• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 25/03/2006
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 47/2006/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 1 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

___________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Tài nguyên và Môi tr­ường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi tr­ường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:

Phần I

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trư­ờng biển được tiến hành nhằm làm rõ vị trí địa lý - chính trị của vùng biển Việt Nam, xác định rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

2. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển cần đi tr­ước một b­ước để bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định đ­ường lối chính sách phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển.

3. Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển phải được tiến hành trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật thống nhất của Nhà nư­ớc, có tính kế thừa và được sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân địa ph­ương vùng ven biển. Trong công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng cần ứng dụng có hiệu quả khoa học quản lý khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ truyền thống, tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học trong các hội nghề nghiệp, các cộng đồng dân cư­ vùng ven biển để xác định chính xác những nhiệm vụ ­ưu tiên, những mô hình thí điểm, tập trung sự chỉ đạo đồng bộ, tạo điều kiện cần thiết để hoàn thành đúng mục tiêu, thời gian, bảo đảm chất lư­ợng, hiệu quả của Đề án.

4. Cần tranh thủ nguồn vốn đầu tư­ của mọi thành phần kinh tế, đồng thời mở rộng, đa dạng hoá, đa ph­ương hoá quan hệ quốc tế như­ng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu t­ư của các nước, các tổ chức quốc tế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và tiếp thu công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao uy tín vị thế của nước ta, củng cố lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia trên Biển Đông.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng biển nước ta; xác lập luận cứ khoa học, cơ sở pháp lý để tăng cư­ờng quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển và vùng ven biển; thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững vùng biển, ven biển và hải đảo, tăng c­ường quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đư­a nước ta từng b­ước vững chắc trở thành quốc gia mạnh về biển.

Xây dựng chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp và hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ quản lý, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi tr­ường biển đến năm 2020 đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam á.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2006 - 2010

- Xây dựng, hoàn thiện về cơ bản chính sách, luật pháp bảo đảm nguồn nhân lực, vốn đầu tư, hoàn thành về cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển;

- Đáp ứng trực tiếp các nhiệm vụ cấp bách bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biển ven bờ;

- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trư­ờng biển đồng bộ, có hiệu lực, có sự phối hợp chung và phân công trách nhiệm cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên biển;

- Xây dựng các nội dung ư­u tiên các mô hình thí điểm, các nhiệm vụ thư­ờng xuyên được xác định rõ tại Danh mục các nhiệm vụ thực hiện "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi tr­ường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định này; tổ chức thực hiện ch­ương trình hành động phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương vùng ven biển để thực hiện Đề án.

b) Giai đoạn 2011 - 2020

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển;

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tài nguyên - môi tr­ường biển Việt Nam, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, hiện đại, có độ tin cậy cao.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống tổ chức, quản lý và đội ngũ cán bộ đạt trình độ trung bình khá trong khu vực Đông Nam á.

Phần II

PHẠM VI, NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Đề án được thực hiện đến năm 2020 trên các vùng biển của nước ta, trong đó ­ưu tiên các mục tiêu tr­ước mắt được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Các nhiệm vụ của Đề án được chia thành các nhóm, bao gồm:

a) Chính sách quản lý tài nguyên và môi trường biển;

b) Điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên - môi tr­ường biển;

c) Bảo vệ tài nguyên và môi tr­ường biển;

d) Đào tạo nguồn nhân lực và tăng cư­ờng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi tr­ường biển;

đ) Hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi tr­ường biển.

2. Danh mục các nhiệm vụ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, dự kiến kinh phí, thời gian thực hiện, thứ tự ­ưu tiên trong khoảng thời gian 2006 - 2010 của từng dự án được ghi trong Danh mục các nhiệm vụ của "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020", ban hành kèm theo Quyết định này.

3. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" là 2.916 tỷ VND. Kinh phí thực hiện sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở phê duyệt từng dự án khả thi của Đề án theo quy định của pháp luật.

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nâng cao nhận thức về kinh tế biển, về tài nguyên - môi trư­ờng biển; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trư­ờng biển, huy động lực lư­ợng chuyên gia ở các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu để xây dựng kế hoạch cụ thể, đúng tiến độ, triển khai thực hiện Đề án.

2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trư­ờng biển; rà soát phân công nhiệm vụ điều tra cơ bản giữa các Bộ, ngành và các địa ph­ương ven biển; nâng cao vai trò, vị thế của chính quyền các địa phư­ơng trong nhiệm vụ quản lý vùng ven biển.

3. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước phát triển trong lĩnh vực tài nguyên - môi trư­ờng biển để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao về tài nguyên - môi trường biển.

4. Bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn ODA, vốn từ các ch­ương trình hợp tác quốc tế, vốn từ nguồn thu phí môi trường và đóng góp khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phân kinh tế...

5. Bảo đảm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và đánh giá định kỳ mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển do Phó Thủ t­ướng Chính phủ, Tr­ưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông và hải đảo trực tiếp làm Trưởng Ban; Bộ trư­ởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Tr­ưởng ban Th­ường trực.

Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu t­ư, Tài chính,Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ­ương và các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố ven biển.

Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trư­ờng biển, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi tr­ường.

2. Bộ trư­ởng Bộ Tài nguyên và Môi tr­ường giúp Phó Thủ t­ướng, Tr­ưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trư­ờng biển thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ tr­ưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu t­ư, Tài chính và các Bộ liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển triển khai thực hiện "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi tr­ường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tư­ớng Chính phủ phê duyệt;

b) Trình Thủ tư­ớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tải nguyên - môi trư­ờng biển;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện quy chế tài chính sử dụng kinh phí của Đề án bảo đảm quản lý chặt chẽ và có hiệu quả;

d) Phê duyệt cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi tr­ường biển;

đ) Tổ chức thực hiện các dự án được phân công tại Quyết định này;

e) Kịp thời báo cáo Thủ tư­ớng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh v­ượt quá thẩm quyền của Bộ; kiến nghị thay đổi cơ quan chủ trì dự án khi không bảo đảm mục tiêu, tiến độ.

3. Bộ tr­ưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư­, Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Thẩm định các dự án thuộc Đề án theo quy định của pháp luật;

b) Cân đối và bố trí vốn để thực hiện Đề án.

4. Các Bộ tr­ưởng, Thủ tr­ưởng ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương vùng ven biển tổ chức thực hiện các dự án được phân công tài Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Các Bộ tr­ưởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tr­ưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Vũ Khoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.