• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/12/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 10/10/2024
UBND TỈNH HÒA BÌNH
Số: 45 /2016/QÐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 7 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ÐỊNH

Ban hành Quy chế phối hợp trong việc

quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

 

Cãn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phưong số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Cãn cứ Luật Ban hành vãn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;

Cãn cứ Nghị ðịnh số 29/2008/NÐ-CP ngày 14 tháng 3 nãm 2008 của Chính phủ quy ðịnh về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Cãn cứ Nghị ðịnh số 164/2013/NÐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa ðổi, bổ sung một số ðiều của Nghị ðịnh số 29/2008/NÐ-CP ngày 14/3/2008;

Cãn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHÐT-BNV ngày 03/09/2015 của liên bộ: Bộ Kế hoạch và Ðầu tý, Bộ Nội vụ hýớng dẫn chức nãng, nhiệm vụ, quyền hạn và cõ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tại Tờ trình số 42/TTr-BQLCKCN-QLÐT ngày 13/10/2016 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong việc quản lý các khu công nghiệp trên ðịa bàn tỉnh Hòa Bình.

 

QUYẾT ÐỊNH:

 

Ðiều 1. Ban hành kèm theo Quyết ðịnh này Quy chế phối hợp trong việc quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Ðiều 2. Quyết ðịnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016 và thay thế Quyết định số 04/2010/QÐ-UBND ngày 27 tháng 01 nãm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy chế phối hợp trong việc quản lý các khu công nghiệp trên ðịa bàn tỉnh Hòa Bình.

Ðiều 3. Chánh Vãn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trýởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cõ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết ðịnh này./.

 

QUY CHẾ

Phối hợp trong việc quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn  tỉnh Hòa Bình

(Ban hành kèm theo Quyết định số 45 /2016/QĐ-UBND ngày7/11 /2016

 của UBND tỉnh Hòa Bình )

Chư­ơng I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy ðịnh nguyên tắc, hình thức, lĩnh vực và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh (viết tắt là Ban Quản lý) với các cõ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), và các cõ quan khác trên ðịa bàn tỉnh Hòa Bình (gọi chung là các cõ quan liên quan) trong việc quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình.

2. Các nội dung quản lý nhà nýớc ðối với các khu công nghiệp tiÒnh Hòa Bình không quy ðịnh trong Quy chế này ðýợc thực hiện theo các quy ðịnh của pháp luật hiện hành vaÌ quy ðiònh coì liên quan cuÒa UÒy ban nhân dân tiÒnh Hòa Bình.

3. Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý và các cơ quan liên quan trong việc quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Ban Quản lý là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp; đồng thời là cơ quan đầu mối chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan làm việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với các dự án đầu tý vào khu công nghiệp.

2. Việc phối hợp quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp của tỉnh theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và  chính quyền các cấp do pháp luật quy định, nhằm đảm bảo sự thống nhất và nâng cao trách nhiệm tham gia quản lý của các cơ quan liên quan; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong quá trình đầu tư kinh doanh trong các khu công nghiệp.

3. Khi cơ quan chủ trì giải quyết công việc hỏi ý kiến bằng văn bản, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định của từng nội dung công việc. Nếu quá thời hạn không có văn bản trả lời, coi như cơ quan được hỏi ý kiến đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề đã hỏi ý kiến liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Thực hiện công khai, minh bạch các nội dung, thủ tục giải quyết công việc của các cơ quan tại Ban Quản lý để nhà đầu tư, doanh nghiệp biết, dễ thực hiện.

Điều 3. Hình thức phối hợp

Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các hình thức sau đây:

1. Phát hành văn bản, và gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến. Các cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời bằng văn bản đúng thời gian theo quy định kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan chủ trì.

2. Tổ chức họp trong trường hợp cần thiết. Ý kiến phát biểu của người được cõ quan cử đi họp đýợc coi là ý kiến chính thức của cõ quan đó. Trường hợp có vấn đề thuộc nội dung cuộc họp không thống nhất giữa các ngành có liên quan thì các bên liên quan được bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp và đơn vị chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong thời gian sớm nhất.

3. Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực và các vấn đề liên quan.

4. Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

5. Cung cấp và trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong khu công nghiệp giữa các cơ quan có liên quan.

6. Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực giữa cơ quan chủ trì với cơ quan liên quan.

Điều 4. Lĩnh vực phối hợp

1. Lĩnh vực quản lý đầu tư.

2. Lĩnh vực quản lý môi trường.

3. Lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng.

4. Lĩnh vực quản lý lao động.

5. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội.    

6. Lĩnh vực quản lý thương mại.

7. Lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản.

8. Lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ.

9. Về công tác đảm bảo an ninh trật tự.

10. Về quản lý doanh nghiệp, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm. 

11. Lĩnh vực quản lý thuế.

12. Lĩnh vực hải quan.

13. Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

14. Chế độ thông tin, báo cáo, thống kê.

15. Công tác thi đua - khen thưởng.

 

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 5. Lĩnh vực quản lý đầu tư

 1. Xúc tiến đầu tư

a) Ban Quản lý xây dựng kế hoạch, chýõng trình xúc tiến ðầu tý vào khu công nghiệp gửi Sở Kế hoạch và Ðầu tý tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

b) Ban QuaÒn lyì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giới thiệu, tiếp xúc, tiếp nhận các dự án ðầu tý ðảm bảo ðúng ðịnh hýớng, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp của ðịa phýõng.

2. Đăng ký mới, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

a) Ban Quản lý chịu trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư, tiếp nhận hồ sơ đăng ký mới, cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động của các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (trừ trường hợp dự án thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp); chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, tổng hợp ý kiến và lập báo cáo thẩm định.

Đối với dự án trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định chủ trýõng của Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Quản lý ðề xuất chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký mới, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Quản lý: Giải quyết chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký mới, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thẩm định, Ban Quản lý gửi văn bản và hồ sơ dự án để xin ý kiến thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định hiện hành.

b) Các cơ quan liên quan: Thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi văn bản thẩm định về Ban Quản lý;

c) Trường hợp dự án đầu tư trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quyết ðịnh chủ trýõng của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.";

d) Ban QuaÒn lyì cung cấp thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình ðãng ký mới, ðiều chỉnh, chấm dứt hoạt ðộng của các dự án trong khu công nghiệp trên ðịa bàn theo thỏa thuận phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban QuaÒn lyì.

3. Ưu đãi đầu tư

a) Khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư, Ban Quản lý xác định ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật và xin ý kiến các cơ quan liên quan để làm căn cứ ghi ưu đãi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Các cơ quan  đýợc xin ý kiến trả lời bằng văn bản về ưu đãi đầu tư đối với từng dự án gửi về Ban Quản lý trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Ban Quản lý.

4. Giám sát, đánh giá đầu tư

a) Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát và đánh giá đầu tư đối với các dự án nguồn vốn khác trong các khu công nghiệp theo quy định hiện hành và các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình  về giám sát và đánh giá đầu tư;

b) Các cơ quan liên quan cử cán bộ tham gia đoàn giám sát, đánh giá đầu tư theo đề nghị của Ban Quản lý.

Điều 6. Lĩnh vực quản lý môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp khu công nghiệp thực hiện pháp luật về môi trường.

2. Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng thuộc diện phải đăng ký trong khu công nghiệp theo ủy quyền của cơ quan chuyên môn về môi trường tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện).

4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án trong khu công nghiệp theo ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.

5. Tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp theo pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường trong khu công nghiệp, thường xuyên báo cáo tình hình về môi trường các khu công nghiệp theo quy định.

7. Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp.

Điều 7. Lĩnh vực quản lý quy hoạch và xây dựng

 1. Về quản lý quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Chủ trì lập quy hoạch phân khu chức năng khu công nghiệp trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định và tổ chức công bố quy hoạch được phê duyệt.

Chủ trì đề xuất các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật liên kết với khu công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch khu công nghiệp theo phân cấp và quy định của pháp luật.

2. Về quản lý xây dựng

a) Thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư nhóm B, C thuộc diện phải thẩm định trong khu công nghiệp;

b) Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép xây dựng công trình đối với công trình xây dựng trong khu công nghiệp phải có Giấy phép xây dựng theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch, xây dựng công trình, chất lượng công trình trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật về xây dựng và phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền;

d) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý chất lượng xây dựng công trình của các dự án đầu tư xây dựng và kiến nghị xử lý các vi phạm về đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật;

đ) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng quy chế phối hợp quản lý quy hoạch, xây dựng trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Lĩnh vực quản lý lao động

1. Phối hợp với Sở Lao ðộng - Thýõng binh và Xã hội, Liên ðoàn lao ðộng tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có khu công nghiệp trên ðịa bàn ðể ðýợc hỗ trợ, hýớng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý lao ðộng trong các khu công nghiệp.

2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nýớc về lao ðộng trong khu công nghiệp theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao ðộng - Thýõng binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân  cấp huyện.

3. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao ðộng - Thýõng binh và Xã hội và các cõ quan liên quan, phổ biến, hýớng dẫn các quy ðịnh của pháp luật lao ðộng, bảo hiểm xã hội cho ngýời lao ðộng và ngýời sử dụng lao ðộng trong khu công nghiệp, thống kê và thực hiện chế ðộ báo cáo ðịnh kỳ theo quy ðịnh.

4. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện ðiều tra, tìm hiểu nhu cầu về lao ðộng trong khu công nghiệp; tham gia giải quyết tranh chấp lao ðộng tập thể về quyền theo quy ðịnh của pháp luật lao ðộng.

5. Khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm trong lĩnh vực lao ðộng thì ðề nghị Sở Lao ðộng - Thýõng binh và Xã hội có biện pháp xử lý theo quy ðịnh.

Điều 9. Lĩnh vực quản lý thương mại

1. Thực hiện các chức năng về quản lý thýõng mại trong khu công nghiệp theo hýớng dẫn, ủy quyền của Bộ Công Thýõng, Ủy ban nhân dân tỉnh và cõ quan  liên quan khác.

Điều 10. Lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản

1. Ban Quản lý:

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chủ đầu tư dự án trong khu công nghiệp làm các thủ tục thuê đất hoặc giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định;

b) Ban Quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện bồi thýờng hỗ trợ và tái ðịnh cý khi thu hồi ðất xây dựng khu công nghiệp, và bàn giao ðất cho các chủ ðầu tý  dự án trong khu công nghiệp theo quy ðịnh của pháp luật;

c) Hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp quản lý sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng khu công nghiệp của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các chức năng, nhiệm vụ khác về quản lý kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật;

đ) Ban Quản lý chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy chế phối hợp về quản lý đất đai, bất động sản theo quy định của pháp luật.

2. Các cõ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nýớc đối với đất đai, bất động sản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ và quyền hạn đýợc giao.

Điều 11. Về quản lý khoa học và công nghệ

1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các nhà đầu tư trong công tác đánh giá trình độ công nghệ, thẩm định, giám định công nghệ theo quy định hiện hành.

2. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của các dự án đầu tư, hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách về khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp.

Điều 12. Về công tác ðảm bảo an ninh trật tự

1. Chỉ đạo các nhà đầu tý thực hiện dự án đầu tý xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp khu công nghiệp và chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp xây dựng Quy chế phối hợp bảo vệ an ninh trật tự tại các khu công nghiệp.

2. Đôn ðốc các cõ quan, doanh nghiệp trong khu công nghiệp xây dựng phýõng án ðảm bảo an ninh trật tự.

3. Phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan liên quan hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp củng cố, phát triển lực lượng bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong khu công nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đăng kư lưu trú, tạm trú đối với cán bộ, chuyên gia, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về cư trú; đảm bảo an toàn cho người nước ngoài đang làm việc tại khu công nghiệp; kiểm tra công tác giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ quan, doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Ðiều 13. Về quản lý doanh nghiệp, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Về công tác quản lý doanh nghiệp

a) Chủ trì tiếp nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt ðộng trong khu công nghiệp, tổng hợp ðánh giá hiệu quả ðầu tý trong khu công nghiệp, báo cáo ðịnh kỳ, ðột xuất hàng tháng, quý, 6 tháng, nãm với UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Ðầu tý;

b) Giải quyết các khó khãn, výớng mắc của nhà ðầu tý tại các khu công nghiệp và kiến nghị Thủ týớng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những việc výợt thẩm quyền.

2. Về công tác phòng cháy chữa cháy

a) Phối hợp hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy; lập phương án, thực tập phương án về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, người lao động; đôn ðốc các cõ quan, doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện quy ðịnh của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

c) Phối hợp với Công an phòng cháy chữa cháy và các cõ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

3. Về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất xử lý đối với việc quản lý sức khoẻ người lao động, vệ sinh môi trường lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động trong khu công nghiệp; kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Điều 14. Về quản lý thuế

 1. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh hýớng dẫn các nhà ðầu tý thực hiện các thủ tục hành chính thuế trong việc kê khai nộp các loại thuế, phí, lệ phí theo quy ðịnh, thụ hýởng các ýu ðãi ðầu tý ðýợc cấp có thẩm quyền quyết ðịnh.

2. Phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cõ quan liên quan giải quyết các khó khãn, výớng mắc trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế; theo dõi ðôn ðốc các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nýớc theo quy ðịnh.

Điều 15. Về Hải quan

1. Phối hợp cung cấp thông tin về cấp mới, ðiều chỉnh Giấy chứng nhận ðãng ký ðầu tý của các dự án ðầu tý trong các khu công nghiệp của tỉnh có liên quan ðến thủ tục hải quan cho Chi cục Hải quan.

2. Phối hợp với Chi cục Hải quan trong việc thực hiện các yêu cầu về áp dụng biện pháp cýỡng chế thuế của cõ quan Hải quan theo qui ðịnh của pháp luật.

3. Phối hợp với Chi cục Hải quan hýớng dẫn các nhà ðầu tý chính sách ýu ðãi ðầu tý, thuế xuất khẩu nhập khẩu, và giải quyết výớng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan tại Chi cục."

Điều 16. Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

1. Ban Quản lý chủ trì thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các dự án trong các khu công nghiệp theo quy định tại khoản 4, Điều 5 của quy chế này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Ban Quản lý thông báo bằng văn bản đến các cơ quan liên quan, đề nghị kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Các cơ quan liên quan nhận được văn bản thông báo của Ban Quản lý, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

3. Trừ trýờng hợp cần thực hiện biện pháp thanh tra, xử lý khẩn cấp theo quy ðịnh của pháp luật, hoặc thanh kiểm tra chuyên ngành của ngành Thuế, các cõ quan nhà nýớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt ðộng của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trýớc khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành cần có ý kiến thống nhất bằng vãn bản của Ban Quản lý.

Điều 17. Về chế ðộ thông tin, báo cáo, thống kê

 1. Ban Quản lý:

a) Cãn cứ chức nãng nhiệm vụ ðýợc giao, Ban Quản lý thýòc hiêòn chêì ðôò gýÒi baìo caìo ðịnh kỳ, ðột xuất vaÌ cung cấp thông tin vêÌ hoaòt ðôòng cuÒa khu công nghiệp ðôìi võìi các ðõn vị liên quan theo quy ðịnh. TôÒng hõòp, baìo caìo Ủy ban nhân dân tiÒnh, Bôò Kêì hoaòch vaÌ ÐâÌu tý, Bộ Tài nguyên và Môi trýờng và các cõ quan khác theo quy ðiònh vêÌ chêì ðôò thông tin, baìo caìo;

b)Thực hiện công tác thông tin, phối hợp với Cục Thống kê Hòa Bình  tổ chức triển khai ðôn ðốc, hýớng dẫn doanh nghiệp thực hiện chế ðộ báo cáo, thống kê cõ sở ðiều tra thống kê ðối với các doanh nghiệp khu công nghiệp;

c) Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế này.

2. Các cõ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban QuaÒn lyì trong việc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện quy chế này. Trong thời hạn nãm ngày kể từ khi nhận ðýợc vãn bản xin ý kiến của Ban QuaÒn lyì, các cõ quan liên quan có trách nhiệm trả lời bằng vãn bản.

Điều 18. Về công tác Thi đua - Khen thưởng

Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức phong trào thi đua trong các khu công nghiệp; phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương liên quan để xét duyệt và trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân trong doanh nghiệp theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

Chương III

PHẠM VI TRÁCH NHIỆM                                                                                  CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 19. Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt và hướng dẫn thực hiện; Hướng dẫn, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp.

2. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp xây dựng chương trình kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm vào khu công nghiệp, tổng hợp vào chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và phối hợp tổ chức thực hiện.

3. Cung cấp thông tin về tình hình ðãng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cho Ban Quản lý; phối hợp tham gia ý kiến theo chức nãng, nhiệm vụ khi Ban Quản lý có ðề nghị bằng vãn bản.

Điều 20. Sở Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các  sở, ngành có liên quan nghiên cứu nội dung công việc phát sinh trong lĩnh vực tài chính tại các khu công nghiệp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

2. Có ý kiến thẩm định theo chức năng nhiệm vụ khi nhận đýợc đề nghị tham gia ý kiến của Ban Quản lý.

Điều 21. Sở Xây dựng

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp theo đề nghị của chủ đầu tư và Ban Quản lý.

2. Hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp, gửi về Sở Xây dựng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.Thẩm định thiết kế cõ sở, thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp theo quy định.

3. Thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm về quy hoạch, về xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.

4. Có ý kiến thẩm định theo chức năng về đề xuất thực hiện dự án đầu tư của các Nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại các khu công nghiệp khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này.

Điều 22. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật; Phối hợp với Ban Quản lý xem xét, thẩm tra dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.

2. Phối hợp với Ban Quản lý xây dựng quy chế phối hợp quản lý đất đai và môi trường trong các khu công nghiệp.

3. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đất đai, bảo vệ môi trường khu công nghiệp trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

4. Có ý kiến thẩm định hồ sơ dự án đầu tư của Nhà đầu tư về các lĩnh vực đất đai, môi trường khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này.

Điều 23. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Hỗ trợ, hýớng dẫn Ban Quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ ðối với những nhiệm vụ quản lý nhà nýớc về lao ðộng ðã uỷ quyền.

2. Phối hợp với các cõ quan, tổ chức liên quan cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

3. Phối hợp với Ban Quản lý trong công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc ðột xuất.

Điều 24. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan liên quan đánh giá trình độ công nghệ; thẩm định, giám định công nghệ; tư vấn đổi mới công nghệ và phát triển thị trường công nghệ đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp; hỗ trợ, xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định.

3. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý trong việc thanh tra, kiểm tra công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định.

4. Có ý kiến thẩm định hồ sơ dự án đầu tư của các Nhà đầu tư về các lĩnh vực khoa học và công nghệ khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này.

Điều 25. Sở Công Thương

1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, các thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp, an toàn hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, áp dụng sản xuất sạch trong công nghiệp.

2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất công nghiệp theo thẩm quyền.

3. Phối hợp với Ban Quản lý xem xét, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư vào các khu công nghiệp và phối hợp quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Sở Thông tin và Truyền thông

1. Quản lý và chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính viễn thông đầu tư xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông kịp thời đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn thông tin liên lạc tại các khu công nghiệp.

Điều 27. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với việc quản lý sức khoẻ người lao động, vệ sinh môi trường lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động trong các khu công nghiệp.

Điều 28. Công an tỉnh

1. Phối hợp với các cõ quan liên quan tham mýu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quản lý an ninh và trật tự an toàn tại các khu công nghiệp.

2. Chỉ ðạo các phòng, ban nghiệp vụ của Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố nõi có khu công nghiệp tãng cýờng công tác ðảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trýờng; công tác quản lý cý trú, quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý ngýời nýớc ngoài; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất dộc hại, công tác ðảm bảo an toàn giao thông, ðôn ðốc kiểm tra và kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy ðịnh cùa pháp luật.

3. Chủ ðộng phối hợp với Ban Quản lý  và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nắm chắc tình hình về diễn biến tý týởng và ðời sống của công nhân, ngýời lao ðộng, kịp thời phát hiện các hoạt ðộng kích ðộng, lôi kéo của các thế lực thù ðịch, bọn tội phạm, không ðể xảy ra việc tụ tập ðông ngýời, khiếu kiện, biểu tình, phá hoại tài sản của doanh nghiệp.

4. Tham mýu, hýớng dẫn cho chính quyền ðịa phýõng nõi có khu công nghiệp phối hợp làm tốt công tác ðảm bảo an ninh trật tự, quản lý chặt các loại ðối týợng, chủ ðộng phát hiện, ðấu tranh ngãn chặn vô hiệu hóa âm mýu hoạt ðộng của các hệ loại ðối týợng, giữ vững ổn ðịnh ðịa bàn.

5. Hýớng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tãng cýờng phát ðộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, củng cố hoạt ðộng của lực lýợng bảo vệ, thực hiện tốt công tác công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý ngýời nýớc ngoài, thực hiện các thủ tục khai báo tạm trú, tạm vắng theo quy ðịnh của Nhà nýớc.

Điều 29. Cục Thuế tỉnh

1. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện các quy định về thuế, phí, lệ phí; tổ chức tập huấn nghiệp vụ và giới thiệu các chính sách mới về thuế cho các doanh nghiệp biết thực hiện; giải quyết các vướng mắc phát sinh khác có liên quan.

2. Kiểm tra, đôn đốc, xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm về thuế theo quy định.

3. Cung cấp các thông tin về kết quả hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp theo đề nghị của Ban Quản lý.

4. Phối hợp với Ban Quản lý xây dựng quy chế phối hợp trong lĩnh vực thuế và quản lý doanh nghiệp.

5. Có ý kiến thẩm định về đề xuất ưu đãi đầu tư của các nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại các khu công nghiệp khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này.

Điều 30. Chi cục Hải quan Hòa Bình

1. Chủ trì phối hợp với Ban quản lý tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện quy định của pháp luật trong việc khai báo và làm thủ tục hải quan, phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư trong khu công nghiệp để phổ biến những quy định mới trong việc khai báo và làm thủ tục hải quan, và tháo gỡ  vướng mắc cho doanh nghiệp.

 

2. Có ý kiến trả lời bằng văn bản khi nhận được văn bản tham vấn của Ban Quản lý đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của Chi cục Hải quan Hòa Bình.

  3. Thông báo tình hình công tác quản lý nhà nýớc về lĩnh vực hải quan tại các khu công nghiệp cho Ban Quản lý tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Ðầu tý, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 31. Thanh tra tỉnh

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ban Quản lý xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện. Việc thanh tra không được tiến hành trùng lắp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

2. Chủ trì tổ chức thanh tra hoặc phối hợp với thanh tra chuyên ngành, Ban Quản lý thực hiện thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 32. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ban Quản lý xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các doanh nghiệp trong  khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện. Nội dung thanh tra, số lần thanh tra trong một năm đối với một doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 31 (trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành).

2. Chủ trì tổ chức thanh tra hoặc phối hợp với thanh tra chuyên ngành, Ban Quản lý thực hiện thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.  

Điều 33. Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có khu công nghiệp

1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ban Quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ an ninh trật tự tại các khu công nghiệp.

2. Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, lãn công trong khu công nghiệp.

3. Phối hợp với Ban Quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu, cung ứng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp và tổ chức quản lý, giúp đỡ người lao động khu công nghiệp cư trú tại địa phương.

4. Phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan liên quan đề xuất ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp và kiến nghị xử lý các vi phạm.

5.  Có ý kiến thẩm định theo chức năng về đề xuất thực hiện dự án đầu tý của các nhŕ đầu tý đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại các khu công nghiệp khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này.

Điều 34. Bảo hiểm xã hội tỉnh

1. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối týợng tham gia và hýởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp và ngýời lao động trong khu công nghiệp.

3. Phối hợp với Ban Quản lý kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiến nghị các cõ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

4. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đýợc hýởng các chế độ, thủ tục thực hiện và chính sách bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Khen thưởng, xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện tốt Quy chế này thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về khen thưởng; trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, và bị trừ điểm thi đua trong năm có vi phạm.

2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Ban Quản lý để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Văn Quang

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Quang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.