• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 03/03/2002
CHÍNH PHỦ
Số: 18/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 2 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng.

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 29 tháng 6 năm 1988 và được sửađổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụnghình sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990; ngày 22 tháng 12 năm1992; ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Căn cứ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 07 tháng12 năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 26 tháng 4 năm 1993; Pháp lệnhThủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 29 tháng 3 năm 1994; Pháp lệnh Thủtục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 20 tháng 4 năm 1996; Pháp lệnh Thủtục giải quyết các vụ án hành chính ngày 03 tháng 6 năm 1996 và Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chínhngày 25 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộtrưởng Bộ Tư pháp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế quản lý kho vật chứng".

Điểu 2.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trướcđây trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3.Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghi định này.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.

 

QUY CHẾ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG

(ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày18/2/2002 của Chính phủ).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy chế này quy định về công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản tại khovật chứng các vật chứng và đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ ánhình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình (sau đâyviết gọn là các vụ án), nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thihành án.

Điều 2.

1.Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệukhác của các vụ án đã thu thập được trong quá trình tiến hành tố tụng đối vớicác vụ án đó, được xây dựng và quản lý theo các quy định của pháp luật và củaQuy chế này.

2.Kho vật chứng phải bảo đảm an toàn, khô ráo, thoáng khí, trang bị các phươngtiện cần thiết thích hợp; được quản lý nghiêm ngặt, sắp xếp hợp lý, tránh nhầmlẫn, mất mát, hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hại cho tài sản nhànước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người; thuận lợi cho việcnhập, xuất, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho, phục vụ có hiệuquả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Điều 3.

1.Kho vật chứng là nơi tiếp nhận, quản lý, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệukhác thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố hoặccông tác xét xử, thi hành án do cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc cấptrên hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trachuyển giao.

2.Việc quản lý kho vật chứng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liênquan; nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm hoặc làm mất, hư hỏng, làm giảm hoặc mấtgiá trị, giá trị sử dụng, giá trị chứng minh của vật chứng, đồ vật, tài liệu kháccủa vụ án đã thu thập được.

 

Chương II

TỔ CHỨC KHO VẬT CHỨNG

Điều 4.

1.Mỗi Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, mỗi Công an tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và ở Bộ Công an được tổ chức một kho vật chứng đểphục vụ công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự.

2.Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể việc thành lập, quy định nội quy kho vậtchứng trong Công an nhân dân.

Điều 5.

1.Mỗi quân khu (và cấp tương đương) và ở Bộ Quốc phòng được tổ chức một kho vậtchứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự và một kho vậtchứng để phục vụ công tác xét xử, thi hành án hình sự theo thẩm quyền trongQuân đội nhân dân.

2.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cụ thể việc thành lập, quy định nội quy khovật chứng trong Quân đội nhân dân.

Điều 6.

1.Mỗi Đội Thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và mỗi Phòng Thihành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức một kho vật chứng đểphục vụ công tác xét xử và thi hành án.

2.Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cụ thể việc thành lập, quy định nội quy khovật chứng thuộc các cơ quan thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ KHO VẬT CHỨNG

Điều 7.

1.Thủ kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a)Tổ chức quản lý, bảo quản vật chứng và đồ vật, tài liệu khác trong kho theo cácquy định của pháp luật;

b)Thực hiện việc xuất kho, nhập kho đối với vật chứng, đồ vật, tài liệu khác đãthu thập được của các vụ án theo lệnh của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án;

c)Báo cáo ngay cho cơ quan quản lý kho vật chứng khi phát hiện vật chứng, đồ vật,tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt, hư hỏng và chứng kiếnviệc cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường;

d)Đề nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng tổ chức sửa chữa, mở rộng,nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho kho vật chứng.

2.Thủ trưởng cơ quan quản lý kho vật chứng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a)Theo dõi, kiểm tra, giám sát và tiến hành các hoạt động quản lý khác đối vớihoạt động của kho vật chứng;

b)Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức di chuyển khẩn cấp vậtchứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho đến nơi an toàn trong trường hợp thiênnhiên hoặc con người đe dọa sự an toàn của kho vật chứng;

c)Yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân hỗ trợ bảo vệ khovật chứng trong trường hợp cần thiết;

d)Thông báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp trong các trườnghợp vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị mất mát, xâm phạm, chiếm đoạt.

đ)Xác định nguyên nhân vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho bị hư hỏng vàbáo cáo bằng văn bản cho cơ quan thụ lý vụ án;

e)Đề nghị cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về người, chuyên môn nghiệp vụđể bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu thuộc chuyên ngành;

g)Yêu cầu cơ quan thụ lý vụ án xử lý ngay vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trongkho khi có dấu hiệu hư hỏng, nguy cơ hư hỏng hoặc đe dọa sự an toàn của kho vậtchứng, môi trường, con người, tài sản.

3.Thủ kho vật chứng phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần thiết và cóphẩm chất đạo đức tốt.

4.Cán bộ, nhân viên kho vật chứng được hưởng chế độ, chính sách theo các quy địnhchung của Nhà nước và của ngành mình.

Điều 8.

1.Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án phải được lưugiữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ những trường hợp sau đây:

a)Vật không thể di chuyển về kho vật chứng, đã được giao cho cơ quan, tổ chứchoặc người có trách nhiệm bảo quản theo quy định của pháp luật.

b)Tài liệu (như giấy tờ, tranh, ảnh...) có số lượng ít, đã xếp vào hồ sơ vụ án vàđã được giao cho cán bộ thụ lý vụ án quản lý theo chế độ công tác hồ sơ;

c)Vật đã được giao cho cơ quan thụ lý vụ án quản lý trong thời gian sử dụng đểphục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

d)Vật là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy,chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật được chuyển giao cho cơ quan chuyêntrách để bảo quản;

đ)Vật thuộc loại mau hỏng, không thể bảo quản lâu tại kho vật chứng (như lươngthực, thực phẩm tươi sống, dược phẩm, dược liệu...), được chuyển cho cơ quanchức năng để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

2.Trường hợp do điều kiện khách quan mà vật quy định tại các điểm d và đ khoản 1Điều này chưa thể chuyển giao được ngay thì phải tạm nhập vào kho vật chứng đểbảo quản; sau khi khắc phục điều kiện khách quan đó thì phải chuyển giao ngay.

Điều 9.

1.Khi cần đưa vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án nhập khohoặc xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứngkhác, Thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuấtkho. Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặcđiểm của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác cần nhập kho, xuất kho, lý do, thờigian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho,lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu cơquan thụ lý vụ án.

2.Khi giao hoặc nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho vật chứng, ngườigiao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và giấy tờ tùythân. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các thủ tụcgiấy tờ.

3.Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm tổ chức vận chuyển, bảo quản, bảo vệvật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án từ kho vật chứng nàyđến kho vật chứng khác hoặc trong quá trình trực tiếp sử dụng để phục vụ điềutra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Điều 10.

1.Cán bộ, nhân viên kho vật chứng có trách nhiệm sẵn sàng tiếp nhận hoặc chuyểngiao vật chứng và đồ vật, tài liệu khác của các vụ án để phục vụ kịp thời côngtác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

2.Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập đượccủa vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm:

a)Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiếtkhác của người đến giao hoặc nhận;

b)Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứngđồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có);

c)Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi rõgiờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập khohoặc Lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại,số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệukhác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếuxuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữmột bản;

d)Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho, xuấtkho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan quảnlý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bênnhận; mỗi bên giữ một bản.

Điều 11.

1.Việc lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác trong kho vật chứngphải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quyđịnh; thực hiện việc dán nhãn để tránh nhầm lẫn và tạo điều kiện cho việc kiểmtra, giám sát.

Vàongày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm, Thủ kho vật chứng phải tiến hànhkiểm kê kho và làm báo cáo kiểm kê gửi lên cơ quan quản lý kho vật chứng.

Điều 12.Kinh phí phục vụ việc quản lý, xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp kho vậtchứng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, chi phí bảo quản, vận chuyển, giao,nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án tại kho vật chứng do ngân sáchnhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giaocho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, ViệnKiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13.

1.Người nào vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người nào có thành tích trong việc chấp hành Quy chế này sẽ được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

Điều 14.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệmcấp đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và quản lý kho vật chứng tạiđịa phương mình; chỉ đạo các cơ quan hữu quan ở địa phương phối hợp, bảo đảm anninh, an toàn cho kho vật chứng.

Điều 15.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm triển khai thi hành Quy chế này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.