• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2013
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 22/2013/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định mẫu và nội dung của hợp đồng cung ứng lao động

và hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

_____________

 

Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đnghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

4. Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

5. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức nêu tại Khoản 1 và 2 Điều 6, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là người lao động);

6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, không được trái luật, đạo đức xã hội.

Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản.

Chương II

HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG

Điều 4. Định nghĩa

Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 5. Nội dung

Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng

Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; Đại diện của các bên; Địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ giao dịch; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp, ngày cấp (nếu có), mã số thuế, số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.

2. Các nội dung về điều kiện cung ứng, tiếp nhận lao động: số lượng lao động sẽ cung ứng/tiếp nhận; ngành, nghề, công việc phải làm; Địa điểm làm việc; Thời hạn làm việc; Điều kiện, môi trường làm việc; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn và bảo hộ lao động; Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt; Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; Chế độ bảo hiểm; Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí đưa lao động về nước và các điều kiện liên quan khác.

Trường hợp hợp đồng cung ứng lao động chỉ là hợp đồng chính thì các nội dung quy định tại khoản này phải được thể hiện cụ thể trong các phụ lục của hợp đồng.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa và tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết phát sinh khi người lao động làm việc ở nước ngoài.

4. Tiền môi giới (nếu có)

Trong Hợp đồng phải quy định cụ thể mức tiền môi giới, trách nhiệm thanh toán tiền môi giới (nếu có), đồng tiền dùng để thanh toán tiền môi giới, lộ trình thanh toán tiền môi giới (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán).

5. Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký.

Các tranh chấp chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động hoặc quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để giải quyết.

6. Thời hạn hợp đồng và gia hạn hợp đồng

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể thời hạn của hợp đồng và điều kiện gia hạn hợp đồng.

7. Chấm dứt hợp đồng cung ứng lao động trước thời hạn

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận, quy định cụ thể về: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng; Quyền của người lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 6. Mu Hợp đồng cung ứng lao động

Mẫu Hợp đồng cung ứng lao động được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp nước tiếp nhận lao động có quy định mẫu Hợp đồng cung ứng lao động khác với mẫu quy định tại Phụ lục 01 thì hai bên có thể thỏa thuận ký hợp đồng khác nhưng phải bảo đảm có đầy đủ nội dung như quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

Chương III

HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 7. Định nghĩa

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 8. Nội dung

1. Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng

Thông tin về doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp bao gồm: Tên đầy đủ, tên giao dịch; Người đại diện; Địa chỉ đăng ký kinh doanh và địa chỉ giao dịch; số Giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, ngày cấp, mã số thuế (nếu có), số tài khoản; Điện thoại, fax, email; các thông tin liên quan khác.

Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; hộ khẩu thường trú; địa chỉ liên lạc; số điện thoại; số chứng minh thư nhân dân; số hộ chiếu và địa chỉ báo tin khi cần thiết.

2. Trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải quy định cụ thể:

- Tên Công ty sử dụng lao động và địa điểm làm việc;

- Ngành nghề, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận ở nước ngoài;

- Điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ đối với người lao động:

+ Thời hạn hợp đồng;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Tiền lương, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có);

+ Hình thức trả lương;

+ Tiền làm thêm giờ;

+ An toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động;

+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

+ Chế độ bảo hiểm;

+ Quy định rõ trách nhiệm bố trí phương tiện đưa đón lao động và chi trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động, từ điểm nhập cảnh tại nước tiếp nhận lao động đến nơi lao động làm việc và ngược lại;

+ Quy định cụ thể, chi tiết các trường hợp người lao động về nước trước hạn và trách nhiệm của các bên trong việc chi trả chi phí giao thông cho người lao động về nước;

+ Các chi phí đối với người lao động: tiền môi giới (nếu có); tiền dịch vụ (nếu có); tiền ký quỹ (nếu có);

+ Quy định cụ thể về mức tiền, đồng tiền dùng để thanh toán, lộ trình thanh toán (tiến độ, thời điểm, phương thức thanh toán) đối với tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ (nếu có).

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp trong việc tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động trước xuất cảnh, làm các thủ tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài, xử lý các rủi ro phát sinh trong quá trình lao động làm việc ở nước ngoài và thanh lý hợp đồng.

4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Trong hợp đồng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người lao động trong quá trình đào tạo và làm thủ tục xuất cảnh, trong thời gian làm việc ở nước ngoài, kết thúc hợp đồng và trở về nước.

5. Thanh lý hợp đồng

Các bên có trách nhiệm quy định cụ thể về: Các trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng; Trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bởi các bên; Trách nhiệm của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng.

6. Giải quyết tranh chấp

Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; các tranh chấp chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 9. Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mẫu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các Hợp đồng cung ứng lao động có hiệu lực trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp có trách nhiệm đàm phán, ký kết với đối tác theo mẫu Hợp đồng cung ứng lao động ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Đối với các Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu lực trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp được tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng đã ký với người lao động cho đến khi thanh lý hợp đồng.

Điều 11. Hiu lc thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013,

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, có hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.