa phương./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.