CHỈ THỊ CỦA CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHố ĐÀ NANG
Vê việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm
____________________
Trong năm qua, tuy dịch cúm gia cầm không xuất hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẩng, nhưng trong phạm vi cả nước mầm bệnh dịch vẫn còn tiềm ẩn và dịch cúm A (H5N1) ở người vẫn tiếp tục xuất hiện ở một số địa phương và đang có dâu hiệu diễn biến phức tạp. Việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2005 là một trong những biện pháp nhằm tiêu diệt mầm bệnh, tiến tới không chế và thanh toán dịch cúm gia cầm. Để triển khai có hiệu quả việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm, Chủ tịch UBND thành phố chỉ thị:
1. Việc tiêm vắc xin phòng cúm gia cầm phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cẩp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của toàn dân, huy động cả hệ thông chính trị, nguồn lực, nhân lực trong ngành, của địa phương tham gia, thực sự trở thành chiến dịch của toàn thành phố.
Giao Giám đốc các Sở : Thủy sản - Nông lâm, Văn hóa Thông tin; Chủ tịch UBND các quận, huyện có kê' hoạch tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân để mọi người dân nhận thức được tính câ'p bách và tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm, nhằm tạo sự đồng tình, thông nhất, hưởng ứng triển khai thực hiện.
2. Chủ chăn nuôi gia cầm (chỉ gồm gà, vịt) giông ông bà, giông bố mẹ, gia cầm lây thịt, gia câm đẻ trứng thuộc các thành phần kinh tê' có trách nhiệm tạo điều kiện và kết hợp cùng cơ quan chức năng chuyên môn về thú y tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm.
3. Ngân sách thành phố đảm bảo chi cho việc tiêm phòng đôi với đàn gia cầm (gà, vịt) giông ông bà, bố mẹ, gia cầm đẻ trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt có thời gian nuôi kéo dài trên70 ngày tuổi thuộc các cá nhân, hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có số lượng dưới 1.000 con.
Đôi với các cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) có số lượng từ 1.000 con trở lên phải thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc và phải chịu toàn bộ chi phí tiêm phòng, nếu không tiêm phòng bắt buộc thì áp dụng biện pháp tiêu hủy đàn gia cầm.
Khuyên khích các cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình, cá nhân có gia cầm (trong hoặc ngoài phạm vi tiêm phòng) tự tổ chức và chịu toàn bộ chi phí tiêm phòng nhưng phải có sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan chuyên môn về thú y.
4. Sở Tài chính sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách thành phố năm 2005
để chi cho công tác tiêm phòng theo Kê' hoạch tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm
của ủy ban nhân dân thành phố.
Phôi hợp với Sở Kê hoạch và Đâu tư, Sở Thủy sản — Nông lâm cân đôi, bố trí ngân sách thành phố cho các đợt tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm năm 2006.
5. Sở Thủy sản - Nông lâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, hướng dẫn chuyến môn, nghiệp vụ tiêm phòng; chỉ đạo chặt chẽ việc mua, nhập, bảo quản, vận chuyển, phân phối vắc xin đến các điểm đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, đủ nhu cầu tiêm phòng theo kế hoạch; huy động lực lượng thú y từ Chi cục Thú y đên các xã, phường tham gia công tác tiêm phòng, tổ chức tập huân chuyên môn, trang thiết bị an toàn cho cán bộ làm nhiệm vụ.
6. ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm chính và chỉ đạo UBND các xã, phường trực thuộc huy động đủ lực lượng đế phối hợp với lực lượng thú y, y tế triển khai có hiệu quả, đúng đối tượng, kịp thời gian và thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
7. Giám đốc các Sở : Y tê, Thủy sản - Nông lâm có kê hoạch, biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ dịch tễ trong quá trình tiêm phòng và sau khi tiêm phòng, đảm bảo cho đàn gia câm và sức khỏe cộng đồng; Giám đốc sở Y tế có trách nhiệm huy động đủ lực lượng để phôi hợp với lực lượng thú y, lực lượng chính quyền địa phương triển khai công tác tiêm phòng.
Nhận được chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch ƯBND các quận, huyện; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện.