• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/1989
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Số: 53/HĐBT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 27 tháng 5 năm 1989

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 53/HĐBT NGÀY 27-5-1989

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH NGÀY 3-3-1989

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TRONG CÁC PHÁP LỆNH, ĐIỀU LỆ

VỀ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ THUẾ HÀNG HOÁ.

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, Điều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá,

NGHỊ ĐỊNH:

 

I- THUẾ HÀNG HOÁ

A. Thuế hàng hoá nội địa

Điều 1. - Thuế hàng hoá thu vào những nhóm hàng, mặt hàng ghi ở mục I và mục II của biểu thuế thuế hàng hoá ban hành ở điều 1 của Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ trong nước dưới mọi hình thức.

1. Căn cứ điều 4 của Điều lệ thuế hàng hoá, Hội đồng Bộ trưởng quy định cụ thể mặt hàng trong một số nhóm hàng phải nộp thuế hàng hoá như sau:

- Theo điểm 15, mục I của Biểu thuế thuế hàng hoá: " Hàng tiêu dùng bằng kim khí" gồm những mặt hàng làm bằng đồng, nhôm, tôn, gang, sắt, thép hoặc hợp kim của những loại trên.

"Hàng tiêu dùng bằng gỗ cao cấp" gồm những mặt hàng cao cấp làm bằng gỗ nhóm 1, nhóm 2.

- Theo điểm 17, mục I của Biểu thuế thuế hàng hoá: "Hàng mỹ nghệ" là những mặt hàng dùng trang trí, trang sức làm bằng sành, sứ, thuỷ tinh, xương, mây, song, sơn mài, ngà voi.

2. Giá tính thuế đối với trường hợp gia công giao nguyên liệu thu hồi thành phẩm là toàn bộ giá trị sản phẩm. Đối với các trường hợp khác giá tính thuế là giá thực tế thanh toán giữa bên mua và bên bán.

3. Người nộp và thời điểm nộp thuế hàng hoá:

Trường hợp đơn vị kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đoàn thể đưa gia công hàng công nghiệp thì đơn vị và cơ quan này nộp thuế hàng hoá khi nhận hàng tại nơi gia công.

Các tổ chức, cá nhân mua gom hàng nông sản, hải sản ở địa phương nào thì nộp thuế hàng hoá khi mua hàng tại địa phương đó.

Các trường hợp khác, cơ sở sản xuất nộp thuế hàng hoá khi bán hàng.

Điều 2.- Mỗi mặt hàng chỉ chịu thuế hàng hoá một lần từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ. Mặt hàng thuộc loại chịu thuế hàng hoá làm bằng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm đã nộp thuế hàng hoá ở cơ sở sản xuất trước thì khi thu thuế hàng hoá ở cơ sở sản xuất sau được trừ số thuế hàng hoá đã nộp ở cơ sở sản xuất trước, nếu có chứng từ hợp lệ.

Hàng công nghiệp sản xuất trong nước để xuất khẩu thì không phải nộp thuế hàng hoá nội địa, nhưng phải nộp thuế doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện hàng không phải để xuất khẩu nhưng chưa nộp thuế hàng hoá thì phải truy thu phần chênh lệch thuế hàng hoá.

Điều 3. - Đối với hàng nông sản, hải sản xuất khẩu mậu dịch đã nộp thuế hàng hoá nội địa thì khi xuất khẩu được thoái trả cho đơn vị xuất khẩu, nếu có biên lai đã nộp thuế hàng hoá. Nguồn thoái trả là ngân sách Trung ương. Bộ Tài chính quy định thủ tục bảo đảm thoái trả kịp thời khi hàng hoá thực tế xuất khẩu.

B. Thuế hàng hoá đối với hàng được phép

xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

Điều 4. - Hàng do Việt Nam sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu ngoại nhập, nộp thuế xuất khẩu phi mậu dịch theo quy định tại điểm 1, mục III của Biểu thuế thuế hàng hoá do Hội đồng Nhà nước ban hành tại Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989 bao gồm các mặt hàng sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu chính nhập ngoại.

Điều 5. - Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải nộp thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch đối với hành lý mang theo trong tiêu chuẩn do Tổng cục Hải quan Việt Nam quy định.

Điều 6. - Các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam thực hiện chính sách thuế xuất, nhập khẩu phi mậu dịch theo quy định tại Quyết định số 131-HĐBT ngày 27-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 7. - Bên nước ngoài vào Việt Nam tham gia các hình thức đầu tư và cá nhân hoặc gia đình người nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi nhập cảnh vào Việt Nam có tạm nhập các hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt và làm việc trong thời gian ở Việt Nam và tái xuất khi hết thời hạn ở Việt Nam thì được miễn thuế hàng hoá hàng nhập khẩu phi mậu dịch.

Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn và quy định cụ thể danh mục, số lượng từng mặt hàng được tạm nhập và tái xuất của các đối tượng trên.

 

II- THUẾ DOANH NGHIỆP

Điều 8. - Căn cứ quy định tại điều 4 của điều lệ thuế công thương nghiệp, việc sắp xếp các ngành nghề kinh doanh vào các bậc thuế suất thuế doanh nghiệp ghi trong điều 3 của Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989, theo các nguyên tắc sau:

 

Ngành nghề

Thuế suất (%) trên doanh thu

I. Ngành sản xuất:

 

1. Sản xuất tư liệu sản xuất; dịch vụ cho sản xuất; sản xuất thuốc chữa bệnh; sản xuất một số mặt hàng chuyên dùng phục vụ ngành giáo dục, y tế, thiếu nhi. ³

1

2. Sản xuất một số mặt hàng thể thao, văn hoá. Sản xuất các mặt hàng công nghiệp thuộc loại chịu thuế hàng hoá để xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp không thuộc diện chịu thuế nông nghiệp. Khai thác và chế biến chất đốt. Xay xát lương thực. ³

 

 

3

3. Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác và các hoạt động gia công (thuế tính trên tiền gia công).

 

5

II. Ngành xây dựng:

 

1. Thuế tính trên tiền công xây dựng.

5

2. Doanh thu có bao thầu cả nguyên vật liệu.

3

III. Ngành vận tải:

 

1. Vận tải thô sơ miền núi.

1

2. Xếp dỡ hàng hoá.

3

3. Kinh doanh vân tải khác.

5

IV. Ngành phục vụ:

 

1. Phục vụ các nhu cầu thông thường thiết yếu.

3

2. Phục vụ các nhu cầu cao cấp.

8

3. Phục vụ các nhu cầu phổ thông khác.

5

V. Ngành ăn uống:

 

1. Bán quà bánh lặt vặt, hàng rong. ³

4

2. Giải khát.

6

3. –n uống thông thường.

8

4. –n uống đặc sản, cao cấp.

10

VI. Ngành thương nghiệp:

 

1. Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mua bán các cấp từ trung ương đến xã, phường. Kinh doanh các ngành hàng thiết yếu, tươi sống và bán buôn. Bán các mặt hàng có giá trị lớn, lãi suất thấp.

 

 

2

2. Bán các mặt hàng nhập ngoại.

6-8

3. Bán các mặt hàng khác.

4

 

 

Theo nguyên tắc nêu trên, Bộ Tài chính cụ thể hoá từng ngành hàng, mặt hàng vào từng bậc thuế suất.

Điều 9.- Cụ thể hoá thêm một số điểm trong điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp quy định về doanh thu để tính thuế doanh nghiệp, như sau:

- Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng, doanh thu tính thuế doanh nghiệp là lãi tiền cho vay và tiền công dịch vụ.

- Đối với cơ sở bán hàng ký gửi, doanh thu tính thuế doanh nghiệp là tiền thu về bán hàng ký gửi.

- Đối với hoạt động liên doanh, liên kết, doanh thu tính thuế doanh nghiệp là tiền thu về bán các sản phẩm.

- Đối với doanh thu bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.

- Đối với trường hợp mua bán bằng hình thức đổi hàng thì doanh thu tính giá doanh nghiệp bằng trị giá hàng xuất đổi theo giá bán lẻ trung bình thị trường địa phương tại thời điểm xuất kho hàng hoá.

Điều 10.- Căn cứ vào quy định của điều 2 tại Điều lệ thuế công thương nghiệp: "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định chế độ thu đối với những nghề thuộc diện nộp thuế công thương nghiệp chưa ghi trong Điều lệ" và điều 2 của Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989:

1. Mọi hình thức liên doanh, liên kết, sử dụng tay nghề, nhưng thực chất là kinh doanh cá thể thì thu thuế như hộ cá thể.

Mậu dịch viên tự mua tự bán hàng như hộ cá thể thì thu thuế như hộ cá thể.

2. Những trường hợp sau đây không phải nộp thuế doanh nghiệp:

- Trong khâu sản xuất, những mặt hàng đã nộp thuế hàng hoá.

- Người kinh doanh buôn chuyến đã nộp thuế buôn chuyến.

Cơ sở kinh doanh giết mổ lợn, trâu bò đã nộp thuế sát sinh.

3. Những hợp tác xã mua bán ở vùng miền núi, hải đảo xa xôi, hẻo lánh, hoạt động kinh doanh có khó khăn, có thể được Uỷ ban nhân dân từ cấp huyện trở lên xét giảm hoặc miễn thuế doanh nghiệp trong một thời gian nhất định theo đề nghị của cơ quan thuế.

 

III- THUẾ LỢI TỨC

 

Điều 11.- Căn cứ điều 5 của Pháp lệnh ngày 3-3-1989, lao động chính thuê ngoài gồm những người thực tế tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở (không kể người chủ) và phải đạt được một mức năng lao động trung bình xã hội theo quy định đối với từng ngành.

Các hợp tác xã, tổ hợp tác, sản xuất được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh phần tiền lương trả cho lao động chính thuê ngoài (nếu có). Khi áp dụng vào biểu thuế để tính thuế lợi tức, các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất được chia lợi tức chịu thuế bình quân cho từng xã viên, tổ viên thực tế có tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở.

Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng lợi túc chịu thuế là tổng số doanh thu tháng nói ở điều 11 của Nghị định này trừ (-) tiền trả lãi vay, phí tổn quản lý hợp lệ.

Điều 12.- Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ, hợp tác xã tín dụng, các hình thức tín dụng khác ngoài hệ thống Ngân hàng Nhà nước, khi tính thuế lợi tức cũng được tính trừ tiền lương theo quy định tại điều 11 cho những lao động chính thực tế có tham gia sản xuất, kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả kinh tế. Mức thuế lợi tức đối với các cơ sở này là 30% số lợi tức còn lại.

 

IV- THUẾ MÔN BÀI

 

Điều 13. - Thay thế biểu thuế môn bài ghi tại điều 1 Nghị định số 9-HĐBT ngày 30-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng bằng biểu thuế môn bài dưới đây:

Các hộ cá thể, hộ tiểu chủ, xí nghiệp tư doanh nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau:

Bậc thuế

Thu nhập một tháng

Mức thuế cả năm

1

2

3

4

5

6

Trên 300.000 đồng

Trên 230.000 đồng đến 300.000 đồng

Trên 160.000 đồng đến 230.000 đồng

Trên 100.000 đồng đến 160.000 đồng

Trên 50.000 đồng đến 100.000 đồng

Từ 50.000 đồng trở xuống

150.000 đồng

90.000 đồng

50.000 đồng

25.000 đồng

10.000 đồng

5.000 đồng

Các tổ chức kinh tế tập thể và công tư hợp doanh chia lãi nộp thuế môn bài theo các bậc thuế như sau:

Bậc thuế

Thu nhập một tháng

Mức thuế cả năm

1

2

3

4

Trên 3.000.000 đồng

Trên 2.300.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Trên 1.600.000 đồng đến 2.300.000 đồng

Từ 1.600.000 đồng trở xuống

150.000 đồng

90.000 đồng

50.000 đồng

25.000 đồng

Đối với những tổ chức kinh tế tập thể ở miền núi, hải đảo có thu nhập thấp thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể xét giảm mức thuế môn bài cho từng trường hợp.

Điều 14. - Đối với hợp tác xã có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, hạch toán báo sổ thì hợp tác xã nộp chung một thuế môn bài. Đối với hợp tác xã có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, hạch toán kinh tế độc lập, tính kết quả kinh doanh riêng biệt, thì mỗi đơn vị hạch toán kinh tế độc lập nộp một thuế môn bài.

 

V- THUẾ BUÔN CHUYẾN

Điều 15.

1. Coi là buôn chuyến và phải nộp thuế buôn chuyến đối với:

- Những người buôn từng chuyến hàng, những cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh cố định mang hàng đi bán ngoài khu vực ghi trong giấy phép kinh doanh.

- Những nông dân, thợ thủ công, người làm kinh tế gia đình mang sản phẩm của ình đi bán ở các địa phương khác.

2. Không coi là buôn chuyến và không phải nộp thuế buôn chuyến đối với:

- Nông dân, thợ thủ công, người làm kinh tế gia đình mang sảm phẩm của mình bán ở địa phương nơi sản xuất.

- Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ, những cơ sở sản xuất kinh doanh cố định đã đăng ký nộp thuế tại địa phương đi mua hàng ở nơi khác về bán tại địa phương mình (hợp tác xã mua bán tỉnh bán hàng trong tỉnh, hợp tác xã mua bán huyện bán hàng trong huyện, hợp tác xã mua bán xã bán hàng trong xã).

- Các trường hợp mua, bán, trao đổi hàng hoá theo hợp đồng kinh tế đã ký kết có kèm theo hoá đơn bán hàng và phiếu xuất kho, không mang tính chất buôn chuyến.

Điều 16.

1. Thuế buôn chuyến thu một lần đối với mỗi chuyến hàng và thu ở nơi hàng đi. Nếu phát hiện chưa nộp thuế tại nơi đi thì phải nộp thuế ở nơi đến và bị xử phạt theo quy định.

2. Giá tính thuế buôn chuyến là giá bán lẻ trung bình trên thị trường địa phương có cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định.

3. Người buôn chuyến phải có sổ buôn chuyến, ghi đầy đủ số lượng hoặc trọng lượng các mặt hàng trong từng chuyến hàng, kê khai và nộp thuế trước khi vận chuyển hàng đi.

VI- THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ LIÊN DOANH, HỢP DOANH, CÔNG TƯ HỢP DOANH CHIA LÃI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

Điều 17.- Thay thế điều 11 của Nghị định số 9-HĐBT ngày 30-1-1988 bằng quy định mới trong điều 17 này, như sau:

Các cơ sở liên doanh, hợp doanh, công tư hợp doanh chia lãi giữa quốc doanh với tư nhân hoặc với tập thể (dưới đây gọi tắt là cơ sở hợp doanh) phải nộp thuế môn bài, thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá (nếu có), thuế sát sinh theo đúng điều lệ thuế công thương nghiệp, điều lệ thuế hàng hoá và Nghị định này.

Thuế lợi tức tính trên tổng số lợi tức của cơ sở hợp doanh, xác định theo điều 5 Pháp lệnh ngày 3-3-1989. Cơ sở lợi doanh không phải chịu thuế lợi tức bổ sung và được giảm 10% số thuế lợi tức phải nộp để bỏ vào quỹ của cơ sở.

Điều 18.- Thay thế điều 12 của Nghị định số 9-HĐBT ngày 30-1-1988 bằng quy định mới trong điều 18 này, như sau:

1. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phục vụ cải thiện đời sống (xí nghiệp đời sống) của tập thể cán bộ, công nhân viên xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể được miễn nộp thuế môn bài, thuế lợi tức; còn các thứ thuế gián thu khác (thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá...) phải chấp hành theo quy định tại Nghị định này.

2. Những người đại lý bán lẻ hàng cho thương nghiệp quốc doanh, những người đại lý bán lẻ vé xổ số phải nộp thuế môn bài theo biểu thuế hộ cá thể; nộp thuế doanh nghiệp 4% trên tiền hoa hồng được hưởng.

3. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông nếu có sản xuất kinh doanh bán sản phẩm ra ngoài phải nộp thuế doanh nghiệp hoặc thuế hàng hoá (nếu có). Nếu có kinh doanh buôn chuyên thì phải nộp thuế buôn chuyến.

 

VII- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19.- Theo quy định tại điều 12 của Điều lệ thuế hàng hoá và điều 2 Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989, thuế hàng hoá thu theo từng lần bán hàng, thu ngay khi bán hàng hoặc giao nhận hàng hoá theo đúng thuế suất đối với từng mặt hàng và trị giá tính thuế. Do đó, các cơ sở sản xuất phải chấp hành đúng quy định trong Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng và trong Quyết định số 292-CT ngày 17-11-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 20.- Theo điều 6 và điều 30 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, những doanh nghiệp và thuế lợi tức theo phương pháp dưới đây:

1. Những cơ sở đã chấp hành tốt chế độ kế toán, mở sổ sách đầy đủ, ghi chép rõ ràng, trung thực, bán hàng có hoá đơn và chấp nhận nộp thuế theo kê khai thì thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức tính theo lời khai của cơ sở; sau khi cán bộ thuế kiểm tra xác nhận việc ghi chép trên hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán và tờ khai nộp thuế là đúng với thực tế, sẽ được cơ quan thuế xét giảm từ 3 đến 5% số thuế phải nộp. Nhưng nếu kiểm tra phát hiện việc kê khai không đúng để man lậu thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế theo kết quả kiểm tra; đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt theo điều 44 của Điều lệ thuế công thương nghiệp: có thể phạt tiền đến 5 lần số thuế gian lậu. Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy tố trước pháp luật.

2. Đối với những cơ sở khác, thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức theo phương pháp hoán, quy định như sau:

- Việc xác định doanh thu tính thuế phải công khai và sát đúng với hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phải công khai mức thuế và công khai mức miễn giảm (nếu có).

- Cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế và thời hạn nộp, địa điểm nộp và số tiền thuế ghi trên thông báo. Nếu chậm nộp thuế thì mỗi ngày chậm nộp bị phạt 1% trên số thuế nộp chậm. Nếu dây dưa không nộp thì có thể áp dụng phạt tiền đến 5 lần số thuế phải nộp. Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy tố trước pháp luật.

Điều 21.- Theo điểm 3, điều 7 của Pháp lệnh ngày 3- 3- 1989 người buôn chuyến phải có sổ buôn chuyến ghi đầy đủ số lượng, trọng lượng các mặt hàng trong từng chuyến hàng; kê khai và nộp thuế trước khi vận chuyển hàng đi. Trường hợp người buôn chuyến chưa nộp thuế ở nơi hàng đi thì phải nộp thuế ở nơi hàng đến; ngoài ra còn bị xử lý về hành vi trốn lậu thuế theo điều 44 của Điều lệ thuế công thương nghiệp.

Để thực hiện chống thất thu thuế buôn chuyến và không làm trở ngại lưu thông hàng hoá, phải củng cố ngay các trạm thu thuế tại các đầu mối giao thông (nhà ga, bến tầu, bến xe, bến cảng, các chợ) để bảo đảm quản lý tại gốc, thu thuế trước khi vận chuyển hàng đi.

Điều 22.- Phải kiện toàn bộ máy thu thuế từ trung ương xuống quận, huyện, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ thuế, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chính trị và chuyên môn, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài chính dự trù trong ngân sách Nhà nước một khoản kinh phí căn cứ vào nhiệm vụ thu được giao để phục vụ công tác thuế công thương nghiệp, trình Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt hàng năm.

Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ trích lập và sử dụng khoản kinh phí này.

VIII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1989.

Những quy định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng về thuế công thương nghiệp, thuế hàng hoá nội địa, thuế hàng hoá đối với hàng được phép xuất, nhập khẩu phi mậu dịch trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 24.- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Võ Văn Kiệt

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.