• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/12/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

__________

 

Số: 34/2016/NQ-HĐND

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

 

                Hà Nam, ngày 08 tháng 12  năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

         Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên

        ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020

_______________________

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 KHÓA XVIII KỲ HỌP THỨ BA

         

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp kinh tế khác;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 2895/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020, Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận, thống nhất của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

          Điều 1. Ban hành Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020.

          Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Nghị quyết này bãi bỏ Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 9/12/2010 về quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 cho các cơ quan tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn và khoản 5 mục I Điều 1 Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 của HĐND tỉnh về quy định chức danh, mức phụ cấp, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVIII kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:

- Ủy ban TVQH;

- Chính phủ;

- Các Bộ: Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp;

- BTV Tỉnh ủy;

- TT HĐND tỉnh;

- UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh;

- Đoàn ĐBQH tỉnh;

- Các Ban HĐND tỉnh;

- Các Đại biểu HĐND tỉnh;

- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;

- Công báo tỉnh;

- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

 

 

  Phạm Sỹ Lợi

 

 

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

__________

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

 

         

QUY ĐỊNH

Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên

ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017-2020

         (Ban hành kèm theo Nghị quyết số …  /2016/NQ-HĐND

        Ngày   …/  …/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam)

_________________________________

 

Chương I

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN

CHO CÁC CƠ QUAN THUỘC TỈNH

 

 Định mức chi thường xuyên thuộc các lĩnh vực của các cơ quan thuộc cấp tỉnh quy định sau đây, ngoài lương và các khoản có tính chất lương chưa thực hiện trừ tiết kiệm tạo nguồn cải cách tiền lương, cụ thể:

Điều 1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể

1. Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân: 17,6 triệu đồng/biên chế/năm. Riêng Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, các ban đảng định mức: 26,3 triệu đồng/biên chế/năm.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở, định mức: 14,4 triệu đồng/biên chế/năm.

3. Ngoài định mức đảm bảo hoạt động tối thiểu nêu trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng ngân sách để cộng thêm nhiệm vụ chi đặc thù.

Định mức phân bổ bao gồm: Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin, tuyên truyền liên lạc, công tác phí, hội nghị, tổng kết, kỷ niệm thành lập ngành, đoàn ra, đoàn vào, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...vv; Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện công tác quản lý ngành, lĩnh vực; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá giám sát đầu tư; sửa chữa thường xuyên tài sản; mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định; hỗ trợ hoạt động cho công tác đảng, đoàn thể...vv.

Định mức phân bổ không bao gồm: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung của các Sở, ngành: Đóng niên liễm; kinh phí đối ứng của các dự án; chi tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ bao gồm cả đại hội của một số tổ chức chính trị xã hội; hội nghị khu vực; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tập huấn các chế độ chính sách mới thuộc lĩnh vực ngành cho các đơn vị cơ sở; chi hoạt động của các Ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở; kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí cho các cuộc tổng điều tra thống kê, các cuộc điều tra thống kê đặc thù, đột xuất; trang phục; hỗ trợ các tổ chức tôn giáo; kinh phí sản xuất hiện vật thi đua khen thưởng...vv.

Điều 2. Định mức phân bổ sự nghiệp giáo dục

1. Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương chiếm tỷ lệ 85% trong tổng chi (Chi lương và các khoản có tính chất lương tính theo chỉ tiêu biên chế được duyệt, mức lương tối thiểu: 1.210.000 đồng, các khoản đóng góp 24%).

2. Chi khác 15% trong tổng chi, để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chung, bổ sung tăng cường cơ sở vật chất và chi hoạt động của từng đơn vị.

3. Đối với trường Phổ thông trung học chuyên Hà Nam, tính thêm khoản chi đặc thù khác ngoài định mức: bao gồm chi cho các lớp thuộc hệ trung học cơ sở, học bổng học sinh và đào tạo học sinh năng khiếu chất lượng...vv.

Điều 3. Định mức phân bổ sự nghiệp đào tạo

1. Đối với trường Chính trị tỉnh:

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chỉ tiêu biên chế được duyệt.

b) Định mức chi hoạt động thường xuyên 13 triệu đồng một biên chế/năm.

c) Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

2. Chi đào tạo cao đẳng:

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế được giao.

b) Chi khác: Bình quân 3,2 triệu đồng trên học sinh/năm (Số học sinh đào tạo công lập được cấp có thẩm quyền giao).

3. Chi đào tạo trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề:

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế được giao.

b) Chi khác: Bình quân 2,18 triệu đồng trên học sinh/năm (Số học sinh đào tạo công lập được cấp có thẩm quyền giao).

4. Chi đào tạo sơ cấp: Chi khác bình quân: 1,092 triệu đồng trên học sinh/năm.

Điều 4. Định mức phân bổ sự nghiệp y tế

Định mức chi phòng bệnh, khám chữa bệnh đã bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương, theo mức lương tối thiểu 1.210.000 đồng và theo biên chế được duyệt.

1. Sự nghiệp khám chữa bệnh:

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế được duyệt.

b) Chi hoạt động thường xuyên: Theo đầu giường bệnh được giao: Định mức 15 triệu đồng/giường bệnh/năm.

c) Ngoài ra, đối với bệnh viện xã hội cộng thêm tiền thuốc cho bệnh nhân theo quy định.

2. Chi sự nghiệp y tế dự phòng:

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chỉ tiêu biên chế được giao.

b) Định mức chi hoạt động thường xuyên: Xác định theo tuyến chuyên môn: Tuyến tỉnh: 13 triệu đồng/biên chế/năm. Tuyến huyện: 10,4 triệu đồng/biên chế/năm.

c) Ngoài định mức nêu trên bố trí chi hoạt động y tế dự phòng để phòng bệnh là: 4.000 triệu đồng phục vụ chống dịch bệnh thường xuyên công tác thông tin tuyền thông, hoạt động kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến...vv

3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn (Trạm y tế xã):

a) Chi cho bộ máy: Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chỉ tiêu biên chế được giao.

b) Định mức chi hoạt động thường xuyên: Định mức 30 triệu đồng/trạm/năm.

          4. Kinh phí mua thẻ BHYT cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi; người nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ; cựu chiến binh; thanh niên xung phong; đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến và các đối tượng khác theo quy định. Tính theo số liệu điều tra hàng năm, mức chi theo quy định của Luật bảo hiểm.

Điều 5. Định mức phân bổ cho các sự nghiệp văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình, bảo đảm xã hội, môi trường, sự nghiệp kinh tế

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên 13 triệu đồng một biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

4. Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; kinh phí thăm hỏi các đối tượng chính sách và các chế độ khác theo quy định.

Điều 6. Chi an ninh, chi quốc phòng: Căn cứ nhiệm vụ cần triển khai và khả năng ngân sách để phân bổ.

 

 

Chương II

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Định mức chi thường xuyên thuộc các lĩnh vực của các cơ quan thuộc huyện, thành phố quy định sau đây, ngoài lương và các khoản có tính chất lương chưa thực hiện trừ tiết kiệm tạo nguồn cải cách tiền lương, cụ thể:

Điều 7. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể

1. Các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể được giao chỉ tiêu biên chế, định mức chi hoạt động bình quân 14,9 triệu đồng/biên chế/năm. Riêng Văn phòng Huyện ủy, Thành ủy, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, các Ban đảng định mức: 22,3 triệu đồng/biên chế/năm.

2. Các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể ngoài định mức đảm bảo hoạt động tối thiểu trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng ngân sách để bố trí thêm hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ đặc thù. Bổ sung thêm nhiệm vụ chi đặc thù cho khối đảng 1.500 triệu đồng trên huyện, TP; khối Ủy ban nhân dân và đoàn thể chính trị 2.500 triệu đồng trên huyện, TP; Hội đồng nhân dân 500 triệu đồng trên huyện, TP; Các hội đặc thù 90 triệu đồng/huyện, TP.

Định mức phân bổ bao gồm: Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, tổng kết, kỷ niệm thành lập ngành, đoàn ra, đoàn vào, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu,...vv; Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn của các ngành, chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện công tác quản lý ngành, lĩnh vực; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá giám sát đầu tư; kinh phí sửa chữa thường xuyên trụ sở; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định...vv.

Định mức phân bổ không bao gồm: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; chi tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ; hội nghị khu vực; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí cho các cuộc tổng điều tra thống kê, các cuộc điều tra thống kê đặc thù, đột xuất.

Điều 8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục

1. Khối mầm non và khối Trung học cơ sở:

a) Chi lương và các khoản có tính chất lương chiếm tỷ lệ 85% trên tổng chi (Chi lương và các khoản có tính chất lương tính theo chỉ tiêu biên chế được duyệt, mức lương tối thiểu: 1.210.000 đồng, các khoản đóng góp 24%).

b) Chi hoạt động bằng 15% trong tổng chi.

2. Khối Tiểu học:

a) Chi lương và các khoản có tính chất lương chiếm tỷ lệ 82% trên tổng chi (Chi lương và các khoản có tính chất lương tính theo chỉ tiêu biên chế được duyệt, mức lương tối thiểu: 1.210.000 đồng, các khoản đóng góp 24%).

b) Chi hoạt động: 18% trong tổng chi.

3. Chi tiền ăn trưa trẻ em 3-5 tuổi; hỗ trợ học bổng, chi phí học tập học sinh khuyết tật.

Điều 9. Định mức phân bổ sự nghiệp đào tạo

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân 10,4 triệu đồng trên biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

Điều 10. Định mức phân bổ cho bảo đảm xã hội

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2.  Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân 10,4 triệu đồng trên biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

4. Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và mai táng phí cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội được tính trên cơ sở quyết định của cấp có thẩm quyền và các đối tượng khác theo quy định; chi thăm hỏi các đối tượng chính sách theo quy định.

Điều 11. Định mức phân bổ chi cho sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân 10,4 triệu đồng trên biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

4. Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, bảo hiểm y tế cựu chiến binh, thanh niên xung phong, đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến; trưởng các chi hội chính trị xã hội thôn, tổ phố và các đối tượng khác theo quy định. Tính theo số liệu điều tra hàng năm, mức chi theo quy định của Luật bảo hiểm.

Điều 12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

1. Chi hỗ trợ hoạt động môi trường về rác thải sinh hoạt: Thực hiện theo cơ chế giá và theo lộ trình đóng góp của hộ gia đình, cá nhân không sản xuất, kinh doanh theo Quyết định của cấp thẩm quyền, chi hỗ trợ hỏa táng.

2. Hỗ trợ hoạt động về môi trường:

a) Hỗ trợ 200 triệu đồng trên một xã có hoạt động khai thác khoáng sản (không bao gồm những xã đã thực hiện đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường)

b) Hỗ trợ 200 triệu đồng xử lý ô nhiễm làng nghề trên một huyện.

c) Hỗ trợ công tác quản lý môi trường và các hoạt động môi trường khác: 500 triệu đồng trên một huyện.

d) Hỗ trợ các đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 13. Định mức chi sự nghiệp kinh tế

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân 10,4 triệu đồng trên biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ. (chi duy tu, sửa chữa thường xuyên đường giao thông, đê diều thuộc huyện quản lý)

Điều 14. Định mức phân bổ chi cho các lĩnh vực sự nghiệp văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền thanh

1. Chi cho bộ máy: Tính theo biên chế được duyệt, chi lương và các khoản có tính chất lương.

2. Định mức chi hoạt động thường xuyên bình quân 10,4 triệu đồng trên biên chế/năm.

3. Chi sự nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ cần thực hiện và khả năng ngân sách để phân bổ.

Điều 15. Định mức phân bổ chi an ninh

Vùng đồng bằng, thị trấn: Định mức 1.326 đồng trên một người dân; thành phố Phủ Lý: 2.340 đồng trên một người dân.

Điều 16. Định mức phân bổ chi quốc phòng

Vùng đồng bằng, thị trấn: Định mức 2.990 đồng trên người dân; thành phố Phủ Lý: 4.680 đồng trên một người dân.

 

Chương III

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH CHO CÁC XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN

          Định mức chi thường xuyên của xã, phường, thị trấn quy định sau đây, ngoài lương và các khoản có tính chất lương chưa thực hiện trừ tiết kiệm tạo nguồn cải cách tiền lương, cụ thể:

          Điều 17. Chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho cán bộ, công chức và phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

          1. Tính đủ các khoản lương, phụ cấp và các chế độ khác theo mức lương tối thiểu 1.210.000 đồng đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 và Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc quy định số lượng, chức danh cán bộ công chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam.

          2. Phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 97/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam về quy định chức danh, mức phụ cấp, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

          3. Công chức dự bị xã, phường, thị trấn theo quy định.

          4. Trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Điều 18. Chi hoạt động

1. Chi hoạt động quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể: Định mức chi 8,7 triệu đồng trên cán bộ (cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 và Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 của UBND tỉnh Hà Nam).

Ngoài các quy định trên bổ sung nhiệm vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách…vv cho xã phường, thị trấn. Bổ sung hoạt động cho một xã, phường, thị trấn: Hoạt động của Đảng: 60 triệu đồng; hoạt động của Ủy ban nhân dân: 55 triệu đồng; hoạt động của Hội đồng nhân dân: 55 triệu đồng; hoạt động của 5 đoàn thể chính trị, trong đó hoạt động của Mặt trận tổ quốc 14 triệu đồng, hoạt động của 4 đoàn thể còn lại mỗi đoàn thể 9 triệu đồng; hỗ trợ hoạt động tiếp dân: 10 triệu đồng; Ban thanh tra nhân dân và ban giám sát cộng đồng: 5 triệu đồng; Hoạt động của Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố 5 triệu đồng trên thôn, tổ dân phố.

2. Chi sự nghiệp và chi an ninh quốc phòng

a) Chi an ninh: 1.820 đồng/người dân, (không bao gồm trang phục dân công an xã)

b) Chi quốc phòng: 3.835 đồng/người dân, (không bao gồm ngày công lao động nghĩa vụ, trang phục dân quân tự vệ)

c) Chi văn hoá thông tin: 1.820 đồng/người dân.

d) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền thanh: 2.820 đồng/người dân.

đ) Chi sự nghiệp thể thao: 2.820 đồng/người dân.

  e) Chi  bảo đảm xã hội: 1.339 đồng/người dân.

g) Chi sự nghiệp giáo dục: 1.300 đồng/người dân.

h) Sự nghiệp kinh tế: 6.565 đồng/người dân.

Xã, phường, thị trấn loại I phân bổ theo định mức dân số nêu trên.

Xã, phường, thị trấn loại II phân bổ thêm 5% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.

Xã, phường, thị trấn loại III phân bổ thêm 10% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.

          Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, định mức phân bổ trên áp dụng cho năm 2017 và thực hiện đến khi có văn bản hướng dẫn và định mức kinh tế kỹ thuật của các Bộ, ngành trung ương và địa phương ban hành sẽ thực hiện theo cơ chế tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Thực hiện giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách. Riêng lĩnh vực giáo dục - đào tạo; khoa học công nghệ, trong thời kỳ ổn định ngân sách, thực hiện theo định hướng và phân bổ của Trung ương.

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

                                                          Phạm Sỹ Lợi

 

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.