• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 30/11/2000
BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ
Số: 04/2000/TT-BVGCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 11 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP

ngày của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giá cả.

 

Thực hiện Điều 24Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 01/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giá cả (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 44/CP), Ban Vậtgiá Chính phủ hướng dẫn một số điểm như sau:

 

Mục I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực giá cả là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về giá cả mà chưa đến mức truycứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạmhành chính.

2. Đối tượng điềuchỉnh trong Nghị định số 44/CP bao gồm:

- Cá nhân, cơ quanquản lý nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trịxã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có hoạt độngsản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài cóhành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả trên lãnh thổ Việt Nam cũng bịxử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tếmà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Một số cụm từ trongNghị định số 44/CP được hiểu như sau:

- Vi phạm nhiều lần làtrường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả từ lầnthứ 2 trở đi.

Tái phạm là trường hợpthực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt, nhưng chưa hết thời hạn đượccoi là chưa bị xử phạt mà lại có hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnhvực đó

- Thời hiệu xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giá cả là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính đượcthực hiện đến thời điểm hành vi vi phạm đó được phát hiện.

quan có thẩm quyền quy định giághi trong Nghị định số 44/CP bao gồm: Chính phủ và các cơ quan được Chính phủủy quyền hoặc quy định có thẩm quyền quyết định giá.

4. Về nguyên tắc xửphạt: Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tổ chức hoặc cánhân trong cùng thời điểm có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgiá cả mà các hành vi đó đều bị áp dụng hình thức phạt tiền thì được cộng lạithành mức phạt chung, nhưng phải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu mứcphạt chung không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển hồ sơ đến cấpcó thẩm quyền tại địa phương xảy ra hành vi vi phạm hành chính để xử phạt theothẩm quyền quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 44/CP.

5. Ngoài mức phạt tiềncụ thể cho mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả quy định tạiMục II của Thông tư này, tùy theo mứcđộ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính còn bị xử lý:

5.1. Áp dụng hình thức phạt bổ sungđể.tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch giá có được do vi phạm.

5.2. Có thể áp dụng một hoặc các biệnpháp sau:

a) Buộc bồi hoan toànbộ số tiền bị tổn thất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả gây ra;

b) Thu hồi tiền trợgiá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá dokhai man, khai khống hồ sơ chứng từ mà có được; tiền trợ giá, trợ cước vậnchuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng sai mụcđích;

c) Truy thu khoản tiềntrốn nộp do gian lận trong việc khai báo giá;

d) Chịu mọi chi phí đểthực hiện việc hoàn trả tiền cho tổ chức, cá nhân bị áp dụng sai giá theo quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền;

e) Bãi bỏ quyết địnhgiá không đúng thẩm quyền, quyết định giá sai.

Mục II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHINH TR ONG

LĨNH VỰC GIÁ CẢ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

1. Hành vi không thựchiện đúng quy định về niêm yết giá, báo cáo giá:

1.1. Hành vi khôngthực hiện đúng quy định về miêm yết giá:

a) Phạt cảnh cáo nếulà vi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi không miêm yết giá cáchàng hóa, dịch vụ do cá nhân, doanh nghiệp tự định giá;

b) Phạt tiền từ 50.000đồng đến 200.000 đồng với các hành vi:

Không thực hiện đúngquy định về niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ trong danh mục Nhà nước địnhgiá.

- Vi phạm lần thứ haihoặc tái phạm hành vi quy định tại tiết a.

1.2. Hành vi khôngthực hiện đúng quy định về báo cáo giá:

Phạt tiền từ 1.000.000đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, doanh nghiệp có hành vi không thựchiện đúng quy định về báo cáo các yếu tố hình thành giá khi cơ quan quản lý giácó yêu cầu như: Khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ, chi phí sản xuất kinhdoanh... đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

2. Hành vi chấp hànhsai giá:

2.1. Phạt cảnh cáo nếuvi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi mua thấp hơn giá niêm yết,bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cá nhân,doanh nghiệp tự định giá.

2.2. Phạt tiền từ100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:

a) Mua, bán hàng hóa,dịch vụ trong danh mục Nhà nước định giá sai với giá niêm yết.

b) Vi phạm lần thứ haihoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 2.1.

2.3. Phạt tiền từ500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứngdịch vụ sai với mức giá cụ thể, giá giới hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2.4. Phạt tiền từ1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lợi dụng thiên taiđể nâng giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm thu lợi bất chính;

b) Lợi dụng thiên taivà những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để ép giá mua hàng hóa không tươngứng với chất lượng và giá cả bình thường trước khi xảy ra thiên tai.

Ngoài hình thức phạttiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tại khoản 2 này còn bị áp dụng hìnhthức xử phạt quy định tại khoản 5.1, tiết a khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

3. Hành vi gian lậntrong việc lập hồ sơ khai báo về giá:

3.1. Phạt tiền từ2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Khai man giá so vớigiá thực tế trong chứng từ hóa đơn hoặc giá hợp lý trên thị trường và các chiphí cấu thành trong phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ trình cơ quan cóthẩm quyền quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá trướckhi trình cơ quan cấp trên quyết định;

b) Báo cáo khống chiphí trong phương án giá.

3.2. Phạt tiền từ5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

a) Khai giá bán hànghóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn giá thực tế đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nướcquy định thu chênh lệch giá để thực hiện chính sách giá;

b) Khai giá mua hànghóa, dịch vụ cao hơn giá thực tế đôi vôi hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy địnhthu chênh lệch giá để thực hiện chính sách giá.

Ngoài hình thức phạt tiền,cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khác quy địnhtại tiết c khoản 5.2 Mục IThông tư này.

3.8. Phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

a) Khai khống, khaităng số lượng hàng hóa vận chuyển, số lượng hàng hóa mua và bán sai với số lượngthực tế để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển.

b) Khai khống, khaităng cự ly vận chuyển hàng hóa để nhận tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển.

Ngoài hình thức phạttiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khác quyđịnh tại tiết b khoản 5.2 Mục I củaThông tư này.

4. Hành vi sử dụng saimục đích tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, các khoản tiền hỗ trợ đểthực hiện chính sách giá:

Phạt tiền từ 5.000.000đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau:

a) Sử dụng sai mụcđích tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với những hàng hóa, dịch vụ có chínhsách trợ giá, trợ cước vận chuyển;

b) Sử dụng sai mụcđích các khoản tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá.

Ngoài hình thức phạttiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quyđịnh tại tiết b khoản 5.2 Mục I củaThông tư này.

5. Hành vi quy địnhsai mức giá, quy định giá không đúng thẩm quyền:

Phạt tiền từ 2.000.000đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Doanh nghiệp tựđịnh giá các hàng hóa, dịch vụ không thuộc thẩm quyền;

b) Quy định giá caohơn hoặc thấp hơn mức giá cụ thể, ngoài khung giá, cao hơn giá trần, thấp hơngiá sàn của cơ quan có thẩm quyền quy định.

Ngoài hình thức phạttiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quyđịnh tại khoản 5.1, tiết a và tiết e khoản 5.2 Mục I của Thông tư này.

6. Hành vi vi phạmnhững quy định về giá hàng hóa, dịch vụ thương mại trong thời gian khuyến mại:

6.1. Phạt cảnh cáo dovi phạm lần đầu, chưa gây tác hại đối với hành vi không thực hiện niêm yết thờigian, giá bán hàng hóa, dịch vụ khuyến mại do cá nhân và doanh nghiệp tự địnhgiá.

6.2. Phạt tiền từ50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các hành vi:

a) Không thực hiện nêmyết thời gian, giá bán hàng hóa, dịch vụ khuyến mại do Nhà nước quy định giá;

b) Vi phạm lần thứ 2hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 6.1.

6.3. Phạt tiền từ500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Bán hàng hóa, cungứng dịch vụ khuyến mại trong thời gian khuyến mại thấp hơn 70% giá hàng hóa,dịch vụ thương mại bình thường trước thời gian khuyến mại;

b) Khuyến mại bằnghàng hóa, dịch vụ có giá trị cao hơn 30% giá trị hàng hóa, dịch vụ khuyến mạitrước thời gian khuyến mại.

Ngoài hình thức phạttiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt quyđịnh tại tiết a khoản 5.2 Mục I củaThông tư này.

Mục III. THẨM QUYÊN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁ CẢ

1. Thẩm quyền xử phạt:

1.1. Đối vớihành vi vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng cácbiện pháp khác không thuộc thẩm quyền của cấp mình, thì trong thời hạn 3 ngày(tính theo ngày làm việc) kể từ ngày lập biên bản, phải kiến nghị bằng văn bản vớicơ quan có thẩm quyền xử phạt, trong đó có kiến nghị hình thức, mức phạt cụthể.

1.2. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt nhậnđược văn bản kiến nghị về xử phạt hành chính phải ra quyết định xử phạt theothời gian quy định tại khoản 2.2 Mục III của Thông tư này. Quyết định xử phạt phải gửi cho cơ quan kiến nghịbiết.

2. Thủ tục xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giá cả được thực hiện theo Điều 45, 46, 47, 48,49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 được cụ thể như sau:

2.1. Trường hợpphạt cảnh cáo được áp dụng nếu vi phạm lần đầu, chưa gây hậu quả. Việc quyếtđịnh phạt cảnh cáo phải được thực hiện bằng văn bản (theo mẫu).

2.2. Khi phát hiệnhành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả, cơ quan có thẩm quyền phảiđình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về vi phạm hành chính(theo mẫu). Biên bản phải được lập thành ít nhất 2 bản, có đầy đủ chữ ký của ngườilập biên bản, tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc người đại diện cho đơn vị có viphạm và được gửi cho tổ chức, cá nhân vi phạm, các bên có liên quan; đối vớihành vi vi phạm những quy định về quyết định giá, người có thẩm quyền xử phạtphải kịp thời báo cáo và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ vănbản quyết định giá sai thẩm quyền, quyết định giá sai theo quy định của LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong thời hạn mườilăm ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩmquyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt (theo mẫu). Trong trường hợp vi phạmcó nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thì thời hạn trên có thể đượckéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân,tổ chức vi phạm, cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày raquyết định xử phạt.

Trường hợp mức phạttiền từ 2.000.000 đồng trở lên, quyết định xử phạt phải gửi đến Viện Kiểm sátnhân dân cùng cấp.

2.3. Quyết định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả có hiệu lực ngay từ ngày ký, trừtrường hợp có quy định cụ thể ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức bịxử phạt phải thi hành đúng thời gian ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thờigian quy định mà không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng các biện phápquy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 44/CP.

2.4. Khoản 2 và khoản3 Điều 19 Nghị định số 44/CP thực hiện theo Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Ban Vật giá Chínhphủ.

Mục IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; XỬ LÝ VI PHẠM

1. Khiếu nại, tố cáo;giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Cá nhân, tổ chức bị xửlý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả có quyền khiếu nại theo Luật Khiếunại, tố cáo. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức, cá nhân vẫnphải thi hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.

2. Xử lý vi phạm:

Người có thẩm quyền xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả mà vụ lợi cá nhân hoặc thiếu tinhthần trách nhiệm, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúngmức, xử phạt vượt mức thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạicho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người bị xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực giá cả nếu có hành vi cản trở, chống người thihành công vụ hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt viphạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hànhchính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của pháp luật hiệnhành.

Mục V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệulực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thựchiện các Bộ, Ngành và các địa phương có khó khăn vướng mắc cần báo cáo kịp thờivề Ban Vật giá Chính phủ để bổ sung, sủa đổi .Thông tư này cho phù hợp./.

Trưởng ban

(Đã ký)

 

Nguyễn Ngọc Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.