• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/06/2000
CHÍNH PHỦ
Số: 07/2000/NQ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 5 tháng 6 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

Về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005

________________________

 

Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp quan trọng của công nghệ thông tin. Công nghiệp phần mềm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm. Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, trong những năm qua, công nghệ thông tin đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa, bước đầu đã được ứng dụng trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ chuyên môn về công nghệ thông tin có trình độ đại học đã tăng lên đáng kể. Các mạng máy tính chuyên dùng đã được thiết lập và phát huy hiệu quả trong một số lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần phục vụ công tác quản lý Nhà nước. Song, cho đến nay vẫn còn thiếu các chính sách và biện pháp đồng bộ để khuyến khích xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm.

Phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta có những thuận lợi cơ bản là: thị trườngcông nghệ thông tin trên thế giới ngày càng tăng; yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn; con người Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ này; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và có nguyện vọng hợp tác và đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp phần mềm của nước ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức: thị trường công nghệ thông tin trong nước còn hạn hẹp; hạ tầngviễn thông đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu phát triển công nghệ thông tin nói chungvà công nghiệp phần mềm nói riêng; môi trường đầu tư cho công nghiệp phần mềm ở nước ta chưa thuận lợi, còn có khoảng cách lớn so với các nước xung quanh; nhận thức chung của toàn xã hội về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn thấp, đặc biệt làvề quyền tác giả đối với các sản phẩm phần mềm.

 

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM

1. Quan điểm.

Côngnghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khíchcác tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này.

Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Đồng thời, mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới.

Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa họcvà phát triển công nghệ trong lĩnh vực này.

2. Mục tiêu.

Xâydựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hoá và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia.

Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới.

Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM

1. Đào tạo nguồn nhân lực.

Phát huy mọi hình thức đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện và bồi dưỡng để đến năm 2005 có khoảng 25.000 chuyên gia trình độ cao và lập trình viên chuyên nghiệp, thông thạo tiếng Anh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngvà các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nhanh nguồn nhân lực này. Tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo về công nghệ phần mềm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi Internet trong các trường đại học và từng bước trong các trường phổ thông nhằm phục vụ tốt cho việc đào tạo.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nguồn nhân lựccho công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng dưới hìnhthức doanh nghiệp dịch vụ phần mềm và các hình thức khác. Đặc biệt chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho số sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp các ngành khác được tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng về công nghệ thông tin để có thể tham gia phát triển công nghiệp phần mềm.

2. Thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi.

Công nghiệp phần mềm là ngành công nghiệp được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhà nướcáp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm. Sản phẩm và dịch vụ phần mềm được sản xuất và cung cấp trong nước không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; nếu xuất khẩu thì được áp dụng thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định của pháp luật; áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi) và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà nước có chính sách tài trợ lại cho doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm, tối đa bằng số thuế thu nhậpdoanh nghiệp mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển.áp dụng chế độ ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân cho người lao động chuyên nghiệp trực tiếp tham gia phát triển công nghiệp phần mềm. Các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm được hưởng chế độ ưu đãi cao nhất về tín dụng và ưu đãi trongviệc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan thành lập và ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ phần mềm.

Nghiên cứu thiết lập tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Khu công nghiệp phần mềm QuangTrung (thành phố Hồ Chí Minh) cổng kết nối trực tiếp với hệ thống Internet quốc tế để các doanh nghiệp phần mềm có thể sử dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet có chất lượng cao, theo giá cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tính toán,cân đối nguồn vốn trong và ngoài nước cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 nămđối với các dự án đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm; tìm biện pháp để thuhút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm.

Tạo điều kiện thuận lợi để các hội hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng, phát triển công nghiệp phần mềm,bảo vệ bản quyền tác giả trong lĩnh vực này.

y ban người Việt Nam ở nướcngoài phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngườiViệt Nam ở nước ngoài hợp tác và hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong nước xúc tiến thị trường, chuyển giao tri thức và công nghệ. Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, sản xuất và kinh doanh phần mềm ở Việt Nam.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả pháp luật.

BộTư pháp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hoá - Thông tin và cácBộ, ngành có liên quan khẩn trương triển khai các công việc sau đây:

Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổsung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ và quyền tác giả về phần mềm nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm.

Tăng cường năng lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh,an toàn thông tin.

Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm cho đội ngũ cán bộ tư pháp, cán bộ tư vấn pháp lý.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn xã hội nhằm nâng caoý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu và ban hành chính sách phù hợp về xuất bản, kiểm tra xuất khẩu, nhập khẩucác sản phẩm phần mềm.

Công bố các số liệu thống kê về công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.

4. Mở rộng thị trường.

BộThương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điềukiện cho các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước mở chi nhánh vàvăn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài và xuấtkhẩu lao động phần mềm.

Khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tưứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm trong nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm công nghiệp phần mềm nước ngoài đầu tư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở ViệtNam.

III. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

1.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch vàĐầu tư, Tài chính, Công nghiệp, Thương mại, Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Bưu điện và các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ:

a) Hoàn chỉnh Đề án Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 -2005 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm;

c) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ.

Trongquá trình thực hiện nếu có những vướng mắc phải kịp thời xin ý kiến chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.