• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/01/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2005
HĐND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 12/2001/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 11 tháng 1 năm 2001

NGHỊ QUYẾT

Xây dựng và phát triển văn hóa thành phố 2001-2005

________________________

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;

- Sau khi nghe UBND báo cáo Đề án về xây dựng và phát triển văn hóa thành phố giai đoạn 2001-2005, thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND;

QUYẾT NGHỊ

Thông qua Đề án xây dựng và phát triển văn hóa thành phố giai đoạn 2001-2005. Hội đồng nhân dân lưu ý và nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:

1. UBND phối hợp với các cơ quan hữu quan và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, bằng nhiều hình thức phong phú, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục và phố biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong cán bộ và các cơ quan Nhà nước về Nghị quyết BCHTU 5 (Khóa VIII), Chương trình hành động của Thành ủy và Nghị quyết của HĐND thành phố về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ 2001-2005 nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa. Trên cơ sở đó phát động phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, các nội dung của Nghị quyết HĐND về xây dựng và phát triển văn hóa đá đề ra nhằm từng bước xây dựng Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp và hiện đại.

2. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa thành phố là một quá trình lâu dài, 5 năm từ 2001-2005 chỉ là một giai đoạn. Vì vậy, bên cạnh việc triển khai thực hiện các nội dung đã đề ra trong Đề án, trong 5 năm tới cần ưu tiên tập trung hoàn thành cơ bản các công trình văn hóa, các thiết chế văn hóa ở thành phố và các quận huyện, phường xã; đồng thời sớm xây dựng nội dung hoạt động thiết thực nhằm phát huy hiệu quả cơ sở vật chât mới và các cơ sở hiện có; củng cố và tăng cường bộ máy tương ứng, ban hành các chính sách đãi ngộ và xã hội hóa về văn hóa; xem đây là những mục tiêu tạo cơ sở vật chất, làm tiền đề cho phát triển văn hóa trong các giai đoạn tiếp theo.

3. Để bảo đảm tính khả thi của Nghị quyết, UBND thành phố cần cụ thể hóa những nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch từng năm. Phân đâu đến năm 2005 hoàn thành cơ bản những nội dung của Đề án.

Định kỳ hàng năm UBND báo cáo HĐND về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Thường trực HĐND, các ban HĐND và các vị đại biểu HĐND thành phố, các quận huyện và HĐND các xã, phường tổ chức kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa VI, nhiệm kỳ 1999-2004 thông qua ngày 11.01.2001.

 

TM. HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Phan Như Lâm

 

ĐỀ ÁN

Xây dựng và phát triển văn hóa thành phố giai đoạn 2001-2005 theo Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết hội nghị BCH TW Ln thứ 5 (khóa VIII)

________________________

I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TW 5.

Ngày 10 tháng 10 năm 1998, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương (khóa VIII) "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

Ngày 19 tháng 12 năm 1998, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 7239/1998/QĐ-UB ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Thành ủy.

Thời gian qua, các ngành và địa phương đã tiến hành nhừng công việc cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách đã nêu trong Chương trình hành động của Thành ủy, đạt những kết quả bước đầu trên các lĩnh vực sau đây:

1. Xây dựng con người Đà Nẵng theo những đức tính tiêu biểu của con người Việt Nam và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh đô thị:

Đây là một nhiệm vụ lâu dài, được thực hiện lồng ghép trong nhiều chương trình công tác của các ngành, các địa phương và các tổ chức xã hội.

Các ngành giáo dục - đào tạo, văn hóa thông tin đã phồi hợp với cơ quan truyền thông, báo chí, các đoàn thể của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức các chuyên đề giáo dục nếp sống, giáo dục truyền thống, đặc biệt là thông qua các ngày kỷ niệm các sự kiện trọng đại của lịch sử trong 2 năm 1999 và 2000.

UBND thành phố đã chỉ đạo tổ chức phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố "sáng, xanh, sạch, đẹp", được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Tuy phong trào chưa được duy trì thường xuyên thành nề nếp, nhưng bước đầu đã có những chuyển biến trong nhận thức của nhân dân.

Ngành văn hóa - thông tin đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN thành phố để triển khai lồng ghép cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư". Năm 2000, toàn thành phố có 92.784 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, đạt 63,86% tổng số hộ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cuộc vận động còn giới hạn trong phạm vi khu dân cư. sắp tới sẽ triển khai rộng khắp việc xây dựng đời sống văn hóa gia đình trên toàn xã hội, bao gồm cả cơ quan, xí nghiệp, doanh trại bộ đội, nơi công cộng.

Công tác xóa mù chữ, phố cập giáo dục đạt kết quả tốt. Đến nay, thành phố đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phố cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đến tuổi 17; tỉ lệ người lớn biết chữ được nâng lên 98,3% và trẻ em đi học đạt 99%.

Các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, phòng chông tội phạm, phòng chông ma túy, bài trừ nạn lang thang ăn xin, chông các tệ nạn xã hội được thường xuyên triển khai trong 2 năm qua, đạt được những thành quả đáng kể. Trên cơ sở đó, thành phố đã phát động kế hoạch xây dựng thành phố 5 không: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy, không có giết người cướp của.

Thành phố quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân; phát hành các tài liệu tuyên truyền, giáo dục nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với một số hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố để tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động theo pháp luật.

2. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.

Ngành văn hóa - thông tin triển khai hàng năm việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn thành phố. Đã tiến hành trùng tu một bước thành Điện Hải, Nghĩa Trũng Khuê Trung; chống xuống cấp các di tích văn hóa có giá trị như đình Quá Giáng, đình Bồ Bản, đình Túy Loan. Trong hai năm qua, đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng thêm 5 di tích cấp quốc gia (đình Nại Nam, Đình Túy Loan, Đình Bồ Bản, Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng, Nghĩa Trũng Hòa Vang) đưa tổng số di tích cấp quốc gia lên 9 di tích, và một di tích khác đang chờ Bộ xếp hạng, Ủy ban nhân dân thành phố ban hàng Quyết định đăng ký, bảo vệ di tích đối với 18 di tích khác trên địa bàn thành phố, nâng tổng số di tích cấp thành phố đăng ký bảo vệ là 56 di tích.

Ngoài ra, ngành văn hóa - thông tin đã xúc tiến một số quan hệ hợp tác với Hà Lan, Pháp, Đức trong lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa, bảo tồn, bảo tàng trên địa bàn thành phố.

Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường đã đầu tư tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học về phong tục, nếp sống, kết quả nghiên cứu được phố biến đến tận cán bộ chính quyền. Mặt trận cấp xã, phường đề vận dụng vào cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh. Hiện nay đang tiếp tục đầu tư các đề tài nghiên cứu, sưu tâm về văn hóa dân gian trên địa bàn thành phố (Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì); nghiên cứu biên soạn tài liệu giảng dạy lịch sử- văn hóa địa phương trong nhà trường, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của địa phương trong thế hệ trẻ (Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì).

3. Từng bước quy hoạch, đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm của thành phố:

- Đã hoàn thành việc giải tỏa số hộ dân và cán bộ cư trú tại khu vực 24 Trần Phú để chuẩn bị cho dự án hình thành khu công viên văn hóa - thế thao liên hoàn với khu di tích thành Điện Hải và Bảo tàng lịch sử thành phố.

- Đã triển khai xây dựng, sắp hoàn thành Nhà hát Tuồng Nguyền Hiến Dĩnh.

- Đã phê duyệt quy mô dự án mở rộng và nâng cấp Bảo tàng điêu khắc Chăm.

- Đã tiến hành từng bước việc tôn tạo tại Đài Tưởng niệm thành phố, sửa chữa nhỏ tại Trung tâm văn hóa - thông tin thành phố, cấp trang thiết bị cho Nhà hát Trưng Vương nhân dịp phục vụ các ngày lễ lớn năm 2000.

- UBND thành phố đang chỉ đạo các địa phương chọn địa điểm quy hoạch khu vui chơi giải trí ở các xà, phường.

4. Nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân và chất lượng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình:

Ủy ban nhân dân thành phố đã phát động cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật về thành phố. Cuộc thi đã kéo dài trong 2 năm (1998-2000), thu hút 216 tác giả của thành phố và của các Hội Trung ương và địa phương khác tham gia với 726 tác phẩm dự thi gồm đầy đủ các thể loại. Cuộc thi đã có tác dụng động viên các văn nghệ sĩ tâm huyết sáng tác về đề tài liên quan đến quá trình đâu tranh, trưởng thành và xây dựng cuộc sống mới ở thành phố Đà Nẵng.

Đá đầu tư, hỗ trợ cho Nhà xuất bản Đà Nẵng và một số tác giả đề in các công trình sáng tác, nghiên cứu phục vụ kỷ niệm 25 năm giải phóng Đà Nẵng, kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nước cũng như các tác phẩm về văn hóa địa phương.

Ngành Bưu diện đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và các địa phương triển khai thực hiện chủ trương xây dựng bưu điện văn hóa xã ở 9 xã thuộc huyện Hòa Vang và 2 phường thuộc quận Ngũ Hành Sơn.

Thực hiện chính sách tài trợ kinh phí cho Hội Văn học - Nghệ thuật và các tố chức chính trị - xã hội. Các hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật và tạp chí Non Nước được duy trì thường xuyên. Hỗ trợ cho Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố tổ chức các đợt đi nước ngoài và tiếp đón các đoàn văn nghệ sĩ bạn, thực hiện chủ trương giao lưu văn hóa.

Đã tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương kết hợp với nguồn của thành phố để nâng câp trang thiết bị của Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố, nâng cao chất lượng chương trình phục vụ nhân dân.

Hoạt động của các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn khá phong phú và ngày càng chú ý hơn về nội dung chất lượng. UBND thành phố duy trì thường xuyên nề nếp họp báo hàng tháng nhằm cung cấp đầy dủ thông tin trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố, tạo điều kiện chọ các báo, đài trung ương và địa phương phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị tư tưởng, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương.

5. Phát triển sự nghiệp gỉáo dục - đào tạo khoa học công nghệ:

Các ngành giáo dục - dào tạo và khoa học công nghệ thành phố đã triển khai Nghị quyết Trung ương 2 và Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, dạt nhiều chỉ tiêu thi đua của Bộ, Ngành giáo dục - đào tạo được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất về các thành tích của ngành.

Trong 2 năm qua, ngành Tư pháp phối hợp với các ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức các đợt thi, các đợt học tập, giáo dục về luật pháp nói chung, đặc biệt là về Bộ luật hình sự. Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân thành phố.

UBND thành phố đã thành lập Hội đồng khoa học thành phố và ban hành Quy chế hoạt động để xúc tiến các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, tham mưu các vấn đề về khoa học- công nghệ của thành phố.

Trong năm 2000, thành phố đã phê duyệt dự án và có Quyết định thành lập Trung tâm công nghệ phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố trong giai đoạn mới.

6. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về văn hóa để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa.

Đây là một nhiệm vụ quan trọng, liên quan đến con người. Trong thời gian qua, UBND thành phố đã sắp xếp, củng cố nhân sự của các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa: phê duyệt tổ chức bộ máy phòng, ban của Sở Văn hóa - Thông tin.

Tuy nhiên, vấn đề này còn phải tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa thành phố.

7. Phát động phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Trong 2 năm qua, thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy và các hướng dẫn của Trưng ương, các ngành của thành phố đã tổ chức tốt đại hội thi đua các ngành các cấp và đại hội thi đua của thành phố. Qua đó đã biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, đồng thời tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn mới.

Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được lồng ghép thực hiện trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, đem lại hiệu quả tốt. Kề từ thàng 12 năm 2000, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giai đoạn 2001-2005 với các chỉ tiêu thi đua mới, và quyết định thành lập Ban chỉ đạo mới ở các cấp.

II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-2005:

Chương trình hành động của Thành ủy về lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa VIII đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2010. Qua 2 năm thực hiện, thành phố đã đạt được một số chỉ tiêu và kết quả đáng kể như đã nêu ở phần trên. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trong Chương trình hành động của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa thành phố giai đoạn 2001-2005, tập trung vào các lĩnh vực thuộc sự nghiệp văn hóa - thông tin (Các lĩnh vực thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ thuộc phạm vi kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ), gồm các nội dung sau đây:

1. Xây dựng con người Đà Nẵng và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh đô thị:

Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục các nội dung Nghị quyết Trung ương 5, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi tổ chức, mọi cá nhân và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững. Bằng nhiều hình thực tuyên truyền, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, chuyển tải các nội dung Nghị quyết trong sinh hoạt chính trị, văn hóa của các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là thanh thiếu niên, các đối tượng học sinh, sinh viên.

Làm tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống tốt đẹp, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, khôi phục các thuần phong mỹ tục, đẩy lùi các hủ tục và tệ nạn xã hội. Xây dựng ở mọi người dân thành phố ý thức tự hào và trách nhiệm nâng cao uy tín của thành phố quê hương, có lối ứng xử lịch thiệp, văn minh, hiếu khách.

Triển khai kế hoạch thực hiện mục tiêu 5 không: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy, không có giết người, cướp của.

Tiếp tục phong trào ‘sáng, xanh, sạch, đẹp", xây dựng thành nề nếp ở các tổ dân phố dành một giờ sáng Chủ nhật để dọn vệ sinh đường phố, kiệt, hẻm.

2. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.

Tăng cường công tác giới thiệu bằng các hình thức xuất bản phẩm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu di sản, lịch sử địa phương... để giáo dục, tăng cường nhận thức đầy đủ về truyền thông lịch sử của thành phố Đà Nẵng.

Tiếp tục kiểm kê, nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong toàn thành phố; lập hồ sơ khoa học các di tích đã được kiểm kê, đề nghị Nhà nước công nhận các di tích có giá trị.

Tiến hành các cuộc điền dã, thám sát các di tích khảo cổ, đăng ký bảo vệ và phối hợp với các cơ quan khoa học khai quật các di chỉ quan trọng.

Tổ chức cuộc thi thiết kế các tượng đài đặt tại các bùng binh nút giao thông, từng bước xây dựng các tượng đài danh nhân, nhóm tượng đài lịch sử, văn hóa trong địa bàn thành phố.

Đưa vào giảng dạy tại nhà trường trung học phố thông các chuyên đề về lịch sử - văn hóa địa phương.

Tổ chức lại Bảo tàng lịch sử thành phố Đà Nẵng trên cơ sở Bảo tàng tổng hợp hiện nay bao gồm cả phần lịch sử tự nhiên và xã hội của thành phố qua các giai đoạn phát triển từ thời tiền sử, sơ sử cho đến ngày nay. Một bộ phận quan trọng là giai đoạn lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nội dung chứng tích chiến tranh. Nhà bảo tàng lịch sử sẽ được xây dựng trên cơ sở cải tạo cơ sở của Xí nghiệp được Trung ương 5 tại khu thành Điện Hải ngay sau khi đơn vị này dời địa điểm sản xuất.

Tiếp tục thực hiện công trình mở rộng diện tích trưng bày Bảo tàng Chàm Đà Nẵng, hình thành tại đây bộ phận nghiên cứu văn hóa Chămpa và tổ chức trưng bày triển lãm về đề tài văn hóa Chămpa. Đầu tư bảo quản các hiện vật đá sa thạch tại Bảo tàng Chàm.

Xây dựng bộ sưu tập nghệ thuật thành phố Đà Nẵng lưu giữ vốn nghệ thuật các dân tộc trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cả về dân gian truyền thông và đương đại, chuẩn bị điều kiện để xây dựng bảo tàng mỹ thuật của thành phố trong các giai đoạn sau.

Tổ chức liên kết các hoạt động nghiên cứu, học tập, tham quan của hệ thống các nhà truyền thông, bảo tàng của ngành và lực lượng vũ trang trên địa bàn.

Đầu tư trang thiết bị cho Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh hoạt động có hiệu quả. Xây dựng các trích đoạn tuồng mẫu mực trình diễn cho công chúng và khách nước ngoài gắn với các hoạt động diễn giảng, giới thiệu, trưng bày, triển lãm hình thức nghệ thuật này. Thành lập câu lạc bộ những người yêu thích tuồng và duy trì hoạt động thường xuyên, giúp đỡ các địa phương đơn vị trong việc tìm hiểu, tham gia tập luyện và biểu diễn nghệ thuật tuồng.

Hình thành bộ phận múa rối nước và múa dân tộc (kể cả múa Chăm) trong nhà hát tuồng. Đây là loại hình sân khâu mới tại địa phương có sức hấp dẫn đối với quần chúng, nhất là thiếu nhi và khách nước ngoài; đưa loại hình múa rối nước và múa dân tộc, múa

Chăm vào biểu diền trong nhà hát tuồng mới xây dựng, tạo điều kiện phát huy tác dụng của công trình, góp phần duy trì hoạt động thường xuyên tại Nhà hát.

3. Đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm của thành phố, hoàn thành và đưa vào sử dụng từng bước trong giai đoạn 2001-2005.

Triển khai xây dựng và hoàn thành công viên nước (ở phía nam Tượng đài thành phố) trong năm 2001 để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của nhân dân.

Xây dựng khu văn hóa - thể thao tại khu vực 24 Trần Phú.

Xúc tiến việc dời Xí nghiệp được phẩm Trung ương 5 và xây dựng Bảo tàng lịch sử thành phố ở khu vực thành Điện Hải, gắn với việc nghiên cứu trùng tu thành Điện Hải.

Tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương để xây dựng Trung tâm thể thao thành tích cao tại khu vực Tuyên Sơn, phường Hòa Cường.

Đầu tư cải tạo lớn Trung tâm văn hóa - thông tin thành phố (84 Hùng Vương) đảm bảo đủ điều kiện thực hiện đúng chức năng là một thiết chế văn hóa - giáo dục ngoài nhà trường gắn với hoạt động triển lãm - hội chợ và tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật lớn của thành phố.

Đầu tư xây dựng Trường Văn hóa Nghệ thuật thành phố ở địa điểm mới, đồng thời với việc củng cố dội ngũ giáo viên, tăng sức thu hút đối với người học.

Cải tạo, nâng cấp Nhà hát Trưng Vương.

Xây dựng trung tâm kỹ thuật phát thanh truyền hình của thành phố, đồng thời với việc nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cho Đài Phát thanh Truyền hình thành phố theo hướng hiện đại hóa.

4. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân và chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật:

Xúc tiến thành lập đoàn ca múa nhạc thành phố theo hướng tinh, gọn, cơ động. Đơn vị nghệ thuật này sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu đối ngoại và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố, đảm bảo đưa các hoạt động ca múa nhạc chuyên nghiệp đến với công chúng địa phương, góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở. Đồng thời đoàn nghệ thuật này sè là chỗ dựa vững chắc cho phong trào ca hát quần chúng, phát hiện, đào tạo và sử dụng các tài năng nghệ thuật địa phương.

Đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng, định kỳ tổ chức các cuộc hội diễn các cấp quận, huyện và toàn thành phố, kịp thời phát hiện đào tạo bồi dưỡng tài năng nghệ thuật.

Sắp xếp lại hoạt động phát hành phim và chiếu bóng trong khuôn khổ hoạt động mang tính sự nghiệp. Duy trì các buổi chiếu phim lưu động phục vụ các địa bàn miền núi và các vùng nông thôn, duy trì các hoạt động chiếu bóng phục vụ thiếu nhi, phục vụ tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, văn hóa. Tích cực đẩy mạnh các hoạt động mang tính kinh doanh tạo nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động chiếu bóng sự nghiệp. Kêu gọi đầu tư, hợp tác liên doanh để có được những điểm chiếu phim với chất lượng nghệ thuật và công nghệ cao.

Từ nay đến năm 2005, ở cấp quận, huyện, thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao trực thuộc Phòng Văn hóa - Thể thao để đảm nhận phát triển sự nghiệp văn hóa - thể thao tại địa phương; chú ý xây dựng các nội dung hoạt động của Trung tâm bao gồm đội thông tin văn nghệ, thư viện hoặc phòng đọc sách; trên cơ sở nội dung hoạt động sẽ từng bước xây dựng cơ sở vật chất phù hợp. 80% các xã, phường có các khu văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ các hoạt động văn hóa tại địa phương.

Củng cố bộ máy cán bộ của thư viện thành phố và tăng cường dầu tư để thư viện thành phố có điều kiện sưu tầm, lưu giữ các xuất bản phẩm và đáp ứng nhu cầu người đọc. Nghiên cứu, phát triển thư viện xã, phường và các mô hình đọc sách báo ở cơ sở bằng biện pháp nhà nước và nhân dân cùng làm và phối hợp với các ngành như mô hình bưu điện văn hóa xã.

Xây dựng mạng lưới truyền dẩn và phát sóng phát thanh truyền hình của thành phố đạt chuẩn quốc gia.

5. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các ngành văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình:

Rà soát, sắp xếp bộ máy cán bộ quản lý của ngành văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình; bổ sung cán bộ có năng lực và tâm huyết đề tăng cường hiệu quả và khả năng triển khai, điều hành các chương trình, đề án trong lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa thành phố trong giai đoạn mới.

Dùng nguồn ngân sách thành phố kết hợp với hỗ trợ của Bộ VHTT để chỉ định xuất cán bộ chuyên trách văn hóa - thể thao các xã phường đạt mức 250.000 đ/1 tháng.

Duy trì và phát triển Trường văn hóa nghệ thuật tại thành phố Đà Nẵng đào tạo cán bộ văn hóa cho thành phố Đà Nẵng và khu vực, tiến tới nâng cấp thành Trường cao đẳng trong giai đoạn 2001-2005.

Tổ chức các lớp tập huân nghiệp vụ tại Trường Văn hóa - Nghệ thuật nhằm bổ túc các kiến thức kỹ năng công tác cho cán bộ văn hóa các cấp cũng như các cộng tác viên.

6. Triển khai chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực, thu hút các tài năng tham gia xây dựng và phát triển thành phố:

Ban hành các quy định nhằm triển khai chủ trương xă hội hóa trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn thành phố.

Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các cơ sở tư nhân, các lớp tư thục đào tạo các năng khiếu, các tài năng nghệ thuật.

Có chế độ ưu tiên, đãi ngộ đối với các nhà hoạt động văn hóa, các tài năng nghệ thuật, các văn nghệ sĩ, trí thức đạt các giải thưởng quốc gia, quốc tế về công tác tại thành phối Đà Nẵng và phát huy tài năng đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa thành phố.

Ưu tiên tuyển dụng, bố trí việc làm cho các học sinh khá, giỏi của trường Văn hóa nghệ thuật thành phố, và các trường nghệ thuật Trung ương.

7. Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình:

Thành lập giải thưởng văn học nghệ thuật của thành phố, xét thưởng 4 năm 1 lần cho các tác giả của thành phố và các tác phẩm viết về thành phố có chất lượng cao.

Đầu tư để đẩy mạnh các hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật; tài trợ cho việc phố biến các tác phẩm văn nghệ của địa phương bằng nhiều hình thức như sinh hoạt câu lạc bộ (âm nhạc, sân khâu), tổ chức triển lãm, hội thảo và xuất bản; nâng cao chất lượng tạp chí Non Nước của Hội Văn học Nghệ thuật.

Tiếp tục tài trợ cho công tác xuất bản các tác phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và các tác phẩm khoa học - nghệ thuật phục vụ sự nghiệp văn hóa và phát triển thành phố.

Đào tạo, phố cập kiến thức về công nghệ thống tin cho cán bộ văn hóa, từng bước ứng dụng những thành tựu của công nghệ thống tin trong công tác quản lý và các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, nhất là các lĩnh vực báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thư viện, giáo dục đào tạo, tuyên truyền, quảng cáo.

III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Về tổ chức bộ máy, cán bộ:

Giao Ban Tổ chức chính quyền thành phố:

- Tham mưu về việc bổ sung, sắp xếp lại bộ máy và nhân sự cấp thành phối trong các ngành liên quan đến sự nghiệp xáy dựng và phát triển văn hóa - thành phố.

- Bố trí biên chế để UBND các quận, huyện thành lập Trung tâm văn hóa thể thao trực thuộc Phòng văn hóa - thể thao.

- Hướng dẫn phân công công tác của cán bộ cấp xã, phường, trong đó bố trí và ổn định công tác cho một thành viên UBND quản lý hoạt động văn hóa thông tin và thể thao; trường hợp không bố trí được thành viên UBND xã, phường thì bố trí một nhân sự có định suất thực hiện công tác này.

- Phối hợp với Sở VHTT để có kế hoạch đào tạo cán bộ sự nghiệp vàn hóa trong kế hoạch đào tạo hàng năm của thành phố.

2. Về các công trình xây dựng cơ sở vật chất:

Giao Sở Địa chính Nhà đất, Sở Xây dựng, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chính - Vật giá, rà soát về các công trình, nội dung nêu ở phần II của Kế hoạch: nhanh chóng lập các thủ tục về quy hoạch đất, thiết kế, ghi kế hoạch kinh phí để thực hiện từ nay đến năm 2005.

3. Về cơ chế, chính sách tài chính:

+ Giao Sở Tài chính Vật giá:

- Thẩm định các đề xuất kinh phí thực hiện nội dung kế hoạch này đưa vào phân bổ kinh phí hàng năm đế dảm bảo thực hiện được kế hoạch.

- Theo dõi, tham mưu việc câp kinh phí theo hướng tăng dần tỉ lệ chi phát triển văn hóa trong tổng mức chi thường xuyên của ngân sách địa phương; dùng ngân sách thành phố để cho hỗ trợ các nội dung hoạt động, bù vào chỗ thiếu hụt do cách phân bố dựa vào định mức theo đầu dân.

- Thực hiện cơ chế đầu tư lại các khoản thu về bảo tàng, di tích để trùng tu thường xuyên hệ thống di tích, bảo tàng và các đề án giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

+ Giao Sở Văn hóa Thông tin:

- Lập các đề án để tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của Bộ Văn hóa thông tin từ các chương trình mục tiêu, các đề án cấp bộ, và đầu tư một số công trình có tính chuyên ngành cao; tăng cường hợp tác, thu hút tài trợ nước ngoài kể cả viện trợ chính phủ và phi chính phủ.

4. Công tác phối hợp:

Đề nghị các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, tiếp tục lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) của Thành ủy.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành và thực tế của địa phương để triển khai kế hoạch này, coi nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa thành phố là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

5. Về quản lý Nhà nước và công tác tham mứu tổng hợp:

Giao Sở Văn hóa - Thông tin:

- Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến sự nghiệp của ngành.

- Đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa: thực hiện tốt vai trò, chức năng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.

- Tham mưu UBND thành phố phê duyệt các quy định khuyến khích thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.

- Theo dõi việc triển khai kế hoạch này, kịp thời tham mưu, báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Phan Như Lâm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.