QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng,
chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ vào Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn QPN-13-91, ban hành kèm theo Quyết định số 134/QĐ-KT ngày 04/04/1991 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
Căn cứ vào Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài thông, bạch đàn, bồ đề, keo lá to để cung cấp nguyên liệu giấy (QTN 27-87), ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ ngày 23/06/1987 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
Căn cứ vào Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98), ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ. Bãi bỏ Quyết định số 162/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Ban hành quy định tạm thời nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và chăm sóc rừng".
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các Cục, Vụ các đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
Nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng,
bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
(ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/01/2005
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định nội dung, phương pháp tiến hành và tiêu chuẩn nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên (gọi tắt là các công trình lâm sinh).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân thực hiện giao, nhận khoán các công trình lâm sinh bằng vốn ngân sách Nhà nước cấp.
Đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện giao, nhận khoán các công trình lâm sinh bằng nguồn vốn viện trợ nước ngoài, vốn vay ngân sách và vay tín dụng các ngân hàng thương mại Nhà nước nếu không có quy định khác thì cũng thực hiện việc nghiệm thu theo Quy định này.
Đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện giao, nhận khoán các công trình lâm sinh bằng một phần vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì thực hiện việc nghiệm thu các hoạt động lâm sinh được ngân sách hỗ trợ theo Quy định này hoặc theo các quy định riêng của chính sách hỗ trợ.
Đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện giao, nhận khoán các công trình lâm sinh bằng vốn vay tín dụng khác thì không thực hiện việc nghiệm thu theo quy định này.
Điều 3. Căn cứ để tiến hành nghiệm thu
1. Kế hoạch lâm sinh (trồng rừng, chăm sóc...) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hồ sơ giao khoán; hợp đồng giao, nhận công việc giữa bên A (bên giao khoán) và bên B (bên nhận khoán).
3. Hồ sơ thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Nội dung nghiệm thu
1. Nghiệm thu khối lượng công việc: nghiệm thu khối lượng từng loại công việc thực hiện so với khối lượng hợp đồng được ký kết.
2. Nghiệm thu chất lượng công việc: nghiệm thu chất lượng từng loại công việc thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật so với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và hợp đồng ký kết.
Điều 5. Nghiệm thu cơ sở và phúc tra nghiệm thu.
1. Nghiệm thu cơ sở: Là nghiệm thu kết quả thực hiện giữa bên A (bên giao khoán) và bên B (bên nhận khoán).
a) Đối với các hạng mục lâm sinh cần thiết phải thực hiện qua 2 bước nghiệm thu - bước 1, bước 2, thì kết quả nghiệm thu các lần trong bước 1, là căn cứ để tiến hành nghiệm thu cơ sở (bước 2).
b) Kết quả nghiệm thu cơ sở là căn cứ sau cùng để thanh quyết toán công trình.
2. Phúc tra nghiệm thu: Là kiểm tra lại kết quả nghiệm thu cơ sở. Phúc tra nghiệm thu do cấp trên trực tiếp của bên A tiến hành đối với bên A, là công việc thuộc chức năng quản lý của cấp trên khi thấy cần thiết phải kiểm tra nghiệm thu. Thành phần phúc tra nghiệm thu do cấp trên của bên A quyết định. Mẫu biên bản nghiệm thu phúc tra tại Phụ biểu 5.
a) Phúc tra nghiệm thu chỉ thực hiện sau khi hoàn thành nghiệm thu cơ sở, chậm nhất 30 ngày kể từ khi có báo cáo kết quả nghiệm thu cơ sở.
b) Khối lượng phúc tra nghiệm thu bằng 10% khối lượng nghiệm thu cơ sở. Trường hợp cần thiết có thể tăng khối lượng phúc tra nghiệm thu để tăng cường chức năng kiểm tra giám sát.
c) Kết quả nghiệm thu phúc tra sẽ phủ nhận kết quả nghiệm thu cơ sở, là căn cứ sau cùng để thanh quyết toán công trình.
Chương II
NGHIỆM THU TRỒNG RỪNG
Điều 6. Quy định các bước nghiệm thu, nội dung, phương pháp tiến hành nghiệm thu cơ sở.
1. Các bước nghiệm thu
a) Bước 1: Nghiệm thu công tác chuẩn bị trồng rừng
Bước nghiệm thu này làm cơ sở để quyết định bên nhận khoán được tiếp tục trồng rừng theo hợp đồng đã ký.
- Thành phần tham gia nghiệm thu: Cán bộ kỹ thuật giám sát của bên A nghiệm thu trực tiếp với bên B.
- Nội dung nghiệm thu: nghiệm thu toàn diện trên toàn bộ diện tích, bao gồm phát dọn thực bì, cuốc hố, kích thước hố, cự ly hố, bón lót.
- Kết quả nghiệm thu bước 1 được thể hiện trên phiếu nghiệm thu theo mẫu tại Phụ biểu la và là cơ sở cho nghiệm thu trồng rừng (bước 2).
b) Bước 2: Nghiệm thu sau khi trồng, tiến hành hai đợt, đợt một thời gian nghiệm thu sau khi trồng 2 tháng đối với tất cả các loài cây đợt hai nghiệm thu phần diện tích không đạt tiêu chuẩn trong nghiệm thu đợt một, nghiệm thu đợt hai tiến hành sau khi trồng dặm một tháng.
- Thành phần tham gia nghiệm thu.
Bên giao khoán: Gồm đại diện chủ dự án cấp cơ sở (lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, kế toán).
Bên nhận khoán: Người đại diện nhận khoán và một trong các đại diện hợp tác xã chính quyền xã, thôn bản (nếu thấy cần thiết)
2. Nội dung nghiệm thu bước 2, phương pháp tiến hành.
a) Nghiệm thu khối lượng: Kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ triết kế, khoanh và xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.
b) Nghiệm thu chất lượng: Nghiệm thu các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng được quy định: trong hợp đồng giao khoán.
- Đối với rừng trồng toàn diện:
Đo đếm toàn bộ diện tích hoặc đo đếm ô tiêu chuẩn.
Nếu đo đếm ô tiêu chuẩn thì diện tích ô tiêu chuẩn là 100m2, được lập trên tuyến đại diện của lô rừng. Số ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
Diện tích lô < 3 ha: 10 ô
Diện tích lô > 3 - 4 ha 15 ô
Diện tích lô > 4 - 5 ha: 20 ô
- Đối với rừng trồng theo băng: Đo đếm toàn bộ số lượng cây trên diện tích băng trồng.
c) Kết quả nghiệm thu bước 2 là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng, được thể hiện theo mẫu tại Phụ biểu 1b.
3. Các chỉ tiêu nghiệm thu, biện pháp xử lý
- Chỉ tiêu nghiệm thu bước 1 (chuẩn bị trồng rừng).
Các chỉ tiêu
|
Nội dung
nghiệm thu
|
Tiêu chuẩn
đánh giá
|
Biện pháp xử lý
|
1. Phát dọn thực bì
|
Kỹ thuật phát dọn thực bì
|
- Đúng thiết kế trong hợp đồng ký kết
|
Đạt tiêu chuẩn trồng
|
|
|
- Một trong các nội dung không đúng thiết kế trong hợp đồng
|
Phát dọn lại, nếu không thực hiện, không được trồng rừng
|
2. Kích thước hố, cự ly hố
|
Kích thước hố, cự ly hố theo thiết kế trong hợp đồng
|
- Đúng kích
thước, đúng cự ly
|
Đạt tiêu chuẩn trồng
|
|
|
- Không đúng
kích thước, sai
cự ly
|
Không đạt tiêu chuẩn trồng
rừng, cuốc lại cho đúng kích
thước, nếu không thực hiện
không được trồng rừng
|
3. Bón lót
|
Quy định bón lót theo thiết kế trong hợp đồng
|
- Đúng thiết kế
|
Đạt tiêu chuẩn trồng rừng
|
|
|
- Không đúng quy
định theo thiết kế
trong hợp đồng
|
Không đạt tiêu chuẩn trồng rừng, yêu cầu bón lót lại đúng quy định, nếu không thực hiện không được trồng rừng
|
- Chỉ tiêu nghiệm thu bước 2 (nghiệm thu cơ sở)
Các chỉ tiêu
|
Nội dung
nghiệm thu
|
Tiêu chuẩn
đánh giá
|
Đánh giá, kết luận
|
1. Diện tích
|
Diện tích thực trồng so với diện tích trong hợp đồng
|
Trồng đủ diện tích theo hợp đồng
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
|
|
Thực trồng < 100%
|
Nghiệm thu thanh toán theo thực trồng
|
2. Tỷ lệ cây sống tốt
|
So với quy định theo thiết kế trong hợp đồng
|
³ 85% cây sống tốt
|
Nghiệm thu thanh toán 100% giá trị hợp đồng
|
|
|
< 85% cây sống tốt
|
Không nghiệm thu, bên B tự lo cây giống đúng tiêu chuẩn, trồng bổ sung để đạt quy định, sau 1 tháng nghiệm thu lại, nếu không thực hiện, diện tích này không được nghiệm thu thanh toán
|
4. Hồ sơ nghiệm thu trồng rừng gồm hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm bước 1 (Phụ biểu 1a), biên bản nghiệm thu bước 2 (Phụ biểu 1b).
Chương III
NGHIỆM THU KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG
Điều 7. Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.
1. Các bước nghiệm thu thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 6.
2. Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành: Thực hiện như nghiệm thu trồng rừng theo băng quy định tại khoản 2 Điều 6.
3. Các chỉ tiêu nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.
Các chỉ tiêu
|
Nội dung nghiệm thu
|
Biện pháp xử lý
|
1. Diện tích thực hiện
|
Đủ diện tích ký trong hợp đồng
|
Nghiệm thu 100%
|
|
Không đủ diện tích
|
Nghiệm thu theo diện tích
thực hiện
|
2. Trồng bổ sung cây lâm nghiệp
|
Thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 6
|
4. Hồ sơ nghiệm thu gồm hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Phụ biểu 1a, 1b.
Điều 8. Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
1. Các bước nghiệm thu
Các bước nghiệm thu tùy theo số lần tác động kỹ thuật được quy định trong hợp đồng giao khoán. Nếu tác động 1 lần/năm thì chỉ nghiệm thu 1 bước, nghiệm thu ngay sau khi bên B thực hiện xong khối lượng công việc. Nếu tác động kỹ thuật nhiều lần/năm thì các bước nghiệm thu được quy định như sau:
a) Bước 1: Nghiệm thu các tác động biện pháp kỹ thuật được quy định cho các lần 1, 2,...
- Thời gian nghiệm thu tiến hành ngay sau khi thực hiện xong công việc.
- Thành phần nghiệm thu gồm cán bộ kỹ thuật bên A giám sát nghiệm thu trực tiếp với đại diện bên B.
- Kết quả nghiệm thụ bước 1 (kết quả nghiệm thu của các lần 1, 2, 3...) là cơ sở để tiến hành nghiệm thu bước 2, được thể hiện theo mẫu tại Phụ biểu 2a.
b) Bước 2: Nghiệm thu cơ sở - nghiệm thu lần cuối toàn bộ khối lượng, chất lượng khu rừng khoanh nuôi có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Thời gian nghiệm thu tiến hành ngay sau khi bên B thực hiện xong các lần tác động kỹ thuật theo quy định trong hợp đồng giao khoán.
- Thành phần tham gia nghiệm thu:
Bên giao khoán: Gồm đại diện chủ dự án cấp cơ sở, cán bộ kỹ thuật, kế toán.
Bên nhận khoán: Người đại diện nhận khoán và một trong các đại diện hợp tấc xã chính quyền xã, thôn bản (nếu thấy cần thiết).
- Kết quả nghiệm thu bước 2 là căn cứ để thanh quyết toán hợp đồng, được thể hiện theo mẫu tại Phụ biểu 2b.
2. Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành:
a) Nghiệm thu khối lượng: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6.
b) Nghiệm thu chất lượng: Khảo sát toàn bộ diện tích, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, đánh giá tỷ lệ % chất lượng kỹ thuật thực hiện.
3. Các chỉ tiêu nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Các chỉ tiêu
|
Nội dung nghiệm thu
|
Biện pháp xử lý
|
1. Diện tích thực hiện
|
Đủ diện tích ký trong hợp
đồng
|
Nghiệm thu 100%
|
|
Không đủ diện tích
|
Nghiệm thu theo diện tích
thực hiện
|
2. Phát luỗng dây leo, cây bụi, sửa gốc tái sinh chồi, cuốc rạch v.v...
|
Đúng thiết kế kỹ thuật quy định trong hợp đồng
|
Nghiệm thu
|
|
Không đúng thiết kế kỹ
thuật
|
Không nghiệm thu
|
3. Rừng bị tác động phá hoại
|
Thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 10
|
4. Hồ sơ nghiệm thu gồm hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Phụ biểu 2a, 2b.
Chương IV
NGHIỆM THU CHĂM SÓC RỪNG
Điều 9. Nghiệm thu chăm sóc rừng trồng
1. Các bước nghiệm thu: Thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 8.
2. Nội dung nghiệm thu, phương pháp tiến hành
a) Nghiệm thu khối lượng: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 6.
b) Nghiệm thu chất lượng: Nghiệm thu các chỉ tiêu kỹ thuật chăm sóc.
- Phát dọn thực bì, cuốc xới vun gốc cây: Khảo sát toàn bộ diện tích.
- Bón thúc, tỷ lệ cây sống: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 6.
3. Các chỉ tiêu nghiệm thu chăm sóc rừng trồng
Các chỉ tiêu
|
Nội dung
|
Tiêu chuẩn
đánh giá
|
Biện pháp xử lý
|
1. Phát dọn thực bì
|
Diện tích phát dọn thực bì đúng thiết kế kỹ thuật
|
³ 90%
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
|
|
< 90%
|
Không nghiệm thu
|
2. Cuốc xới vun gốc
|
Diện tích cuốc xới vun gốc đúng thiết kế kỹ thuật
|
³ 90%
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
|
|
< 90%
|
Không nghiệm thu
|
3. Bón thúc
|
Số gốc có bón thúc đúng loại phân quy định
|
³ 90%
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
|
|
< 90%
|
Không nghiệm thu
|
4. Mật độ cây sống tốt
|
Mật độ cây sống tốt sau khi trồng dặm so với mật độ thiết kế
|
³ 90%
|
Nghiệm thu thanh toán 100%
|
|
|
< 90%
|
Không nghiệm thu
|
· Chỉ tiêu 4 chỉ thực hiện đối với rừng trồng năm thứ nhất thời vụ trồng Xuân, Hè và rừng trồng năm thứ 2.
4. Hồ sơ nghiệm thu gồm hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Phụ biểu 3a, 3b.
Điều 10. Nghiệm thu chăm sóc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: Thực hiện như quy định tại Điều 9.
Chương V
NGHIỆM THU BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI
PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN
Điều 11. Nghiệm thu bảo vệ rừng
1. Thành phần tham gia nghiệm thu
Bên giao khoán: Gồm đại diện chủ dự án cấp cơ sở (lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, kế toán).
Bên nhận khoán: Người đại diện nhận khoán và một trong các đại diện hợp tác xã chính quyền xã, thôn bản.
2. Thời gian nghiệm thu: Tiến hành vào cuối năm kế hoạch, kết quả nghiệm thu hoàn thành chậm nhất vào tháng 1 năm sau.
3. Nội dung nghiệm thu: Nghiệm thu khối lượng và chất lượng bảo vệ rừng.
4. Phương pháp tiến hành: Khảo sát toàn bộ diện tích, đối chiếu với bản đồ thiết kế để xác định vị trí ranh giới, xác định tỷ lệ thực hiện bằng mục trắc hoặc đo đạc trực tiếp.
5. Kết quả nghiệm thu: Đánh giá về các mặt gia súc phá hoại, tác động tiêu cực của con người và lửa rừng;
a) 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: Được nghiệm thu và thanh toán 100% giá trị hợp đồng.
b) Một số diện tích rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát đốt làm nương...), sẽ xử lý như sau:
- Người nhận khoán phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là chủ đầu tư và chính quyền địa phương): Được xem là hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công bảo vệ theo hợp đồng.
- Người nhận khoán không phát hiện được việc rừng bị xâm hại, hoặc phát hiện nhưng không báo với cơ quan có thẩm quyền: Chỉ được thanh toán tiền công bảo vệ đối với diện tích rừng không bị xâm hại, diện tích rừng bị xâm hại tùy theo mức độ, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Cách xác định diện tích rừng bị thiệt hại thực hiện nh quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Hồ sơ nghiệm thu gồm hợp đồng giao khoán và biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Phụ biểu 4.
Điều 12. Nghiệm thu khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
Thực hiện như quy định tại Điều 11.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Cục Lâm nghiệp và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra theo dõi, đôn đốc việc thực hiện theo Quy định này./.