• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 29/11/2004
  • Ngày hết hiệu lực: 05/06/2014
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 21/2004/CT-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 11 năm 2004

CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010

_________________

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác phòng, chống tội phạm ở thành phố Đà Nẵng, chúng ta đã đạt dược những kết quả quan trọng, từng bưóc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực nhất là tội phạm hoạt dộng theo băng, nhóm, tội phạm ma túy, phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tính chất tội phạm nghiêm trong hơn... Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực thời gian tới còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể tác động đến tình hình trật tự an ninh trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm từ nay đến năm 2010, UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương tập trung thực hiện các mục tiêu, yêu cầu và chủ trương, biện pháp công tác lớn sau đây:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo môi trường xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triến kinh tế-xã hội của thành phố, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững kỷ cương pháp luật, sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và sự tham mưu tích cực, nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, đưa công tác phòng, chống tội phạm trở thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và các địa phương.

3. Tiếp tục kiềm chế và từng bước đẩy lùi tội phạm; làm giảm đáng kể các loại tội phạm nghiêm trọng: giết người, hiếp dâm, cướp tài sản công dân, cố ý gây thương tích có sử dụng hung khí, cướp giật, gây rối trật tự công cộng, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại...không để xảy ra tội phạm giết người để cướp của, ngăn ngừa có hiệu quả tội phạm có tổ chức hoạt động có tính quốc tế, khủng bố, buôn bán phụ nữ, tội phạm lợi dụng công nghệ cao...

II. CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP

1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; kết hợp với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đế mọi người dân nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm.

3. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các sở, ngành, địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực: đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, quản lý ngân sách..., tăng cường thanh tra, kiểm tra khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội, không để cho tội phạm lợi dụng hoạt động, hạn chế tối đa tham nhũng, tiêu cực. Hoàn thiện quy chế phối họp, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết liên tịch, chương trình hành động đã ký kết giữa các sở, ngành, đoàn thể trong phòng, chống tội phạm.

4. Tăng cường lực lượng, phương tiện, kinh phí cần thiết cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, xây dựng các cơ quan này thật sự trong sạch, vững mạnh bảo đảm thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, trước hết là nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở và vai trò tham mưu tích cực của công an xã, phường, chú ý đặc biệt phát huy vai trò của Tổ Dân phố, Ban Điều hành thôn, Ban Công tác Mặt trận. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm, nhất là các mô hình tự quản, tự phòng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đưa việc nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm trở thành phong trào thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

6. Tiếp tục thực hiện 4 đề án của Chương trình là: "Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư"; "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên". Nghiên cứu, xây dựng trình UBND thành phổ bổ sung một số đề án, chương trình hành động nhằm tập trung giải quyết những vấn đê búc xúc mới nổi lên về an ninh trật tự và nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác năm tình hình, nghiên cứu dự báo tinh hình tội phạm để có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

7. Sử dụng đồng bộ các biện pháp giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp, truy tố và xét xả kịp thời các loại tội phạm nghiêm trọng như: tội phạm có tổ chức, tội phạm ma túy, tham nhũng, buôn lậu, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm xâm hại trẻ em... Tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; truy bắt các đối tượng truy nã; quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng hình sự, đối tượng sau cai nghiện, mở rộng trung tâm chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề 05-06, xây dựng cơ sở lao động sản xuất cho người cai nghiện ma túy tập trung...Nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá và xử lý nghiêm minh tội phạm.

8. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, dám bảo thực hiện có hiệu quả Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ trách nhiệm đã được phân công trong Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và những yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên:

a/ Giao Công an thành phố chỉ đạo bộ phận Thường trực 138/TP tham mưu xây dựng Kế hoạch của UBND thành phố chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2010.

b/ Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2010 trong phạm vi đơn vị, địa phương mình phụ trách.

2. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị xã hội, thành viên của Mặt trận tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chính quyền trong công tác vận động nhân dân, hội viên, thành viên tham gia phòng, chống tội phạm thực hiện Nghị quyết số 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong giai đoạn đến năm 2010.

3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm một cách kịp thời và nghiêm minh, thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số vấn đề trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

4. Hàng quý, năm các sở, Ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của thành phố (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP) để tổng họp, báo cáo UBND thành phố và Ban Chỉ đạo 138/CP.

5. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiếm tra, tống hợp tình hình và thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND thành phố kết quả thực hiện Chỉ thị này./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Tuấn Anh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.