• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 15/05/2011
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 24/2011/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định

thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa; Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 1 tháng 11 năm 2006

của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định

vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia

___________________________________________

 

Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 22 tháng 11 năm 1994;

Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998;

Căn cứ Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 03 tháng 6 năm 1997;

Căn cứ Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia ký ngày 10 tháng 10 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 258/1998/TT-BGTVT ngày 18 tháng 8 năm 1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa

1. Khoản 2 Mục IV được sửa đổi như sau:

“2. Hồ sơ cấp phép vận tải ô tô quốc tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép vận tải quốc tế Việt – Trung;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hoặc bản sao chụp giấy phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải có giấy phép kinh doanh vận tải;

c) Bản sao chụp Giấy đăng ký của phương tiện;

d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

đ) Bản sao chụp Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển;

e) Bản sao chụp Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

2. Bổ sung Khoản 4 vào Mục IV như sau:

“4. Trình tự, cách thức và thời gian thực hiện:

a) Đơn vị vận tải nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải; Sở Giao thông vận tải kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết giấy hẹn ngày trả kết quả; Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi đến đơn vị vận tải;

b) Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép vận tải ô tô quốc tế cho các phương tiện của đơn vị vận tải;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính.”

3. Mẫu đơn đề nghị cấp phép vận tải quốc tế Việt – Trung được sửa đổi theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 1 tháng 11 năm 2006 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia

1. Điểm a khoản 2 Mục III được sửa đổi như sau:

“a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;”.

2. Khoản 4 Mục III được sửa đổi như sau:

“4. Trình tự, cách thức và thời gian thực hiện:

a) Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết giấy hẹn ngày trả kết quả. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi đến doanh nghiệp;

b) Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp;

 c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam thu lệ phí cấp phép theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Văn phòng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc qua đường bưu chính.”

3. Khoản 1 Mục IV được sửa đổi như sau:

“1. Đối tượng cấp phép

Phương tiện thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế.”.

4. Điểm a khoản 3 Mục IV được sửa đổi như sau:

“a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép liên vận cho phương tiện qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia theo Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này;”.

5. Khoản 4 Mục IV được sửa đổi như sau:

“4. Trình tự, cách thức và thời gian thực hiện

a) Thực hiện theo quy định tại khoản 4 mục III Thông tư này;

b) Trường hợp phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp khai thác trên tuyến. Sở Giao thông vận tải căn cứ vào văn bản chấp thuận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để chỉ đạo bến xe ký hợp đồng cho phương tiện đón trả khách tại bến;

c) Trong trường hợp có nhiều phương tiện đủ điều kiện được cấp giấy phép vận tải liên vận, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ưu tiên cấp phép theo thứ tự cho phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, phương tiện vận chuyển hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch; đồng thời căn cứ vào thời gian nộp hồ sơ để cấp phép cho phương tiện theo nguyên tắc cấp phép cho phương tiện có hồ sơ nộp sớm hơn.”.

6. Mẫu Tờ khai đề nghị cấp giấy phép vận tải liên vận cho phương tiện qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia được sửa đổi theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trong ngành giao thông vận tải chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Hồ Nghĩa Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.