• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2009

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM

_________

 

Số: 16/2007/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

 

Phủ Lý, ngày 20 tháng 12 năm 2007

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2008

______________________

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;

Căn cứ Nghị định số: 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị quyết số: 13/2007/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân tỉnh Hà Nam kỳ họp thứ 12 khoá XVI về giá các loại đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Sở Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Thay thế Quyết định số: 40/2006/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2007.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định này thi hành./.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

Trần Xuân Lộc

 

 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ NAM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2007/QĐ-UBND

ngày 20/12/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Văn bản này quy định bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2008.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định được sử dụng làm căn cứ để:

a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

b) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai năm 2003.

c) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003.

d) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hoá, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003.

đ) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003.

g) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá do Uỷ ban dân nhân tỉnh quyết định theo quy định này.

Điều 3. Nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất theo quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số: 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP; giá các loại đất phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nhóm đất nông nghiệp

Được chia theo khu vực: Khu vực xã đồng bằng, xã miền núi và thị trấn Kiện Khê; Khu vực Thị Trấn: Bình Mỹ, Vĩnh Trụ, Hoà Mạc, Đồng Văn, Quế; Khu vực thị xã Phủ Lý; trong mỗi khu vực xã chia theo loại đất và mục đích sử dụng đất.

1. Khu vực xã đồng bằng, xã miền núi và thị trấn Kiện Khê.

a) Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản:     

Đơn vị tính: đồng/m2

Loại đất

Đất trồng cây hàng năm

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Xã đồng bằng

Xã miền núi

Xã đồng bằng

Xã miền núi

Loại  1

27.000

14.500

27.000

14.500

Loại  2

22.700

12.000

22.700

12.000

Loại  3

18.000

9.600

18.000

9.600

Loại  4

14.000

7.300

14.000

7.300

Loại  5

10.000

4.800

10.000

4.800

Loại  6

4.000

1.300

4.000

1.300

 

b) Đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất:

                                                                                  Đơn vị tính: đồng/m2        

Loại đất

Đất trồng cây lâu năm

Đất rừng sản xuất

Xã đồng bằng

Xã miền núi

Loại  1

32.400

17.400

6.200

Loại  2

27.200

14.500

5.200

Loại  3

22.000

11.500

4.200

Loại  4

16.500

8.800

3.200

Loại  5

11.000

5.700

2.000

Loại  6

4.400

1.550

550

 

c) Phạm vi áp dụng đối với các xã miền núi và thị trấn Kiện Khê:

- Những khu vực đất trồng cây hàng năm (đất chỉ trồng được 1 vụ/năm), đất nuôi trồng thuỷ sản và đất trồng cây lâu năm, có điều kiện sản xuất khó khăn, trên vùng đất cao, đất trên núi đồi và xen kẽ núi đồi áp dụng theo biểu giá xã miền núi.

- Những khu vực có điều kiện sản xuất tương đương khu vực xã đồng bằng áp dụng biểu giá xã đồng bằng.     

2. Khu vực thị xã Phủ Lý và các thị trấn: Bình Mỹ, Vĩnh Trụ, Hoà Mạc, Đồng Văn, Quế.

a) Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản:

                                                                                Đơn vị tính: đồng/m2

Loại đất

Đất trồng cây hàng năm

Đất nuôi trồng thuỷ sản

Thị trấn

Thị xã Phủ Lý

Thị trấn

Thị xã Phủ Lý

Loại  1

31.000

35.000

31.000

35.000

Loại  2

26.000

29.500

26.000

29.500

Loại  3

21.000

23.500

21.000

23.500

Loại  4

13.300

18.000

13.300

18.000

Loại  5

10.300

11.600

10.300

11.600

Loại  6

4.200

4.700

4.200

4.700

b) Đất trồng cây lâu năm:

                                                                                  Đơn vị tính: đồng/m2

Loại đất

Đất trồng cây lâu năm

Thị trấn

Thị xã Phủ Lý

Loại  1

37.200

42.000

Loại  2

31.300

35.300

Loại  3

25.000

28.200

Loại  4

19.000

21.500

Loại  5

12.300

14.000

Loại  6

5.000

5.600

3. Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở, khu vực nông thôn thì giá đất được xác định bằng: 1,5 lần mức giá đất trồng cây lâu năm loại cao nhất cùng vùng.

4. Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở, khu vực đô thị thì giá đất được xác định bằng: 2,0 lần mức giá đất trồng cây lâu năm loại cao nhất cùng vùng.                 

5. Đối với nhóm đất nông nghiệp khi thu hồi, áp dụng mức giá của loại cao nhất theo loại đất và khu vực trên để bồi thường.

6. Loại đất nông nghiệp tương ứng với hạng đất nông nghiệp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.

 

Điều 5. Đất phi nông nghiệp tại nông thôn

1. Giá đất phi nông nghiệp chia làm 4 khu vực:                                                                                                                                                          ĐVT: 1000đ/m2

Khu vực

Vị trí 1

Xã đồng bằng

Xã miền núi

Đất ở

Đất SX-KD

Đất ở

Đất SX-KD

Khu vực 1

350

210

210

126

Khu vực 2

250

150

150

90

Khu vực 3

180

108

108

65

Khu vực 4

120

72

72

45

2. Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,8; Vị trí 3: Hệ số: 0,6; Vị trí 4: Hệ số: 0,4.

3. Đối với xã miền núi:

a) Những khu vực đất cao có điều kiện sinh hoạt kém, sản xuất kinh doanh dịch vụ khó khăn, điều kiện hạ tầng kém, áp dụng theo biểu giá xã miền núi.

b) Những khu vực có điều kiện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh dịch vụ, điều kiện hạ tầng, tương đương khu vực xã đồng bằng áp dụng biểu giá xã đồng bằng.

4. Xác định các khu vực: Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

a) Khu vực 1: Đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần UBND nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế) gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp; hoặc không nằm tại khu vực trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn; khu vực có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt tốt nhất.

b) Khu vực 2: Nằm ven trục đường giao thông liên thôn, liên xã, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém khu vực 1. Trục đường giao thông liên xã, đường không có số có điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém hơn khu vực 1.

c) Khu vực 3: Đất có vị trí thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém khu vực 2. Trục đường giao thông liên thôn; Là khu dân cư đã hình thành ổn định, có điều kiện hạ tầng cơ sở kém hơn khu vực 2.

d) Khu vực 4: Khu vực còn lại trên địa bàn xã.

đ) Khu vực đất giáp ranh giữa các khu vực:

- Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực là 300m (được xác định từ địa phận tiếp giáp khu vực có mức giá cao).

- Mức giá xác định tại khu vực đất giáp ranh là mức giá trung bình của 2 khu vực giáp ranh.

5. Xác định các vị trí: Vị trí trong từng khu vực được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

a) Vị trí 1: áp dụng đối với đất mặt tiền trục đường giao thông.

b) Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với trục đường giao thông.

c) Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với vị trí 2.

d) Vị trí 4: áp dụng đối với các vị trí còn lại điều kiện giao thông, sinh hoạt rất kém.

Điều 6. Đất phi nông nghiệp tại các thị trấn

1. Giá đất ở tại thị trấn: Chia làm 4 khu vực; mỗi khu vực có 4 vị trí.

                             ĐVT: 1000đ/m2

TT

Thị trấn

Vị trí 1

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Khu vực 4

1

Thị trấn Đồng Văn

Thị trấn Hoà Mạc

Thị trấn Bình Mỹ 

3.000

2.100

1.500

600

2

Thị Trấn Vĩnh Trụ

2.500

1.750

1.250

500

3

Thị trấn Quế

2.000

1.400

1.000

400

4

Thị trấn Kiện Khê

800

600

400

160

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

 

 

2. Đất sản xuất kinh doanh dịch vụ tại thị trấn: Chia làm 4 khu vực; mỗi khu vực chia làm 4 vị trí:                                                                                       

                                                                                                                  ĐVT: 1000đ/m2

TT

Thị trấn

Vị trí 1

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Khu vực 4

1

Thị trấn Đồng Văn

Thị trấn Hoà Mạc

Thị trấn Bình Mỹ

1.800

1.260

900

360

2

Thị Trấn Vĩnh Trụ

1.500

1.050

750

300

3

Thị trấn Quế

1.200

840

600

240

4

Thị trấn Kiện Khê

480

360

240

96

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

3. Xác định các loại khu vực: Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

a) Khu vực 1: Đất có vị trí thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt tốt nhất. Là khu trung tâm thị trấn, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt nhất.

b) Khu vực 2: Đất có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém khu vực 1. Điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi kém hơn khu vực 1.

c) Khu vực 3: Đất có vị trí thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém khu vực 2. Là khu dân cư đã hình thành ổn định, có điều kiện hạ tầng cơ sở kém hơn khu vực 2.

d) Khu vực 4: Là khu dân cư mới hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi.

đ) Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực:

- Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực là 200m (được xác định từ địa phận tiếp giáp khu vực có mức giá cao).

- Mức giá xác định tại khu vực đất giáp ranh là mức giá trung bình của 2 khu vực giáp ranh.

4. Xác định các loại vị trí: Vị trí trong từng khu vực được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

a) Vị trí 1: áp dụng đối với đất mặt tiền trục đường giao thông.

b) Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với trục đường giao thông, (xe ô tô xe 3 bánh vào được tận nơi).

c) Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với vị trí 2; có điều kiện giao thông kém vị trí 2.

d) Vị trí 4: áp dụng đối với các vị trí còn lại điều kiện giao thông, sinh hoạt rất kém.

Điều 7. Đất phi nông nghiêp tại thị xã Phủ Lý

1. Đất ở chia theo loại đường phố và mỗi loại đường có 4 vị trí:

                                                                                                            ĐVT: 1000đ/m2

Đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

Loại 1

7.000

4.200

2.520

       1.512

Loại 2

5.000

3.000

1.800

       1.080

Loại 3

3.000

1.800

1.080

          650

Loại 4

2.000

1.200

720

          435

Loại 5

1.200

720

435

          260

Các loại đường còn lại, ngoại thị xã

800

480

290

          175

 

2. Đất sản xuất kinh doanh dịch vụ chia theo loại đường phố và mỗi loại đường có 4 vị trí:

                                                                                                      ĐVT: 1000đ/m2

Đường phố

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Vị trí 4

Loại 1

4.200

2.520

       1.512

907

Loại 2

3.000

1.800

       1.080

650

Loại 3

1.800

1.080

          650

390

Loại 4

1.200

720

          435

260

Loại 5

720

435

          260

155

Các loại đường còn lại, ngoại thị xã

480

290

          175

105

3. Xác định loại đường phố:

Loại đường phố trong đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch.

Đường phố trong đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương ứng.

a) Đường loại 1: Đường phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, thương mại, có vị trí thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt tốt nhất. Là khu trung tâm thị xã, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt nhất.

b) Đường loại 2: Đường phố liền kề với đường phố loại 1, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém đường loại 1.

c) Đường loại 3: Đường phố liền kề với đường phố loại 2; có điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt kém đường phố loại 2; cơ sở hạ tầng mức trung bình.

d) Đường loại 4: Đường phố liền kề với đường phố loại 3; có điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt ở mức trung bình kém đường phố loại 3; cơ sở hạ tầng mức trung bình.

đ) Đường loại 5: Bao gồm các đường phố, đoạn phố còn lại, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh.

4. Xác định các vị trí: Vị trí trong từng loại đường phố của từng loại đô thị được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoảng cách so với trục đường giao thông. Vị trí đất trong từng loại đường phố của đô thị được phân thành các loại vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi. Vị trí số 1 áp dụng đối với đất liền cạnh đường phố (mặt tiền) có mức sịnh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự thứ 2 trở đi áp dụng đối với đất không liền cạnh đường phố có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

a) Vị trí 1: áp dụng đối với đất mặt tiền trục đường phố.

b) Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với trục đường phố.

c) Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất trong ngõ liền kề với vị trí 2; có điều kiện giao thông kém vị trí 2.

d) Vị trí 4: áp dụng đối với các vị trí còn lại điều kiện giao thông, sinh hoạt rất kém.

5. Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực phường, xã và giữa các khu vực trên trục đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 21A:

a) Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực là 200m (được xác định từ địa phận tiếp giáp khu vực có mức giá cao).

b) Mức giá xác định tại khu vực đất giáp ranh là mức giá trung bình của 2  khu vực giáp ranh.

Điều 8. Đất phi nông nghiệp có vị trí ven các trục đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ (ngoài các khu vực đã phân loại ở khu vực thị trấn, thị xã, khu vực nông thôn):       

1. Trục đường giao thông quốc lộ:

a) Đường Quốc lộ 1A:

                                                                                    ĐVT: 1000đ/m2

Quốc lộ 1A

Vị trí 1

Đất ở

Đất SX-KD

- Khu vực cầu Gừng (huyện Thanh Liêm)

3.000

1.800

- Khu vực phố Tâng, phố Cà, phố Quang Trung (Trung tâm huyện) cầu Đoan Vĩ (huyện Thanh Liêm)

1.650

990

- Các khu vực còn lại  địa phận  (h. Thanh Liêm, h. Duy Tiên)

1.200

720

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số:  0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

b) Đường Quốc lộ 21A:

                                                                                                  ĐVT: 1000đ/m2

Quốc lộ 21A

Vị trí 1

Đất ở

Đất SX-KD

- Địa phận huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm

 

 

+ Khu vực cầu Họ, cầu Sắt (huyện Bình Lục)

1.500

900

+ Khu vực Phố Động (huyện Thanh Liêm)

2.500

1.500

+ Các khu vực còn lại (H. Bình Lục, H. Thanh Liêm )

1.000

600

- Địa phận huyện Kim Bảng

 

 

+ Khu vực ngã ba Thanh Sơn

1.000

600

+ Khu vực ngã tư Thi Sơn

1.000

600

+ Khu vực còn lại xã Thanh Sơn, xã Thi Sơn

700

420

+ Khu vực cầu Đồng Sơn; trung tâm xã Ba Sao (Kim Bảng)

500

300

+ Các khu vực còn lại địa phận huyện Kim Bảng

200

120

            Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

c) Đường quốc lộ 21B:

                                                                                       ĐVT: 1000đ/m2

Quốc lộ 21B

Vị trí 1

Đất ở

Đất SX-KD

- Khu vực ngã ba Tân Sơn (huyện Kim Bảng)

450

270

- Khu vực ngã tư Biên Hoà (huyện Kim Bảng)

600

360

- Khu vực chợ Dầu

450

270

- Các khu vực còn lại trên trục Quốc lộ 21B

150

90

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

 

d) Đường Quốc lộ 38:

                                                                                         ĐVT: 1000đ/m2

Quốc lộ 38

Vị trí 1

Đất ở

Đất SX-KD

- Khu vực Cầu Giát (huyện Duy Tiên)

1.500

900

- Khu vực chợ Lương (huyện Duy Tiên )

1.500

900

- Khu vực vực vòng xã Yên Bắc (huyện Duy Tiên)

1.200

720

- Các đoạn còn lại từ khu vực Chợ Lương đến cầu Yên Lệnh (huyện Duy Tiên)

600

360

- Khu vực chợ Đại

500

300

- Các khu vực còn lại trên trục đường Quốc lộ 38

300

180

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

2. Trục đường giao thông tỉnh lộ:

                                                                                         ĐVT: 1000đ/m2

Đường tỉnh lộ

Vị trí 1

Đất ở

Đất SX-KD

- Khu vực thị tứ

600

360

- Khu vực tiếp giáp với khu vực thị trấn, thị xã

600

360

- Các khu vực còn lại trên trục đường tỉnh lộ

150

90

- Khu vực chợ sáng xã Nhật Tân

1.500

900

- Khu vực chợ chiều xã Nhật Tân

1.000

600

Mức giá trên quy định cho vị trí 1 các vị trí tiếp theo xác định theo hệ số so với vị trí 1; Hệ số điều chỉnh các vị trí như sau:

Vị trí 1: Hệ số 1; Vị trí 2: Hệ số: 0,7; Vị trí 3: Hệ số: 0,5; Vị trí 4: Hệ số: 0,3.

3. Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực.

a) Khu vực đất giáp ranh giữa 2 khu vực là 200m (được xác định từ địa phận tiếp giáp khu vực có mức giá cao).

b) Mức giá xác định tại khu vực đất giáp ranh là mức giá trung bình của 2 khu vực giáp ranh.

Điều 9. Xác định khu vực và vị trí thửa đất phi nông nghiệp

1. Xác định khu vực để áp dụng mức giá: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Phủ Lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí phân loại quy định nêu trên và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, để xác định địa phận ranh giới từng khu vực cụ thể (Khu vực áp dụng giá đất nông nghiệp và giá đất phi nông nghiệp theo mức giá xã đồng bằng và xã miền núi; Khu vực trên các trục đường giao thông chính, Khu vực nông thôn, Khu vực thị trấn...) trên địa bàn huyện, thị xã để làm cơ sở áp dụng mức giá, phân loại đường phố của thị trấn làm cơ sở tính thuế nhà đất, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

 2. Đối với một thửa đất sản xuất kinh doanh dịch vụ (ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp) thửa đất có chiều sâu so với mặt tiền tiếp giáp với trục đường trên 100m được phân loại theo vị trí: Diện tích để xác định vị trí 1 so với mặt tiền tiếp giáp với trục đường có chiều sâu không quá 100m; phần còn lại nối tiếp vị trí 1 xác định là vị trí 2 (trên 100m đến 200m); phần còn lại nối tiếp vị trí 2 xác định là vị trí 3 (trên 200m đến 300m); phần còn lại nối tiếp vị trí 3 xác định là vị trí 4.

Điều 10. Tổ chức thực hiện.

Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy định này./.           

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

Trần Xuân Lộc

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.