• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/07/1961
BAN CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ DOANH
Số: 144/BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 1961

 

THÔNG TƯ

CỦA BAN CẢI TẠO CTN TƯ DOANH SỐ 144/BCT
NGÀY 5 THÁNG 7 NĂM 1961 VỀ VẤN ĐỀ NHÀ CHO THUÊ
CỦA TƯ NHÂN Ở CÁC NGOẠI THÀNH, NGOẠI THỊ

1. Hiện nay rải rác ở các thôn xóm thuộc ngoại ô các thành phố và ngoại ô các thị xã, do yêu cầu của việc phát triển kinh tế, các công trường, xí nghiệp xây dựng mỗi ngày càng nhiều, cán bộ, công nhân viên các nơi tập trung về càng đông, nhu cầu nhà đang khẩn trương.

Trong tình hình đó khả năng Nhà nước chưa thể giải quyết ngay một lúc chỗ ở cho nhiều người. Do đó một số lớn cán bộ, công nhân viên thiếu nhà ở đã phải tự thương lượng thuê nhà tư nhân để ở ngày càng nhiều. Hầu hết tư nhân có nhà cho thuê nói trên là quần chúng lao động.

Nhà của họ làm ra trước đây đa phần nhà gạch bán kiên cố và tranh lá sơ sài. Chủ nhà làm ra với mục đích dùng để ở không phải để cho thuê. Nhưng trước tình hình nhà ở khó khăn nói trên, do sự vận động của ta, hoặc do quan hệ bạn bè, bà con thân thuộc, mà họ nhân nhượng bớt lại một phần diện tích nhà đang ở để cho người khác thuê hoặc ở nhờ. Số diện tích nhà cho thuê đó không nhiều lắm và thường là diện tích vừa để ở vừa cho thuê. Cũng có người cho thuê hẳn một ngôi nhà, diện tích đủ khởi điểm cải tạo nhưng rất cá biệt. Việc thuê mượn có tính chất tương trợ, nhường cơm xẻ áo, thỉnh thoảng tuy có mâu thuẫn ở mặt này mặt nọ, nhưng đó chỉ là nhất thời, từng mặt.

Tình hình trên chứng tỏ quan hệ thuê mượn nhà cửa hiện nay ở đây không phải là quan hệ thuê mượn bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa, trái lại, là quan hệ tương trợ giúp đỡ trong nội bộ những người lao động với nhau.

2. Do tính chất và đặc điểm tình hình đó, thái độ của chúng ta đối với loại nhà cửa cho thuê này như sau:

Nói chung ở đây không áp dụng chính sách cải tạo và quản lý thống nhất nhà cho thuê như ở các thành phố và thị xã. Cụ thể là:

Đối với những chủ nhà cho thuê là nông dân lao động và quần chúng lao động khác, thuộc tính chất như nói trên thì cứ để cho chủ nhà và người thuê nhà thoả thuận giải quyết. Nếu có vấn đề xích mích xảy ra thì vận dụng sinh hoạt thôn xã mà giải quyết trong nội bộ, nếu cá biệt có giá thuê nhà quá đắt thì cũng làm cho họ hiểu biết chính sách cho thuê mượn nhà cửa của Nhà nước hiện nay mà tự nguyện xử lý, nhưng trước sau vẫn dùng biện pháp giáo dục thuyết phục, không dùng mệnh lệnh.

Cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phương cần chú ý công tác giáo dục đối với chủ nhà, đề cao tinh thần hữu ái giai cấp, không vì khan hiếm nhà ở mà bắt chẹt nhau về giá thuê nhà, hoặc có những hành động trung gian trục lợi khác. Mặt khác, cần giáo dục người thuê giữ gìn bảo vệ nhà cửa mình đang thuê ở và cùng với chủ nhà tự sửa chữa nhà để đảm tốt đời sống cư trú của nhau.

Trường hợp nếu đó là nhà cho thuê đã có từ trước tức là chuyên làm cho thuê mượn và trên diện thì vẫn áp dụng chính sách chung. Nếu là dưới diện thì tuỳ tình hình nhà cửa, quan hệ thuê mượn mà linh hoạt xử lý, tức là có thể áp dụng chính sách đối với chủ nhà dưới diện, cũng có thể không đặt vấn đề như đối với những nhà không phải làm để cho thuê ở ngoại ô mà xử lý.

Ngoài diện lao động nói trên, nếu ở ngoại ô mà vẫn có nhà gạch cho thuê của địa chủ, phú nông, tư sản trên khởi điểm thì vẫn áp dụng chính sách chung. Nếu là nhà tranh, nhà lá cho thuê ở sâu tận thôn xóm thì có thể giao cho chính quyền địa phương đó trực tiếp giải quyết, bằng cách trực tiếp quản lý và sử dụng.

Nguyễn Văn Thao

(Đã ký)

Trưởng ban (Ban)

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Thao

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.