• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2005
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 25/2004/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ban hành Quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa

_________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đư­ờng thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ tr­ưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1:  Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về đăng kiểm ph­ương tiện thủy nội địa".

Điều 2:  Cục tr­ưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này trong phạm vi cả n­ước.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và thay thế Quyết định 2059QĐ/PC ngày 07/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành quy định kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa.

Điều 4: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trư­ởng các Vụ: Khoa học Công nghệ, Pháp chế, Vận tải, Tổ chức cán bộ, Tài chính, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ  phạm vi trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

BỘ TRƯỞNG

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Đã ký)

 

Đào Đình Bình

 

 

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

 VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT 

ngày 25  tháng 11 năm 2004 của Bộ tr­ưởng Bộ Giao thông vận tải)

_________________

 

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định nội dung, nguyên tắc, thủ tục đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa và tổ chức việc thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa.

2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng phương tiện thuỷ nội địa phải thực hiện đăng kiểm theo quy định này, trừ các loại phư­ơng tiện thủy nội địa sau:

a ) Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;

b)  Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;

c)   Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;

d)  Bè.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ph­ương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

2.  Đường thuỷ nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.

3.  Tàu cá là phương tiện chuyên dùng để khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

4.  Phương tiện có động cơ là phương tiện di chuyển bằng sức đẩy của động cơ lắp trên phương tiện.

5.  Tàu thuyền thể thao vui chơi giải trí là phương tiện chuyên dùng để tập luyện, thi đấu thể thao hoặc vui chơi, giải trí.

6.  Sức chở người của phương tiện là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em dưới một tuổi.

Chương II

ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN

Điều 3. Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện

1. Xây dựng mới, hoặc bổ sung sửa đổi quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Xây dựng, ban hành các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

3. Phê duyệt các hồ sơ thiết kế có liên quan đến việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện và các trang thiết bị lắp đặt trên ph­ương tiện.

4. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và trong quá trình hoạt động.

5. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần, mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

6. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng đối với:

a)  Vật liệu, máy móc và trang thiết bị sử dụng trong đóng mới, hoán cải và sửa chữa  phục hồi phương tiện;

b)  Nồi hơi, bình chịu áp lực có áp suất làm việc từ 0,5kG/cm2 trở lên được lắp đặt trên phương tiện;

c)  Thiết bị ngăn ngừa ơ nhiễm môi trường lắp đặt trên phương tiện;

d)  Thiết bị nâng lắp đặt trên phương tiện.

Điều 4. Cơ sở đánh giá chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện

Việc phê duyệt hồ sơ thiết kế, kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện phải đ­ược tiến hành theo quy định của các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nêu tại Phụ lục của quy định này và các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm.

Điều  5. Nguyên tắc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa

1. Phương tiện phải đ­ược kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tr­ước khi đăng ký hành chính.

2. Ph­ương tiện đã đăng ký hành chính có thể được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào có thẩm quyền phụ trách khu vực phương tiện neo đậu.

3. Phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi ở khu vực nào thì phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa tại đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền phụ trách khu vực đó.

4. Các đơn vị đăng kiểm chỉ đ­ược kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa phù hợp với thẩm quyền và trong khu vực được giao.

Điều  6. Các loại hình kiểm tra phương tiện

1. Việc kiểm tra phương tiện bao gồm các loại hình kiểm tra sau:

a) Kiểm tra lần đầu được thực hiện đối với phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện xin đăng ký hành chính.

b) Kiểm tra định kỳ được thực hiện để tổng kiểm tra trạng thái kỹ thuật phương tiện.

c) Kiểm tra hàng năm được thực hiện khi tàu vào bảo dưỡng hàng năm.

d) Kiểm tra trên đà để đánh giá trạng thái kỹ thuật phần chìm dưới mớn nước của phương tiện.

e) Kiểm tra trung gian được thực hiện đối với tàu chở xô hoá chất nguy hiểm và tàu chở xô khí hoá lỏng, tàu khách cao tốc để đánh giá chung trạng thái kỹ thuật phương tiện.

f) Kiểm tra bất thường theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo quy định.

2. Nội dung kiểm tra và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra định kỳ, hàng năm, trung gian và trên đà được thực hiện theo quy định tại các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành tuỳ thuộc loại phương tiện.

Chương III

THỦ TỤC PHÊ DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ, KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA

Điều 7. Thủ tục phê duyệt hồ sơ thiết kế

1. Cơ sở thiết kế phải xuất trình các hồ sơ và tài liệu sau đây khi đề nghị phê duyệt hồ sơ thiết kế:

a) Giấy đề nghị xét duyệt thiết kế;

b) Nhiệm vụ thư thiết kế;

c) Hồ sơ thiết kế theo quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.

2. Khi bộ hồ sơ thiết kế đầy đủ và thoả mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan Đăng kiểm Việt Nam phải hoàn thành việc phê duyệt và cấp giấy chứng nhận duyệt thiết kế cho cơ sở thiết kế. Các trường hợp thiết kế loại phương tiện kiểu mới hoặc phức tạp, thời gian hoàn thành phê duyệt thiết kế thực hiện theo thoả thuận giữa đơn vị đăng kiểm với cơ sở thiết kế.

Điều 8.  Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa

1. Chủ phương tiện hoặc cơ sở đóng mới, sửa chữa phục hồi phương tiện khi đề nghị kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa phải gửi cho đơn vị đăng kiểm đề nghị kiểm tra. Đề nghị kiểm tra có thể bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử hoặc đề nghị trực tiếp.

2. Khi chấp nhận kiểm tra, đơn vị đăng kiểm phải cử người thực hiện kiểm tra theo thời gian và địa điểm đã thoả thuận. Kết quả kiểm tra mà phương tiện hoặc trang thiết bị lắp trên phương tiện thoả mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì đơn vị đăng kiểm phải cấp hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện chậm nhất một ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra. Các trường hợp khác thực hiện theo thoả thuận giữa đơn vị đăng kiểm với chủ phương tiện, cơ sở đóng mới, sửa chữa phục hồi phương tiện.

3. Khi nhận được yêu cầu kiểm tra bất thường bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đơn vị đăng kiểm phải tổ chức thực hiện kiểm tra và trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra theo nội dung, thời gian và địa điểm yêu cầu kiểm tra.

Điều 9. Hồ sơ đăng kiểm cấp cho ph­ương tiện

1. Ph­ương tiện sau khi đ­ược kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ đ­ược cấp các hồ sơ sau:

a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ph­ương tiện thủy nội địa;

b) Sổ kiểm tra kỹ thuật ph­ương tiện thuỷ nội địa;

c) Các loại biên bản kiểm tra kỹ thuật;

2. Ngoài các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ thuộc vào công dụng hoặc mức độ trang bị của phương tiện còn có:

a) Sổ kiểm tra bình chịu áp lực;

b) Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng;

c) Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước phương tiện;

d) Các giấy chứng nhận chất lượng cho vật liệu, các thiết bị, trang bị lắp đặt trên phương tiện.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định mẫu hồ sơ đăng kiểm cấp cho phương tiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN

Điều 10. Cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện

1. Cơ quan đăng kiểm Việt Nam thực hiện đăng kiểm phương tiện quy định như sau:

a) Cục Đăng kiểm Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa, có trách nhiệm thực hiện nội dung đăng kiểm nêu tại Điều 3 của Quy định này, đồng thời tổ chức hệ thống đơn vị đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện.

b) Các Chi cục, Chi nhánh đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm) có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đăng kiểm nêu tại Điều 11 và Điều 12 của Quy định này.

2. Trong trường hợp có sự thống nhất giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thì nhiệm vụ đăng kiểm được phân công cho các đơn vị đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính sẽ do các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam đảm nhiệm.

Điều 11. Nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam

Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho:

1. Tất cả các loại phương tiện hoạt động ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo.

2. Các phương tiện chở hàng nguy hiểm.

3. Các loại phà chở khách, bao gồm cả phương tiện lai nếu có.

4. Tàu thuyền thể thao vui chơi giải trí.

5. Các phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng.

6. Các phương tiện của nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.

7. Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, và vịnh:

a) Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên;

b) Phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần từ 7849 tấn trở lên;

c) Phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính từ 135 mã lực trở lên;

d) Phương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút…. có chiều dài đường nước thiết kế từ 10m trở lên.

Điều 12.  Nhiệm vụ của các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính

1. Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh do địa phương trực tiếp quản lý, bao gồm:

a) Các ph­ương tiện có sức chở người d­ưới 50 người;

b) Các ph­ương tiện không động cơ có trọng tải toàn phần d­ưới 7849 tấn;

c) Các ph­ương tiện có động cơ có tổng công suất dư­ới 135 mã lực;

d) Các ph­ương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút ... có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10m.

2. Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chịu sự quản lý, kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Cục Đăng kiểm Việt Nam về công tác kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện.

Điều 13. Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm

Các đơn vị đăng kiểm phải thoả mãn tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phải thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa một cách khách quan phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ và đúng pháp luật. Thủ trưởng đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Mọi hành vi lạm dụng quyền hạn và cố ý làm trái quy định này đều bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 14.  Trách nhiệm của chủ phương tiện, cơ sở thiết kế, đóng mới, sửa chữa phục hồi phương tiện

1. Chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện các quy định về đăng kiểm phương tiện nêu trong quy định này khi phương tiện được đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và trong quá trình phương tiện hoạt động; chịu trách nhiệm đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

2. Cơ sở thiết kế, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải thực hiện các quy định về hồ sơ thiết kế và phê duyệt hồ sơ thiết kế phương tiện; tuân theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện và phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt. Trong quá trình thi công phương tiện, các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Điều 15.  Phí duyệt thiết kế, kiểm tra và lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa

1. Cơ sở thiết kế, chủ phương tiện, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có trách nhiệm trả phí phê duyệt hồ sơ thiết kế, kiểm tra và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm khi thực hiện đăng kiểm phương tiện có trách nhiệm thu phí phê duyệt thiết kế, kiểm tra và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Đào Đình Bình

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.