• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 05/03/2005
CHÍNH PHỦ
Số: 93/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Lai, ngày 7 tháng 9 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

____________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 07 năm1995;

Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20 tháng 05 năm 1988;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là hành vi do cá nhân, tổ chức thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ thốngkê mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luậtphải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2.Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê bị xửphạt theo Nghị định này và các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3.Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vựcthống kê trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo Nghị định này, trừ trườnghợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1.Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải do người có thẩmquyền quy định tại các điều 12, 13, 14 và 15 của Nghị định này tiến hành.

2.Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải được phát hiện kịp thời vàphải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh.

3.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Cá nhân, tổ chức thựchiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cánhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.

4.Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê phải căn cứ vào tínhchất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyếtđịnh hình thức, biện pháp, mức xử phạt thích hợp.

5.Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạmhành chính.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê là một năm kể từngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính tronglĩnh vực thống kê đã hết thời hiệu xử phạt thì không bị xử phạt.

2.Cá nhân bị khởi tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụnghình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi đócó dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thì bị xử phạt vi phạmhành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là batháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ nói trên.

Điều 4. Các hình thức xử phạt

1.Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, cá nhân, tổchức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a)Cảnh cáo;

b)Phạt tiền.

2.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tronglĩnh vực thống kê, còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung và biệnpháp khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 11 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính.

 

Chương II

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬPHẠT

Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng mẫu biểu thống kê

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hànhvi sử dụng mẫu biểu không do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy địnhđã hết thời hạn sử dụng, bao gồm: báo cáo thống kê, phiếu điều tra, bảng hỏi,báo cáo kết quả điều tra và các quy định khác của phương án điều tra thống kê.

2.Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tái phạm hành vi vi phạmquy định tại khoản 1 của Điều này.

3.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:buộc hủy bỏ mẫu biểu thống kê đang sử dụng; lập lại báo cáo thống kê đúng mẫuquy định, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 6. Vi phạm việc ban hành, bổ sung, sửa đổi chế độ thống kê

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành visau đây:

Cốý thực hiện hoặc ép buộc người khác thực hiện hành vi bổ sung, sửa đổi mẫu biểubáo cáo thống kê, bảng phân loại thống kê; phương án điều tra thống kê, nộidung các văn bản hướng dẫn về thống kê; phương pháp tính các chỉ tiêu thống kêkinh tế, xã hội trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

2.Phạt tiền từ trên 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi ban hành hệthống chỉ tiêu thống kê, các chế độ báo cáo và điều tra thống kê không đúngthẩm quyền hoặc trái với chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

3.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:bãi bỏ và thu hồi mẫu biểu thống kê đã ban hành, bổ sung, sửa đổi không đúngthẩm quyền hoặc trái chế độ thống kê hiện hành của Nhà nước.

Điều 7. Báo cáo sai và khai man số liệu thống kê

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo số liệuhụt hoặc vượt mức so với thực tế hoặc vượt quá tỷ lệ sai số cho phép trongthống kê.

2.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo saicác hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh.

3.Phạt tiền từ trên 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai mansố liệu, cố ý báo cáo hoặc ép buộc người khác báo cáo sai số liệu thống kê.

4.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:lập lại báo cáo thống kê đúng hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phươngpháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 8. Nộp báo cáo thống kê không kịp thời, đầy đủ

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mộttrong những hành vi sau đây:

a)Nộp chậm báo cáo thống kê dưới 20 ngày so với chế độ quy định;

b)Nộp không đầy đủ số lượng biểu mẫu, không đầy đủ các chỉ tiêu của kỳ báo cáotháng, quý so với chế độ quy định.

2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành visau đây:

a)Nộp chậm báo cáo thống kê từ 20 ngày đến dưới 60 ngày so với chế độ quy định;

b)Nộp không đầy đủ số lượng biểu mẫu, không đầy đủ các chỉ tiêu của kỳ báo cáo 6tháng, 9 tháng, năm so với chế độ quy định.

3.Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báocáo thống kê.

4.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:lập lại báo cáo thống kê đúng hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh, đúng phươngpháp thống kê, gửi cho các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Vi phạm phương pháp thống kê

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vighi chép số liệu không rõ ràng, sửa chữa, tẩy xoá các số liệu, tài liệu thốngkê.

2.Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng saiphương pháp thống kê.

3.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý ápdụng sai hoặc ép buộc người khác áp dụng sai phương pháp thống kê.

4.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:buộc tính lại theo đúng phương pháp thống kê; lập lại báo cáo gửi cho các cơquan có thẩm quyền.

Điều 10. Vi phạm chế độ cung cấp, công bố số liệu, tài liệu thốngkê

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cung cấpkhông đầy đủ, không chính xác số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp phápcủa người có thẩm quyền.

2.Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hànhvi sau đây:

a)Gây trở ngại hoặc trì hoãn việc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêucầu hợp pháp của người có thẩm quyền.

b)Không cung cấp số liệu, tài liệu thống kê theo yêu cầu hợp pháp của người cóthẩm quyền.

3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, côngbố những số liệu, tài liệu thống kê theo quy định chưa được công bố, công khaivà những số liệu thống kê khi chưa được giải mật.

4.Áp dụng các biện pháp xử lý bổsung: buộc cung cấp số liệu, tài liệu thống kê cho cơ quan, người có thẩmquyền.

Điều 11. Vi phạm chế độ bảo quản số liệu, tài liệu thống kê

1.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về bảoquản số liệu, tài liệu thống kê; để hư hỏng các tài liệu thống kê nhưng còn khảnăng khôi phục.

2.Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong nhữnghành vi sau đây:

a)Để hư hỏng các tài liệu thống kê đến mức không còn khả năng khôi phục;

b)Để thất lạc các tài liệu thống kê.

3.Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hủy bỏ, épbuộc người khác huỷ bỏ số liệu, tài liệu thống kê khi chưa hết niên hạn quyđịnh.

4.Áp dụng biện pháp xử lý bổ sung:buộc khôi phục lại tài liệu thống kê còn khả năng khôi phục; thực hiện bảo quảntài liệu, số liệu thống kê theo đúng quy định của Nhà nước.

 

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬLÝ

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỐNG KÊ

Điều 12. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyênngành thống kê

1.Thanh tra viên chuyên ngành thống kê các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để viphạm hành chính trong lĩnh vực thống kê có giá trị đến 500.000 đồng và áp dụngcác biện pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 5; khoản 3 Điều 6; khoản 4 Điều 7;khoản 4 Điều 9; khoản 4 Điều 10; khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.

2.Chánh Thanh tra chuyên ngành thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung: áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 5; khoản 3 Điều 6; khoản4 Điều 7; khoản 4 Điều 9; khoản 4 Điều 10; khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.

3.Chánh Thanh tra chuyên ngành thống kê thuộc Tổng cục Thống kê có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 13. Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh

1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

2.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c)Áp dụng các hình thức xử phạt bổsung và các biện pháp khác theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 14. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trongtrường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thống kê quy địnhtại khoản 2 và 3 Điều 12; Điều 13 của Nghị định này vắng mặt hoặc ủy quyền thìcấp phó được xử phạt theo thẩm quyền của cấp trưởng.

Điều 15. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1.Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực thống kê thuộc địa phương.

2.Cơ quan thanh tra chuyên ngành thống kê các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc chức năng quản lý Nhà nước của ngànhthống kê.

3.Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thuộc thẩm quyềnxử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thụlý đầu tiên thực hiện.

Điều 16. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

Thủtục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quyđịnh tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 07 năm1995.

Điều 17. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thống kê

Việccưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thốngkê được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 18. Chuyển hồ sơ vi phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khixét thấy hành vi vi phạm pháp luật thống kê có dấu hiệu phạm tội, người có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩmquyền giải quyết.

Điều 19. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối ngườithi hành công vụ trong lĩnh vực thống kê

Việcxử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụtrong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo Điều 92 của Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính và các quy định tại các điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 08 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Điều 20. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê hết hiệu lực thi hànhsau một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp cá nhân, tổchức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu quyđịnh tại Điều này.

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối vớiquyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việckhiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Việcxử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực thống kê thực hiện theo Điều 91 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23.Thời hiệu thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực thống kê tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 19 tháng02 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Các quy định trước đây trái với Nghị địnhnày đều bãi bỏ.

Điều 24.Điều khoản thi hành

1.Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị địnhnày.

2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệmthi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.