• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/06/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 25/12/2016
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 68/2005/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 5 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÔ ĐÀ NẴNG

Ban hành Quy chế Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

_________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

- Căn cứ Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001-2010;

- Căn cứ Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29 tháng 12 năm 1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nang tại Tờ trình số 33/TT-STNMT ngày 20 tháng 01 năm 2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3 : Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4 : Trưởng ban Ban Chỉ đạo Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch úy ban nhân dân các quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Hoàng Tuấn Anh

QUY CHẾ

Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn đầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

(Ban hành kèm theo Quyết định sô 68/2005/QĐ-UB ngày 31 tháng 5 năm 2005

của Ủy han nhân dân thành phố Đà Nẵng)

_________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy chế này quy định về việc ngăn ngừa và ứng phó sự cô tràn dầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2: Việc ứng phó sự cố tràn dầu được tiên hành trong mọi trường hợp tràn dầu do mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài gây ra trên địa bàn thành phố.

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

1. "Dầu" bao gồm dầu và các sản phẩm dầu.

2. "Sự cố tràn dầu" là hiện tượng dầu thoát ra ngoài tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên do rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gẫy, thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hoá dầu...

3. "Cơ sở" bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.

Điều 4: Mức độ ứng phó sự cố tràn đầu

Mức độ ứng phó sự cố tràn dầu được xác định trên cơ sở khối tượng dầu tràn ra môi trường, bao gồm:

1. Mức I: dưới 100 tân.

2. Mức II: từ 100 tân đến 2.000 tân.

3. Mức III: trên 2.000 tân.

Điều 5 : Nguyên tắc chung trong hoạt động ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu

1. Các cơ quan, đơn vị trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu, không gây phiền hà, ảnh hưỏng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân; chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thông nhất của Ban Chỉ đạo Ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số: 10438/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).

2. Cơ sở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn hàng hải và các quy định liên quan nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa phát sinh sự cố tràn dầu và các nguy cơ liên quan đến sự cố tràn dầu.

3. Trong khi thực hiện hoạt động ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu, các cơ quan, tổ chức và cá nhân nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phôi hợp chặt chẽ với nhau, dưới sự chỉ đạo thông nhất của Ban Chỉ đạo để giải quyết mọi vân đề phát sinh nhanh gọn, hiệu quả và đúng quy định.

Điều 6:

1. Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, hàng hải, trong công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dâu, ngoài việc thực hiện Quy chế này còn thực hiện các quy định liên quan của ngành.

2. Đôi với các sự cố tràn dầu xảy ra ngoài địa phận của thành phố, trên cơ sở yêu cầu, chỉ đạo của các Bộ, ngành và đề nghị của địa phương liên quan về phôi hợp ứng cứu sự cố tràn dầu, áp dụng các quy định khác.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 7: Nhiệm vụ của các cơ sở trong công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn đau

1. Tự xây dựng các kê hoạch, các phương án ứng phó sự cố tràn dâu phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng tràn đầu của cơ sở. Hàng năm, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Tài nguyên và Môi trường) để phối hợp, hỗ trợ hoặc huy động trong trường hợp cần thiết.

2. Đầu tư các trang thiết bị và lực lượng tương ứng với khả năng tràn dầu của cơ sở để đảm bảo ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dâu. Trong trường hợp tiềm lực và khả năng bị giới hạn cơ sở phải phôi hợp, hợp tác với các cơ sở khác để hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra tại cơ sở mình.

3. Các cơ sở phải sẩn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dâu theo sự điều động, chỉ huy thông nhất của Ban chỉ đạo.

4. Các cơ sở có trách nhiệm thông báo kịp thời, chính xác về các sự cố tràn dầu tại cơ sở khi xảy ra sự cố, kết quả ứng phó sự cố, các đề nghị hỗ trợ ứng phó khẩn cấp cho Ban chỉ đạo thông qua sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính an toàn trong các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu.

6. Hàng năm, tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điêu chỉnh và nâng cao khả năng ứng phó về kỹ thuật, trang thiết bị, vật liệu, nhân lực của các cơ sở phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Điều 8: Những công việc cân thực hiện khi sự cố tràn dầu xảy ra

1. Thông báo, báo cáo:

a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện dâu hiệu xảy ra sự cố tràn dầu phải thông báo khẩn cấp cho Ủy ban nhân dân xã/phường (úy ban nhân dân quận/huyện) hoặc Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Tài nguyên và Môi trường).

b) Khi các cấp chính quyền địa phương, sở Tài nguyên và Môi trường được thông báo (hoặc phát hiện) về sự cố tràn dầu phải thông báo ngay cho các đơn vị liên quan như phòng cháy chữa cháy, lực lượng cảnh sát, quân đội đóng tại địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan để huy động vào việc ứng cứu sự cố, và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan để có sự chỉ đạo, phôi hợp kịp thời trong việc xử lý.

c) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng khắc phục của thành phố, Ban Chỉ đạo phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan liên quan quyết định áp dụng biện pháp khắc phục, thông báo Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khụ vực 3, báo cáo úy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, ngành liên quan để được hỗ trợ.

2. Những nội dung công việc cần thực hiện khi sự cố tràn dầu xảy ra:

a) Trước tiên, tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

b) Tìm mọi biện pháp ngăn, quây không cho dầu tiếp tục tràn ra, loang rộng thêm, đặc biệt, không cho loang vào các vùng ưu tiên bảo vệ, vùng nhạy cảm tràn dầu. Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dụng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn.

Sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách: bơm hút; vớt thủ công; dùng rơm, rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngâm dầu thả xuống nước cho dầu thâm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn.

c) Trường hợp xảy ra tai nạn đâm va tàu chở dầu hoặc vỡ kho chứa dầu, cần nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp san dầu và di chuyển đến nơi an toàn.

d) Trường hợp sự cố xảy ra liên quan tới các phương tiện nổi có chứa dầu, phải tổ chức đưa phương tiện tới khu vực an toàn neo đậu.

đ) Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ có thể xem xét dùng chất phân tán dầu ngăn không cho dầu có khả năng loang vào, gây ô nhiễm đới bờ, khu vực nhạy cảm tràn dầu cần được ưu tiên bảo vệ. Mọi trường hợp dùng chất phân tán dầu đều phải được phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường và úy ban nhân dân thành phố. Tuyệt đôi không dùng chất phân tán dầu trong sông, vùng cửa sông, vùng vịnh và vùng nước nông ven biển.

e) Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, xử lý như sau :

- Nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp, bằng mọi phương tiện từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dâu, xe ủi, ô tồ tải) tổ chức thu gom váng dầu, cặn dầu.

- Tổ chức làm sạch bờ biển sau khi đã thu gom dầu. Về kỹ thuật xử lý và làm sạch bờ cụ thể đôi với từng kiểu, dạng bờ cần được trao đổi và thực hiện theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về môi trường.

g) Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu...) cần thu gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và xử lý theo sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về môi trường.

Điều 9: Kinh phí thực hiện ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu

Kinh phí thực hiện ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu được huy động và sử dụng trên nguyên tắc kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả.

1. Các cơ sở tự bảo đảm kinh phí đầu tư trang thiết bị, thực hiện kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó. Cơ sở có thể phôi hợp với các tổ chức bảo hiểm để đảm bảo kinh phí khi xảy ra sự cố.

2. Đôi với hoạt động của Ban Chỉ đạo và các lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo, kinh phí được hình thành từ các nguồn sau:

a) Nguồn từ ngân sách nhà nước.

b) Nguồn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, các dự án tài trợ trong và ngoài nước cho hoạt động bảo vệ môi trường.

c) Các nguồn hợp pháp khác.

3. Kinh phí đầu tư cho việc huy động trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố tràn dầu chung cho toàn thành phồ" được hình thành từ nguồn của các cơ sở, các tổ chức bảo hiểm, tổ chức tài trợ trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Điều 10 : Bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Nguyên tắc chung:

a/ Tất cả các tổ chức và cá nhân quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài gây ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dâu, đêu phải bồi thường các thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.

b) Cơ sở pháp lý cơ bản để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra do sự cố tràn dâu là luật Bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật khác và điều ước quốc tê mà Việt Nam tham gia có liên quan. Thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh châp thuộc Tòa án Việt Nam.

c) Quá trình khiếu nại đòi bồi thường các thiệt hại về môi trường có thể đòi hỏi tới tư vấn của cơ quan chuyên môn về pháp luật, đôi khi cần đến cả tư vấn về pháp luật của quốc tế trong các trường hợp bên gây sự cố’ là pháp nhân nước ngoài.

d) Trước khi tiến hành hoạt động đòi bồi thường cần trao đổi với Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có được các hướng dẫn cần thiết.

đ) Sự cố tràn dầu thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường, do vậy chi phí bồi thường cho các thiệt hại về môi trường rất lớn, thường vượt quá khả năng của chủ phương tiện gây ra sự cố. Để có thể trả được số tiền bồi thường thiệt hại này, các chủ phương tiện thường tham gia bảo hiểm quốc gia hoặc quốc tế theo quy định của pháp luật, cho nên về nguyên tắc, thiệt hại về môi trường có thể được hoàn trả thông qua các quỹ bảo hiểm. Số tiền hoàn trả sẽ chỉ được tính cho những khoản như sau:

- Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, san dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn, làm sạch môi trường...;

- Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất nông nghiệp (như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, làm muối...) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra;

- Bồi thường cho việc phục hồi môi trường bị suy thoái hoặc bị huỷ hoại do ô nhiễm;

- Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.

2. Nội dung cơ bản của thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường:

a) Cơ quan quản lý môi trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố (như cảng vụ, dầu khí, bảo hiểm...) và các cơ quan liên quan của địa phương, nhanh chóng xây dựng Va thu thập toàn bộ hồ sơ, mẫu vật liên quan và các khiếu nại của các câ"p và nhân dân địa phương v'ê ảnh hưởng của sự cố (ngày giờ xảy ra sự cố, địa điểm, số lượng dầu thoát ra, loại dầu, vùng dầu loang tới, mô tả về quy mô v.v...).

b) Tiến hành lập biên bản tại hiện trường giữa đại diện bên gây ra sự cố và đại diện bên bị thiệt hại - là cơ quan quản lý môi trường của địa phương (Sở TN&MT) nhằm ghi nhận chứng cứ ban đầu về sự cố, đặc biệt cần thu thập các thông tin cần thiết nhất như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của bên gây sự cố; thời gian và địa điểm xảy ra sự cố; lý do và tính chất của sự cố; lượng dầu và loại dầu thoát ra môi trường; tên và quốc tịch của phương tiện và người điều khiển phương tiện (nếu là tàu, dàn khoan); và các thiệt hại ban đầu có thể thây được (chết người, cháy nổ...).

c) Thu thập toàn bộ thông tin về chủ phương tiện gây ra sự cố (thuộc tổ chức, cá nhân nào, quốc tịch, nhật ký công tác, tham gia công ước hoặc bảo hiểm gì, hồ sơ về hàng hoá, về lượng dầu có trong tàu, biên bản về sự cố có chữ ký của chủ phương tiện, đại diện cảng vụ (nếu là sự cố đắm tàu) và đại diện của địa phương, các biên bản quy trách nhiệm đương sự của các bên gây ô nhiễm...).

d) Tổ chức ngay các nhóm chuyên gia khoa học để khảo sát tại hiện trường nhằm thu nhập số liệu, chứng cứ khoa học và thông tin về ô nhiễm; định giá mức độ, quy mô ô nhiễm, sự thiệt hại, suy giảm v'ê mồi trường, sinh thái; thiệt hại về kinh tế của các tổ chức và cá nhân trong hiện tại và trong tương lai. Các thông tin về môi trường này phải mang tính trung thực và có cơ sở khoa học, cần được thể hiện dưới dạng một báo cáo hoàn chỉnh, có các sơ đồ, số liệu, mẫu vật, các kết quả phân tích cụ thể, các phim ảnh minh họa đi kèm.

đ) Sau khi có được các loại hình thông tin cần thiết, cần xây dựng dơn khiếu nại và hồ sơ đi kèm. Trong việc chuẩn bị và xây dựng các hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường, ngoài các cơ quan chuyên môn pháp lý liên quan có thể trao đổi, phối hợp với Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường để có được các hướng dẫn cần thiết, đặc biệt, trong trường hợp bên gây thiệt hại là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Chương III

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Điều 11 : Ban Chỉ đạo

1. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo:

a) Ban Chỉ đạo bao gồm các thành viên đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

b) Các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban Ban Chỉ đạo; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

c) Ban Chỉ đạo họp định kỳ vào tháng 3 và tháng 11 hàng năm. Trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất.

2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:

a) Giúp ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố phôi hợp triển khai các hoạt động nhằm ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.

b) Xây dựng chương trình, kế" hoạch, biện pháp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đoạn 2001- 2010 trình úy ban nhân thành phố ban hành.

c) Theo dõi, sơ kết, tổng kết, báo cáo ủy ban nhân dân thành phố về tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố.

Điều 12: Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, thực hiện những nhiệm vụ, quyên hạn sau :

1. Chủ trì, phôi hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xây dựng các kế hoạch, phương án ngăn ngừa và ứng phó kịp thời, hiệu quả với mọi mối nguy cơ, sự cố tràn dầu, giảm tới mức thâ"p nhất thiệt hại đôi với môi trường, kinh tế.

2. Tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin cho các cơ quan, cơ sở liên quan đến việc ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dâu trên địa bàn thành phố.

Yêu cầu các cơ sở cung cấp các thông tin liên quan đến các nguy cơ, các khả năng xảy ra sự cố tràn dầu; các thông tin về công tác chuẩn bị ứng phó sự cố tràn dầu (kếhoạch, lực lượng, trang thiết bị...).

3. Chủ trì phôi hợp các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xây dựng các kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố tràn dầu, kế hoạch điều động và phôi hợp ứng cứu và báo cáo kịp thời, chính xác cho Ban chỉ đạo, UBND thành phố để chỉ đạo thống nhất công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

4. Triệu tập các cuộc hợp để Ban Chỉ đạo thông báo các kết quả phôi hợp giải quyết các vụ việc phát sinh, thông tin về hoạt động ứng phó và các kế hoạch nhằm phôi hợp ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố tràn dầu.

5. Thành lập Đội ứng phó sự cố tràn dầu thuộc sở Tài nguyên và Môi trường với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế hoạch ngăn ngừa và ứng cứu các sự cố tràn đầu trên địa bàn thành phố; cung câ"p các thông tin, tư liệu về hoạt động ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

b) Điều tra, khảo sát ô nhiễm dâu trên địa bàn thành phố; tổ chức quan trắc và phân tích môi trường, đánh giá mức độ, dự báo ô nhiễm môi trường và xây dựng các phương án phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu.

c/ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm do tràn dầu. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thực hiện các chương trình, dự án về nghiên cứu, đào tạo, tư vân trong lĩnh vực ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

d) Phối hợp với các trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở, khu vực, quốc gia và các cơ quan liên quan tổ chức ứng cứu các sự cố ô nhiễm môi trường do tràn dầu trên địa bàn thành phố.

Điều 13: Ủy ban nhân dân quận, huyện

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương theo sự chỉ đạo, phân công của Ban Chỉ đạo và úy ban nhân dân thành phố.

2. Chỉ đạo các cơ sở thuộc quyền quản lý lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ngăn ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.

Điều 14: Các cơ quan quân sự, an ninh quốc phòng

1. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sấn sàng triển khai lực lượng, phương tiện tham gia phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu theo đề nghị của Ban Chỉ đạo.

2. Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu do hoạt động của đơn vị.

Điều 15 : Các sở, ban, ngành có liên quan

1. Tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của ngành theo sự chỉ đạo, phân công của Ban Chỉ đạo và úy ban nhân dân thành phố.

2. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị hoặc cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc phạm vi quản lý có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu do hoạt động của đơn vị.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16 :

Tổ chức, cá nhân có thực hiện tốt công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dâu được khen thưởng theo quy định.

Tổ chức, cá nhân cố tình cản trở hoặc gây khó khăn cho việc ứng cứu sự cố tràn dâu hoặc lẩn tránh trách nhiệm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, kể cả việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17 : Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất úy ban nhân dân thành phố điêu chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hoàng Tuấn Anh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.