• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/06/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 14/02/2004
BỘ Y TẾ
Số: 04/2002/TT-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 29 tháng 5 năm 2002

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược.

 

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và các văn bản hướng dẫn thựchành Luật này;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành LuậtDoanh nghiệp;

Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân và các văn bản hướng dẫnthực hiện Pháp lệnh;

BộY tế hướngdẫn xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dựơc như sau:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Chứng chỉ hành nghề y, dược theo quy định của Thông tư này là văn bản do Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) xem xét và cấp cho cá nhân có đủ trìnhđộ chuyên môn, đạo đức, kinh nghiệm nghề nghiệp để đăng ký hành nghề y dược tưnhân, bán công, dân lập (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) theo quy địnhcủa Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.

Điều 2.Chứng chỉ hành nghề có các loại sau:

1.Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

2.Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền:

2.1.Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền;

2.2.Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền;

3.Chứng chỉ hành nghề dược.

Điều 3.Cá nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, có nguyện vọng hànhnghề y, dược đều được xem xét để cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều 4.Chứng chỉ hành nghề chỉ cấp cho cá nhân, không cấp cho tổ chức. Mỗi cá nhân chỉđược cấp một loại chứng chỉ hành nghề để đăng ký một loại hình hành nghề,không được hành nghề quá phạm vi cho phép.

Điều 5.Nghiêm cấm việc cho người khác mượn, thuê chứng chỉ để hành nghề hoặc sửdụng vào các mục đích khác.

Điều 6.Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật ytế.

Trongquá trình hành nghề, người hành nghề phải tiếp tục học tập nâng cao trình độchuyên môn, nắm vững các quy chế của ngành, pháp luật của Nhà nước.

Hàngnăm Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyênmôn, phổ biến cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về y tế và các quy địnhcó liên quan:

Điều 7.Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là 5 năm.

Sau5 năm, người có chứng chỉ hành nghề (nếu có nhu cầu gia hạn) phải gửi hồ sơ đếncơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề để làm thủ tục gia hạn.

 

Chương II

TIÊU CHUẨN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC

A. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮABỆNH

Điều 8: Tiêu chuẩn chung:

1.Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có đủ các tiêuchuẩn sau:

1.1.Phải có bằng tốt nghiệp tại các trường đại học y, dược, các trường đại họckhác, các trường cao đẳng, trung học y và có đủ thời gian hành nghề theo quyđịnh đối với từng loại hình hành nghề.

12. Phải có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sứckhỏe để hành nghề khám, chữa bệnh.

1.3.Hiểu biết về Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y, dược tưnhân, các văn bản quy phạm pháp luật về y tế có liên quan.

1.4.Hiểu biết 12 Điều quy định về y đức (ban hành kèm theo Quyết định số2088/QĐ-BYT ngày 06/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Quy chế Bệnh viện (ban hànhkèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Quy chế Quảnlý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 3575/1999/QĐ-BYT ngày27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

1.5.Hiểu biết về các chương trình y tế quốc gia phổ cập.

1.6.Phải cam kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên (điểm 1.3, l.4),các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản quy phạm pháp luật kháccó liên quan.

2.Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,có đủ sức khỏe để hành nghề khám, chữa bệnh.

3.Không đang trong thời gian Bộ cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quanđến y tế theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sựhoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gianchấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sởgiáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

Điều 9.Tiêu chuẩn cụ thể:

Ngoàicác tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 8 của Thông tư này, người xin cấp chứngchỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1.Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký bệnh viện, phòngkhám đa khoa phải là bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại cơsở khám, chữa bệnh hợp pháp.

2.Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký các loại hình kháctrừ loại hình bệnh viện.

a)Phòng khám chuyên khoa nội:

Bácsĩ đa khoa hay chuyên khoa nội đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp.

Trongđó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa nội ở các vùng núi cao, y sĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sởkhám, chữa bệnh hợp pháp hay bác sĩ đã thực hành 3 năm tại cơ sở khám, chữabệnh hợp pháp.

b)Phòng khám chuyên khoa ngoại:

Bácsỹ đa khoa, chuyên khoa ngoại đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa ngoại.

c)Phòng khám chuyên khoa phụ sản - Phòng kế hoạch hóa gia đình:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa phụ sản đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnhhợp pháp trong đó ít nhất là 3 năm chuyên khoa phụ sản.

các vùng núi cao,y sĩ sản nhi hay nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành 3 năm chuyên khoatại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.

d)Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa răng hàm mặt đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữabệnh hợp pháp trong đó có ít nhất là 3 năm chuyên khoa răng hàm mặt.

e)Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa tai mũi họng đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữabệnh hợp pháp, trong đó ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa.

g)Phòng khám chuyên khoa mắt:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa mắt, thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợppháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa mắt.

h)Phòng chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ:

Bácsĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó ít nhất có 3năm thực hành chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hay thẩm mỹ.

i)Phòng chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

Bácsĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3năm thực hành chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

k)Phòng chẩn đoán hình ảnh:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa, cử nhân Xquang (tốt nghiệp đại học) chẩn đoán hình ảnhđã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp ở các vùng núi cao, bác sỹ đãthực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất 3 nămthực hành chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

l)Phòng xét nghiệm:

Bácsĩ hay dược sĩ, cử nhân sinh học, hóa học, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệpđại học) đã thực hành 5 năm chuyên khoa xét nghiệm tại cơ sở khám, chữa bệnhhợp pháp ở các vùng núi cao người đăng kýhành nghề là bác sĩ, dược sĩ, cử nhân sinh học, hóa học đã thực hành 5 năm tạicơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyênkhoa.

m)Nhà hộ sinh:

Bácsĩ đa khoa, chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hànhchuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 nămthực hành chuyên khoa phụ sản.

các vùng núi cao:Bác sĩ chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyênkhoa 3 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp. Người được cấp chứng chỉ hànhnghề phải là người hành nghề 100% thời gian.

B. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

Điều 10.Tiêu chuẩn chung.

1.Phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ y dược học cổ truyền, y sĩ y dược học cổ truyền,bằng tốt nghiệp đại học dược, trung học dược, sơ học dược hoặc Giấy chứng nhậnlương y, lương dược hoặc có Giấy xác nhận trình độ chuyên môn y dược học cổtruyền và có thời gian thực hành tại các cơ sở y dược học cổ truyền hợp pháptùy theo yêu cầu của từng loại hình hành nghề.

2.Có đạo đức và kinh nghiệm nghềnghiệp.

3.Có năng lực hành vi dân sự đầy đủvà có đủ sức khỏe để hành nghề y dược học cổ truyền.

4.Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định củatòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biệnpháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặcquyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo đục, đưa vào cơ sởchữa bệnh bắt buộc.

5.Hiểu biết và cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhândân, Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, Điều lệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnhbằng y học cổ truyền và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, đạo đứcngười hành nghề y dược cổ truyền theo 9 Điều y huấn cách ngôn của Hải ThượngLãn Ông và các quy chế chuyên môn cóliên quan.

Điều 11.Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 10, người được cấp chứng chỉ hànhnghề y dược học cổ truyền phải có đủ các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1.Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y dược học cổtruyền:

1.1.Để đăng ký bệnh viện y học cổ truyền:

a)Có bằng tốt nghiệp bác sĩ y dượchọc cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận lương y do Bộ Y tế cấp.

b)Có thời gian thực hành từ 5 nămtrở lên tại bệnh viện y dược học cổ truyền, khoa y học cổ truyền trong các bệnhviện đa khoa hoặc viện có giường bệnh.

1.2.Để đăng ký dịch vụ khám chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền (trừ loại hình quyđịnh tại khoản 1 của Điều này):

a)Có bằng tốt nghiệp: bác sĩ y dượchọc cổ truyền, y sĩ y dược học cổ truyền, Giấy chứng nhận lương y, người có bàithuốc gia truyền.

b)Có thời gian thực hành 2 năm trởlên tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng y dượchọc cổ truyền hợp pháp:

2.Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề thuốc y dược học cổ truyền:

2.1.Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể sản xuất thuốc thành phẩm y dược học cồ truyền(cao, đơn, hoàn, tán...) hoặc kinh doanh sản xuất bài thuốc gia truyền:

a)Có bằng dược sỹ đại học vàcó Giấy chứng nhận đã học dược học cổ truyền, hoặc bác sỹ (y dược học cổ truyềnhoặc có giấy chứng nhận là lương y hay lương dược do Bộ Y tế cấp, hoặc có Giấy chứng nhậnbài thuốc gia truyền cơ Sở Y tếtỉnh, Bộ Y tế cấp.

b)Có 2 năm thực hành trở lên tại cáccơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y dược học cổ truyền hợp pháp.

2.2.Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể về thuốc phiến:

a)Có trình độ dược sĩ trung học trởlên và có chứng chỉ đã học dược học cổ truyền hoặc là bác sĩ y dược học cổtruyền, y sĩ y dược học cổ truyền, lương y, lương dược hoặc là người đã được SởY tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận đủtrình độ chuyên môn để kinh doanh thuốc y dược học cổ truyền.

b)Có thời gian thực hành từ 2 nămtrở lên tại các cơ sở kinh doanh thuốc y dược học cổ truyền hợp pháp.

2.3.Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể về dược liệu sống:

a)Có trình độ dược tá trở lên đã được bổ túc về Đông dược, hoặc là y sĩ y dượchọc cổ truyền, bác sĩ y dược học cổ truyền, lương y, lương dược, người có Giấychứng nhận đủ trình độ chuyên môn để kinh doanh dược liệu sống do Sở Y tế địnhcấp.

h)Có thời gian thực hành từ 2 nămtrở lên tại ở sở kinh doanh dược liệu sốnghợp pháp.

2.4.Để đăng ký kinh doanh đại lý thuốc y dược học cổ truyền.

a)Có Giấy chứng nhận đủ trình độchuyên môn mở cơ sở đại lý thuốc y dược học cổ truyền do Sở Y tế tỉnh cấp.

b)Có thời gian thực hành 2 năm trởlên tại cơ sở đại lý thuốc y học cổ truyền hợp pháp.

C. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y DƯỢC

Điều 12.Tiêu chuẩn chung.

1.Phải có bằng hoặc giấy chứng nhận chuyên ngành dược và có đủ thời gian thựchành trong các cơ sở dược hợp pháp tùy theo yêu cầu của từng loại hình hànhnghề.

2.Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khỏe để hành nghề dược.

3.Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến ytế theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặcđang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấphành án phạt tù hoặc quyết định áp đụng biện pháp hành chính đưa váo cơ sở giáodục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

4.Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp luật hànhnghề y dược tư nhân, quy chế dược và các quy chế chuyên môn khác có liên quanđến lĩnh vực hành nghề dược.

Điều 13.Tiêu chuẩn cụ thể:

1.Cá nhân đăng ký loại hình doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm và người phụ tráchđơn vị phụ tá của doanh nghiệp: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và đã có 5 năm thực hànhtại cơ sở dược hợp pháp.

CóGiấy chứng nhận trình độ chuyên môn lương dược, lương y hoặc có Giấychứng nhận bài thuốc gia truyền do Bộ Y tế cấp và qua thời gian thực hành 5 nămtại cơ sở dược cơ sở y học cổ truyền hợp pháp đối với cá nhân đăng ký loại hìnhdoanh nghiệp, chỉ kinh doanh thuốc y học cổ truyền.

2.Cá nhân đăng ký loại hình nhà thuốc tư nhân:

2.1.Có bằng tốt nghiệp đại học chuyênngành dược và đã qua thực hành 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

2.2.Đối với các vùng miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu,vùng xa: có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và đã qua thực hành 2 nămtại cơ sở dược hợp pháp. Người được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dượcphẩm theo quy định tại điểm này chỉ được phép hành nghề trong phạm vi của vùngđó.

3.Cá nhân đăng ký loại hình đại lý bán lẻ thuốc: có bằng tốt nghiệp trung học dược,sơ học dược và đã có 2 năm thực hành tại cơ sở dược hợp pháp.

 

Chương III

HỒ SƠ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y,DƯỢC

A. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC

Điều 14.Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn chứngchỉ hành nghề gồm:

1.Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hànhnghề:

a)Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.

b)Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (bản sao hợp pháp).

c)Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký hộ khẩu thường trú hoặcThủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác.

d)Giấy chứng nhận thời gian thực hành do Thủ trưởng đơn vị nơi thực hành ký vàđóng dấu.

e)Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lêncấp.

f)Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháplệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành luật; pháp lệnhvà các quy chế chuyên môn có liên quan.

g)Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xincấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.

h)Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để đăng ký bệnh viện, doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh dược phải có xác nhận không đang là công chức nhà nước.

i)Có 3 ảnh chân dung cỡ 3 cm x 4 cm.

2.Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉhành nghề:

a)Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề.

b)Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh trở lêncấp.

c)Giấy cho phép tiếp tục hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xincấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.

d)Giấy xác nhận của Bộ Y tế, Sở Y tếtỉnh đã qua các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh tổ chức.

B. THỦ TỤC CẤPCHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều 15.Thủ tục:

1.Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề:

Đốivới người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh: Hồ sơ gửi về Vụ Điều trị -Bộ Y tế.

Đốivới người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược: Hồ sơ gửi về Cục Quản lý dược ViệtNam - Bộ Y tế.

Đốivới người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền: Hồ sơ gửi về Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế.

2.Hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp chứng chỉ hànhnghề: Gửi về Sở Y tế tỉnh nơi đăng ký hành nghề.

C. THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều 16.Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

1.Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đểđăng ký bệnh viện, doanh nghiệp kinh doanh dược (kể cả doanh nghiệp kinh doanhthuốc y học cổ truyền), các cơ sở sản xuất thuốc y dược học cổ truyền.

Chứngchỉ hành nghề do Bộ Ytế cấp có giá trịtrong phạm vi cả nước.

2.Sở Y tế tỉnh xét cấp chứng chỉ hànhnghề cho các loại hình trừ các loại hình quy định tại khoản 1 Điều này.

Chứngchỉ hành nghề do Sở Ytế tỉnh cấp có giátrị trong phạm vi tỉnh.

3.Bộ Y tế thành lập Hội đồng xét cấpchứng chỉ hành nghề để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xem xét tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề.

a)Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh do đồng chí Thứ trưởng phụtrách điều trị làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Điều trị làm Phó chủ tịch, đại diệnTổng hội Y dược Việt Nam và các thành viênkhác.

b)Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền do đồng chí Thứ trưởngphụ trách y dược học cổ truyền làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền làm Phó chủ tịch,đại diện Hội Đông y Việt Nam và các thành viên khác.

c)Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề dược do đồng chí Thứ trưởng phụ trách dượclàm Chủ tịch, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam làm Phó chủ tịch, đại diện HộiDược học Việt Nam và các thành viên khác.

Riêngviệc xét cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người xin đăng ký doanh nghiệp sảnxuất thuốc y dược học cổ truyền, Hội đồng xét cấp chứng chỉ phải có thêm thànhviên là Vụ trưởng Vụ Yhọc cổ truyền.

4.Sở Y tế tỉnh thành lập Hội đồng xétcấp chứng chỉ hành nghề để giúp Giám đốc Sở trong việc xem xét tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề y, dược.Hội đồng do một đồng chí lãnh đạo Sở làm Chủ tịch, Trưởng phòng nghiệp vụ y hoặc dược (tùy thuộc loạichứng chỉ hành nghề) là Phó chủ tịch Hội đồng, các ủy viên khác là đại diện cácHội Đông y tỉnh, Hội Yhọc, Hội Dược họccủa tỉnh (tùy thuộc loại chứng chỉ hành nghề) và các thành viên khác.

5.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghềhợp lệ, Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh phải xét cấp, nếu từchối cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

6.Chứng chỉ hành nghề được gửi và lưu như sau:

Giấychứng chỉ hành nghề do Bộtrưởng Bộ Y tế cấp hoặc do Giám đốc Sở Y tế định cấp được làm thành 2bản: 1 bản lưu tại Bộ Y tếnếu do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc Sở Y tế (nếudo Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp), 1 bản cho đươngsự.

7.Mẫu chứng chỉ hành nghề được đính kèm theo Thông tư này*

 

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17.Người vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy mức độ và tính chất vi phạm sẽbị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

Điều 18.

1.Người được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợpsau:

a)Chuyển, nhượng chứng chỉ hành nghề;

b)Cho người khác mượn, thuê chứng chỉ hành nghề;

c)Sử dụng chứng chỉ hành nghề không đúng mục đích;

d)Hành nghề quá phạm vi cho phép hoặc vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuậty tế gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh;

e)Vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về y đức đạo đức hành nghề dược, đạo đứchành nghề y học cổ truyền;

f)Người được cấp chứng chỉ hành nghề bị chết.

2.Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có quyền thu hổi chứng chỉ hànhnghề đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19.

1.Chứng chỉ hành nghề chỉ có giá trị cho việc đăng ký kinh doanh dịch vụ y dược.Trước khi tiến hành hoạt động, các cơ sở phải thực hiện các quy định của LuậtBảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản hướngdẫn thi hành Pháp lệnh này.

2.Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền phối hợp với VụPháp chế và các vụ, cục chức năng, Thanh tra Bộ Y tế để tổ chức việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra,thanh tra việc thực hiện Thông tư này.

Thôngtư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành và hủy bỏ các Thông tưsố 19/2000/TT-BYT ngày 24/11/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, Thôngtư số 20/2000/TT-BYT ngày 28/11/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét cấp giấychứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dịch vụ khámchữa bệnh bằng y học cổ truyền và kinh doanh thuốc y học cổ truyền, Thông tư số01/2001/TT-BYT ngày 19/1/2001 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược, Thông tư số18/2001/TT-BYT ngày 02/8/2001 của Bộ Y tế về việc sửa đổi Điều 5, Điều7 Thông tư số 01/2001/TT-BYT ngày 19/1/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc xét cấp chứngchỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khănvướng mắc, các đơn vị, địa phương phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế) đểnghiên cứu và giải quyết./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đỗ Nguyên Phương

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.