• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/10/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 12/08/2003
CHÍNH PHỦ
Số: 152/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nam, ngày 20 tháng 9 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài

 __________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ các điều 18, 134, 135 và 184 của Bộ luật Lao động ngày 23tháng 6 năm 1994;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia ViệtNam (trừ những cán bộ, công chức được quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chứcđi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan, tổchức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động kinhtế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thunhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu chođất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Điều 2.

1.Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong vàngoài nước thông qua hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làmở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nướcsử dụng lao động Việt Nam.

2.Người lao động và chuyên gia (sau đây gọi chung là người lao động) đi làm việccó thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a)Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liêndoanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;

b)Thông qua doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động;

c)Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký với người sử dụnglao động ở nước ngoài.

3.Người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài thuộc các khu vực cấm vàkhông được làm các nghề thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật ViệtNam.

4.Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức nói tạikhoản 2 Điều này phải dựa trên cơ sở hợp đồng theo các quy định của Nghị địnhnày và pháp luật của nước sử dụng lao động, đồng thời phải bảo đảm tuân thủ cácnguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 3.

Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hìnhthức quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 2 của Nghị định này, bao gồm:

1.Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh;

2.Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhưng có hợp đồng nhậnthầu, khoán xây dựng công trình, hợp đồng liên doanh, liên kết chia sản phẩm ởnước ngoài, hợp đồng cung ứng lao động phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp hoặc đầu tư ra nước ngoài.

Điều 4.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lýthống nhất việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài.

 

Chương II

THỦ TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG CHUYÊN DOANH

VÀ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG

ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 5.

1.Doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện dưới đây được xem xét cấp phép hoạt độngchuyên doanh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:

a)Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Đoàn thể thuộc Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoànLao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tácxã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

b)Có vốn điều lệ từ một tỷ đồng trở lên;

c)Doanh nghiệp phải có ít nhất 50% cán bộ quản lý và điều hành hoạt động đưa ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ đại học trở lên, có ngoại ngữ đểtrực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài. Người lãnh đạo và đội ngũ cán bộquản lý phải có lý lịch rõ ràng, chưa bị kết án hình sự;

d)Có tài liệu chứng minh khả năng ký kết hợp đồng và thực hiện việc đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài.

2.Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gồm có:

a)Đơn đề nghị cấp phép hoạt động chuyên doanh;

b)Các văn bản chứng minh về vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thờiđiểm xin cấp phép, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền;

c)Luận chứng kinh tế về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có ý kiến của Thủ trưởng cơ quanchủ quản của doanh nghiệp (Thủ trưởng Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương hoặc Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp);

d)Quyết định thành lập doanh nghiệp chuyên doanh đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài.

Đốivới việc thành lập mới doanh nghiệp chuyên doanh hoặc bổ sung chức năng đưa ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp đã thành lập thì Thủ trưởngBộ, ngành, cơ quan Trung ương các Đoàn thể hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phải thỏa thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộibằng văn bản trước khi ra quyết định.

3.Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội. Thời hạn xem xét cấp giấy phép không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; lệ phí giấy phép hoạt động chuyêndoanh là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Điều 6

1.Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quyđịnh sau đây:

a)Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh phải đăng ký hợp đồng ít nhấtba ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

b)Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng ít nhất bảy ngày trước khi tổ chứctuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài

c)Hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp gồm có:

Bảnsao hợp đồng đã ký với bên nước ngoài;

Đốivới doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2Điều 3 Nghị định này phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanhnghiệp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại thời điểm đăng ký hợp đồng, có xác nhậncủa cơ quan tài chính có thẩm quyền.

2.Người lao động đi làm việc theo hợp đồng lao động cá nhân ký kết với người sửdụng lao động ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng lao động tại Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội địa phương nơi người lao động thường trú.

Hồsơ xin đăng ký hợp đồng lao động cá nhân gồm có:

Đơnxin đi lao động ở nước ngoài, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn về nơi thường trú củangười lao động. Đối với những người đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp, cáccơ sở sản xuất dịch vụ thì cần có thêm xác nhận của nơi người lao động làmviệc;

Bảnsao hợp đồng lao động hoặc bản sao văn bản tiếp nhận làm việc của bên nướcngoài.

3.Trong trường hợp xét thấy hợp đồng gửi đăng ký không đủ các điều kiện cần thiếtdo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoặc vi phạm các quy định củaNghị định này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việctạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.

 

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

 Điều7.

1.Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài, có đủcác tiêu chuẩn và điều kiện theo yêu cầu của hợp đồng với bên nước ngoài, thì đượcđi làm việc ở nước ngoài, trừ những người dưới đây:

a)Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quandân cử, cơ quan Đoàn thể chính trị - xã hội;

b)Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân, Công annhân dân;

c)Người chưa được phép xuất cảnh theo quy định hiện hành của pháp luật.

2.Hồ sơ cá nhân nộp cho doanh nghiệp gồm có:

a)Đơn xin đi làm việc ở nước ngoài;

b)Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủyban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lý đương sự;

c)Giấy chứng nhận sức khỏe;

d)Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội quy định;

đ)Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài (nếu có).

Điều 8. Ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cung ứng lao động cócác quyền và lợi ích sau đây:

1.Được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về việc làm, nơi ở và nơi làmviệc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền thưởng,tiền làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm và những thông tin cần thiết khác trước khiký kết hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài;

2.Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảohộ các quyền và lợi ích chính đáng;

3.Được hưởng chế độ ưu đãi trong việc chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và thiết bị,nguyên liệu về nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh theo chính sáchvà pháp luật hiện hành của Việt Nam;

4.Khiếu nại, tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về nhữngvi phạm hợp đồng của doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; khiếu nại vớicác cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại về những vi phạm hợp đồngcủa người sử dụng lao động;

5.Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nướcngoài, ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài và được hưởngcác quyền lợi ghi trong các hợp đồng đã ký;

6.Được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật ViệtNam;

7.Được nhận lại số tiền đặt cọc đã nộp và lãi suất phát sinh sau khi hoàn thànhhợp đồng làm việc ở nước ngoài về nước.

Điều 9.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp cung ứng laođộng có các nghĩa vụ sau đây:

1.Thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài vàhợp đồng lao động, quy chế làm việc và sinh hoạt ở nơi làm việc;

2.Nộp phí dịch vụ cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tạikhoản 2 Điều 12 của Nghị định này;

3.Nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài để bảo đảm việcthực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài;

4.Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp làm việc ởnhững nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam thì chỉ phảithực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập theo quy định tại Hiệp định đó;

5.Nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành;

6.Tham dự các khóa đào tạo và giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nướcngoài;

7.Không được tự ý bỏ hợp đồng hoặc tổ chức cho người lao động khác bỏ hợp đồnglao động đã ký với người sử dụng lao động để đi làm việc ở nơi khác;

8.Tự chịu trách nhiệm về thiệt hại do bản thân vi phạm hợp đồng, vi phạm phápluật gây ra cho doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và cho bên nước ngoàitheo pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước sở tại;

9.Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý công dân Việt Nam ởnước ngoài và chịu sự quản lý của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại;

10.Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại, giữ gìn bí mật quốcgia và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tôn trọng phong tục tậpquán và có quan hệ tốt với nhân dân của nước sở tại.

Điều 10.

1.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cá nhân ở nướcngoài có các quyền, lợi ích và nghĩa vụ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 Điều8 và các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 9 của Nghị định này; được quyềnmang ra nước ngoài hoặc đưa về nước những công cụ làm việc cần thiết của cánhân mà không phải chịu thuế.

2.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nói tại điểm a khoản 2Điều 2 có các quyền, lợi ích và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6Điều 8 và các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 9 của Nghị định này.

Điều 11.

1.Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức nói tại điểm a và bkhoản 2 Điều 2 của Nghị định này khi hết hạn hợp đồng, nếu được gia hạn tiếptục làm việc ở nước ngoài hay có nguyện vọng làm tiếp hợp đồng khác; phải đăngký với doanh nghiệp cử đi để làm các thủ tục và được hưởng các quyền, lợi íchvà nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này.

2.Người lao động đang ở nước ngoài không thuộc đối tượng nói ở khoản 1 Điều này,nếu có hợp đồng lao động hợp pháp phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ởnước đó theo quy định về đăng ký hợp đồng và được hưởng các quyền, lợi ích vànghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.

 

Chương IV

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN ỞNƯỚC NGOÀI

Điều 12. Doanhnghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh có các quyền sau đây:

1.Chủ động tìm kiếm, khảo sát thị trường lao động, lựa chọn hình thức hợp đồng vàtrực tiếp ký kết các hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của ngườilao động;

2.Thu phí dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp với mức không quá 12%lương của người lao động theo hợp đồng, riêng đối với sĩ quan và thuyền viênlàm việc trên tàu vận tải biển thu không quá 18% lương của người lao động theohợp đồng;

3.Nhận tiền đặt cọc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghịđịnh này. Việc nhận tiền đặt cọc phải được ghi rõ trong hợp đồng đi làmviệc ở nước ngoài;

4.Được quyền ký quyết định đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanhnghiệp tuyển chọn theo số lượng đã đăng ký, làm cơ sở để cơ quan Công an cóthẩm quyền cấp hộ chiếu cho người lao động;

5.Khởi kiện ra Toà án để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạmhợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật;

6.Đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan Nhà nước có liênquan cung cấp thông tin về thị trường lao động ở nước ngoài và bảo vệ quyền lợihợp pháp của doanh nghiệp;

7.Được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, kỹ thuật và công nghệ, ngoại ngữ cho ngườilao động và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ của doanh nghiệp làm nhiệm vụquản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 13.Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh có nghĩa vụ sau đây:

1.Đăng ký hợp đồng, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúngcác quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan của Nhà nước;

2.Cung cấp các thông tin cho người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 8 củaNghị định này; tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trướckhi đi làm việc ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội;

3.Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký với nước ngoài, bảo đảm đầy đủ cácquyền, lợi ích của người lao động theo các điều khoản của hợp đồng đã ký với ngườilao động và với bên nước ngoài;

4.Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận tiền đặt cọc của người lao động, doanhnghiệp phải chuyển toàn bộ số tiền đặt cọc đã thu vào tài khoản của doanhnghiệp mở tại Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và thông báobằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

5.Thu tiền bảo hiểm xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan chức năng cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật;

6.Ưu tiên tuyển chọn đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi theo hướng dẫn của BộLao động - Thương binh và Xã hội;

7.Tổ chức đưa đi, quản lý, đưa về và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao độngtrong thời gian làm việc ở nước ngoài. Kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ về sốlượng và nơi làm việc của người lao động Việt Nam cho cơ quan đại diện Việt Namở nước có người lao động của doanh nghiệp làm việc. Chịu sự chỉ đạo của cơ quanđại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liênquan đến người lao động do doanh nghiệp đưa đi;

8.Trường hợp người lao động bị tai nạn, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết ở nướcngoài, doanh nghiệp phải chủ trì và phối hợp với bên nước ngoài, các cơ quanchức năng của Việt Nam và của nước sở tại để kịp thời giải quyết, bảo đảm quyềnlợi hợp pháp của người lao động;

9.Không được đưa người lao động đi làm những nghề, những khu vực ở nước ngoàitheo danh mục cấm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

10.Bảo quản và xác nhận vào sổ lao động và sổ bảo hiểm xã hội của người lao độngđi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước;

11.Bồi thường cho người lao động thiệt hại do doanh nghiệp hoặc do bên nước ngoàivi phạm hợp đồng gây ra theo pháp luật của Việt Nam và pháp luật của nước sởtại;

12.Nộp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phí quản lý bằng 1% khoản thu phídịch vụ, nộp thuế theo luật định đối với các hoạt động có liên quan đến đưa ngườilao động đi làm việc ở nước ngoài. Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ vềquản lý tài chính, quản lý và sử dụng ngoại tệ theo quy định hiện hành của Nhànước;

13.Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm và đột xuất theo hướngdẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 14.

1.Doanh nghiệp phải trực tiếp tuyển chọn người lao động phù hợp với yêu cầu củabên sử dụng lao động ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị khác hoặc địa phương trong việc chuẩn bịnguồn lao động dự tuyển và phải thông báo công khai về tiêu chuẩn tuyển chọn vàcác vấn đề khác có liên quan đến người lao động khi làm việc ở nước ngoài.

2.Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển chọn lao động ở các đơn vị khác hoặc ở địaphương thì phải xuất trình giấy phép hoạt động chuyên doanh với đơn vị cung cấplao động hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.Doanh nghiệp phải quy định thời hạn tuyển chọn, làm thủ tục cho người lao độngđi làm việc nước ngoài. Trong trường hợp hết thời hạn mà chưa đưa được ngườilao động đi nước ngoài làm việc thì phải thông báo rõ lý do cho người lao độngbiết. Nếu hết thời hạn đó, người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nướcngoài, thì phải thanh toán lại toàn bộ số tiền mà người lao động đã chi phítheo quy định và thoả thuận với doanh nghiệp.

Điều 15.

Doanhnghiệp cử đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài để quản lý và bảo vệ quyền lợicủa người lao động làm việc ở nước ngoài, tìm hiểu và phát triển thị trường laođộng. Cán bộ được cử đi làm đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài phải lànhững người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực, chuyên môn, ngoại ngữ phùhợp với yêu cầu công việc. Biên chế, quyền hạn của bộ máy quản lý lao động ở nướcngoài do doanh nghiệp quyết định phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luậtcủa nước sở tại.

Điều 16.

Doanhnghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh nhưng có hợp đồng cung ứng laođộng phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp quy định tạikhoản 2 Điều 3 Nghị định này khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cóquyền và có nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 12 và Điều13 của Nghị định này.

Khiđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải ưu tiên tuyển ngườilao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp lao động của doanhnghiệp không đủ thì được tuyển người lao động vào doanh nghiệp để đưa đi làmviệc ở nước ngoài.

Điều 17.

Doanhnghiệp nhận thầu, khoán xây dựng, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nướcngoài hoặc đầu tư ra nước ngoài khi thực hiện đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều 12,các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13 Điều 13 của Nghị định này và nộpcho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phí quản lý theo quy định của Bộ Tàichính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được mang ra nước ngoài và mangvề nước các máy móc, thiết bị sản xuất cần thiết có liên quan đến việc thựchiện hợp đồng đã ký kết với bên nước ngoài mà không phải chịu thuế theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam; thực hiện các chế độ đối với người lao động theoquy định của pháp luật lao động của Việt Nam và trả công cho người lao độngbằng ngoại tệ thu được nếu có.

 

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ

ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG

VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 18.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1.Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nướcngoài theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;

2.Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa lao động đi làm việc ở nướcngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạothực hiện;

3.Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc đưa người lao động ViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để trình Chính phủ ban hành hoặc banhành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đó;

4.Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy định các điều kiện làm việc,sinh hoạt cần thiết cho người lao động, quy định các danh mục các nghề cấm, cáckhu vực cấm đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

5.Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài;quy định các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trướckhi đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập các trung tâm quốc gia đào tạo nguồnlao động có kỹ thuật, tay nghề cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trườnglao động ngoài nước;

6.Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhận đăng ký hợpđồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;

7.Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và doanh nghiệp có liên quanđến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tạmđình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 vàkhoản 3 Điều 24 của Nghị định này;

8.Định kỳ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việccó thời hạn ở nước ngoài;

9.Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đềphát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ;

10.Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu tổ chứcbộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước và khuvực có nhiều lao động Việt Nam làm việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiềulao động Việt Nam với số lượng biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phùhợp với Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ởnước ngoài.

Điều 19.

1.Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy địnhchi tiết việc thu và sử dụng lệ phí, phí quản lý và phí dịch vụ; mức và thểthức giữ tiền đặt cọc của người lao động.

2.Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý Nhà nước đối với laođộng Việt Nam ở nước sở tại; thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho BộLao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình thị trường lao độngngoài nước và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại; liên hệ với cáccơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộithiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp với các tổ chức, cơ quanhữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phátsinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và của doanh nghiệpViệt Nam.

3.Bộ Công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạođiều kiện để người lao động được cấp hộ chiếu một cách thuận lợi theo quy địnhcủa pháp luật, đáp ứng yêu cầu về thời gian thực hiện hợp đồng với bên nướcngoài.

4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình đưanội dung hợp tác lao động với nước ngoài vào các kế hoạch phát triển kinh tếđối ngoại, các chương trình hợp tác quốc tế, cùng Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội xác định chỉ tiêu kế hoạch về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài hàng năm, 5 năm.

5.Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ banhành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người laođộng và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 1 Điều 10 và Điều17 của Nghị định này.

Điều 20. CácBộ, ngành, cơ quan Trung ương các Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm:

1.Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định số lượng cácdoanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;

2.Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp đưa laođộng đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng thời phối hợp với cácBộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;

3.Báo cáo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanhnghiệp thuộc phạm vi quản lý; lập kế hoạch hàng năm, 5 năm về việc đưa lao độngđi làm việc ở nước ngoài gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợpbáo cáo Chính phủ.

Điều 21.

BộLao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngânhàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc ngườilao động thuộc các đối tượng chính sách có công với nước và người lao độngnghèo được vay tín dụng để nộp tiền đặt cọc và lệ phí trước khi đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài.

Điều 22.

Trongtrường hợp bất khả kháng phải khẩn cấp đưa người lao động Việt Nam về nước, cơquan chủ quản của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàicó trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động về nước; trườnghợp vượt quá thẩm quyền và khả năng thì cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Ngoạigiao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính lập phương án trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23.

1.Công dân, doanh nghiệp thực hiện tốt và có hiệu quả hoạt động đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2.Cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp tích cực và hiệu quả vào hoạt động đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì được khen thưởng.

Điều 24.

1.Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài để tuyển chọn, đào tạo người lao động nhằm mục đích kinhdoanh, thu lời bất chính hoặc tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài bất hợp pháp. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệmhình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2.Người lao động vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tổchức đi làm việc ở nước ngoài, với người sử dụng lao động ở nước ngoài và nhữngquy định của Nghị định này thì phải bồi thường những thiệt hại và chi phí cóliên quan, phải buộc trở về nước theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, và bị xửphạt theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.Doanh nghiệp vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị cảnh cáo, phạt tiềntheo quy định hiện hành; bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trườnghợp vi phạm nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt độngchuyên doanh.

4.Cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước vi phạm những quy định của Nghị địnhnày; cản trở hoặc gây hậu quả xấu đối với hoạt động đưa người lao động Việt Namđi làm việc ở nước ngoài thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý vi phạm hành chínhhoặc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

 

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25.

Nghịđịnh này thay thế Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ vàcó hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ những quy định trước đây trái vớiNghị định này.

Cácdoanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng giấy phép chođến khi hết thời hạn. Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Nghị địnhnày khi hết thời hạn được đổi giấy phép mới.

Điều 26.

Việcđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở thực hiện Hiệp địnhChính phủ về hợp tác lao động và chuyên gia hoặc thoả thuận hợp tác giữa ngành,địa phương của Việt Nam với ngành, địa phương của nước ngoài được Chính phủ chophép thì áp dụng theo các quy định của Hiệp định hoặc thoả thuận đó mà khôngphải làm thủ tục đăng ký theo quy định của Nghị định này, nhưng phải báo cáotình hình và kết quả thực hiện Hiệp định với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội.

Điều 27.

BộLao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫncụ thể việc thực hiện Nghị định này.

Điều 28.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.