• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2017
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 09/2017/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 27 tháng 6 năm 2017

THÔNG TƯ

Quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ

_______________________

 

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đo lường;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là người) thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ là tập hợp những thao tác cân để xác định lượng hàng hoá theo đơn vị đo khối lượng trong mua bán hàng hoá tiêu dùng thông thường (lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thông thường khác; loại trừ xăng, dầu, khí, vàng, thuốc, mỹ phẩm) tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ, có sự chứng kiến của người mua và người bán;

2. Lượng thiếu là chênh lệch giữa lượng công bố và lượng thực;

3. Lượng công bố là lượng hàng hoá được chỉ thị trên cân khi thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ;

4. Lượng thực là lượng hàng hoá đúng quy định;

5. Quả cân đối chứng là quả cân đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và được dùng để thực hiện phép đo đối chứng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

6. Phép đo đối chứng là phép đo do cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định tại Chương III thực hiện để kiểm tra sự phù hợp với quy định về lượng thiếu tại Điều 5 Thông tư này.

 

Chương II

YÊU CẦU ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHÉP ĐO KHỐI LƯỢNG

 TRONG THƯƠNG MẠI BÁN LẺ

Điều 4. Phương tiện đo

Cân được sử dụng để thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Có phạm vi cân phù hợp với khối lượng hàng hóa cần cân; có giá trị độ chia (d) (d được thể hiện trên nhãn mác của cân) tương ứng với khối lượng hàng hóa cần cân theo quy định tại Bảng 1;

Bảng 1

Phạm vi cân

(khối lượng hàng hóa cần cân)

Giá trị độ chia (d) của cân

Ví dụ về cân đồng hồ lò xo  

được lựa chọn sử dụng

Trên 40 g đến 100 g

≤ 2 g

  Cân 500 g.

Trên 100 g đến 200 g

≤ 5 g

  Cân 500 g;

                    Cân 1 kg.

Trên 200 g đến 400 g

 

≤ 10 g

 

  Cân 500 g;

Cân 1 kg;

Cân 2 kg;

Cân 4 kg.

Trên 400 g đến 1 kg

 

≤ 20 g

 

       Cân 500 g; (*)

Cân 1 kg;

Cân 2 kg;

Cân 4 kg;

Cân 5 kg;

Cân 8 kg.

Trên 1 kg đến 2 kg

 

≤ 50 g

 

Cân 2 kg;

Cân 4 kg;

Cân 5 kg;

Cân 8 kg;

  Cân 10 kg;

 Cân 12 kg;

  Cân 15 kg;

 Cân 20 kg.

Trên 2 kg  đến 4 kg

 

≤ 100 g

 

Cân 4 kg;

Cân 5 kg;

Cân 8 kg;

 Cân 10 kg;

 Cân 12 kg;

 Cân 15 kg;

 Cân 20 kg;

 Cân 30 kg.

Trên 4 kg  đến 100 kg

≤ 200 g

    Cân 5 kg; (*)

    Cân 8 kg; (*)

      Cân 10 kg; (*)

      Cân 12 kg; (*)

     Cân 15 kg; (*)

      Cân 20 kg; (*)

      Cân 30 kg; (*)

     Cân 60 kg; (*)

 Cân 100 kg.

          (*) Khối lượng hàng hóa cần cân không được lớn hơn mức cân lớn nhất của cân.

2. Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;

3. Các bộ phận, chi tiết của cân phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;

4. Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường cơ bản của cân phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định được chỉ định.

Điều 5. Lượng thiếu cho phép

1. Trường hợp sử dụng đồng hồ lò xo, lượng thiếu cho phép được xác định theo quy định tại Bảng 2.

Bảng 2

Cân

đồng hồ lò xo

Lượng thiếu cho phép

(không được vượt quá)

1 d

2 d

3 d

 

Lượng hàng hóa cần cân (m)

Cân 500 g

(d = 2 g)

40 g ≤ m ≤ 100 g

100 g < m ≤ 400 g

400 g < m ≤ 500 g

Cân 1 kg

(d = 5 g)

100 g ≤ m ≤ 250 g

250 g < m ≤ 1 kg

-

Cân 2 kg

(d = 10 g)

200 g ≤ m ≤ 500 g

500 g < m ≤ 2 kg

-

Cân 4 kg

(d = 10 g)

200 g ≤ m ≤ 500 g

500 g < m ≤ 2 kg

2 kg < m ≤ 4 kg

Cân 5 kg

(d = 20 g)

400 g ≤ m ≤ 1 kg

1 kg< m ≤ 4 kg

4 kg < m ≤ 5 kg

Cân 8 kg

(d = 20 g)

400 g ≤ m ≤ 1 kg

1 kg< m ≤ 4 kg

4 kg < m ≤ 8 kg

Cân 10 kg

(d = 50 g)

1 kg < m ≤ 2,5 kg

2,5 kg < m ≤ 10 kg

-

Cân 12 kg

(d = 50 g)

1 kg < m ≤ 2,5 kg

2,5 kg < m ≤ 10 kg

10 kg < m ≤ 12 kg

Cân 15 kg

(d = 50 g)

1 kg < m ≤ 2,5 kg

2,5 kg < m ≤ 10 kg

10 kg < m ≤ 15 kg

Cân 20 kg

(d = 50 g)

1 kg < m ≤ 2,5 kg

2,5 kg < m ≤ 10 kg

10 kg < m ≤ 20 kg

Cân 30 kg

(d = 100 g)

2 kg ≤ m ≤ 5 kg

5 kg< m ≤ 20 kg

20 kg < m ≤ 30 kg

Cân 60 kg

(d = 200 g)

4 kg ≤ m ≤ 10 kg

10 kg < m ≤ 40 kg

40 kg < m ≤ 60 kg

Cân 100 kg

(d = 200 g)

4 kg ≤ m ≤ 10 kg

10 kg < m ≤ 40 kg

40 kg < m ≤ 100 kg

2. Trường hợp sử dụng cân không quy định tại khoản 1 Điều này, lượng thiếu cho phép không được vượt quá hai (2) lần giới hạn của sai số cho phép khi kiểm định ban đầu của cân được sử dụng.

Điều 6. Quả cân đối chứng, phép đo đối chứng

1. Quả cân đối chứng có thể gồm một hoặc nhiều quả cân loại 0,5 kg;       1 kg; 2 kg; 5 kg; 10 kg; 20 kg.

2. Quả cân đối chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có sai số không lớn hơn 1/1000 khối lượng danh định của quả cân (hoặc có cấp chính xác M1);

b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường;

c) Được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

a) Tùy theo thực tế, lựa chọn khối lượng hàng hóa để đối chứng nhưng không vượt quá mức cân lớn nhất của cân được sử dụng trong thương mại bán lẻ;

b) Lựa chọn một hoặc nhiều quả cân đối chứng có khối lượng (hoặc tổng khối lượng) bằng khối lượng hàng hóa để đối chứng;

c) Đặt quả cân (hoặc các quả cân) đối chứng lên cân;

d) Đọc chỉ thị của cân.

Trường hợp sử dụng cân để bán hàng cho khách hàng, nếu giá trị chỉ thị trên cân trừ đi khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.

Trường hợp sử dụng cân để mua hàng của khách hàng, nếu khối lượng (hoặc tổng khối lượng) của các quả cân đối chứng trừ đi giá trị chỉ thị trên cân mà lớn hơn lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này thì kết luận phép đo trong thương mại bán lẻ không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 1

Theo Bảng 1, người bán hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 8 kg, giá trị vạch chia d = 20 g để cân hàng hóa bán cho khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ chọn khối lượng để đối chứng là 1 kg (theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép là 1 d = 20 g);

- Chọn quả cân (các quả cân) đối chứng có khối lượng là 1 kg;

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân vượt quá vị trí hoặc lớn hơn (1 kg + 1 d) hoặc (1 kg + 20 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 2

Theo Bảng 1, người bán hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 10 kg, giá trị vạch chia d = 50 g để cân hàng hóa bán cho khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ, chọn khối lượng để đối chứng là 7 kg (theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép là 2 d = 2 x 50 g = 100 g);

- Chọn các quả cân đối chứng có tổng khối lượng là 7 kg;

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân vượt quá vị trí hoặc lớn hơn (7 kg + 2 d) hoặc (7 kg + 100 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

Ví dụ 3

Tại một chợ đầu mối, theo Bảng 1, chủ cơ sở thu mua hàng lựa chọn, sử dụng cân đồng hồ lò xo 100 kg, giá trị vạch chia d = 200 g để cân hàng hóa mua của khách hàng.

Phép đo đối chứng được thực hiện như sau:

- Ví dụ chọn khối lượng để đối chứng là 50 kg;

- Chọn các quả cân đối chứng có tổng khối lượng là 50 kg (Theo Bảng 2, lượng thiếu cho phép là 3 d = 3 x 200 g = 600 g);

- Đặt các quả cân đối chứng lên cân;

- Đọc chỉ thị của cân (theo vạch chia hoặc theo g). Trường hợp, chỉ thị của cân không đạt tới vị trí hoặc nhỏ hơn (50 kg – 3 d) hoặc (50 kg - 600 g) thì kết luận là phép đo không phù hợp yêu cầu quy định.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định pháp luật;

2. Tổ chức thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ trên địa bàn.

2. Định kỳ tháng 3 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ trên địa bàn địa phương.

Điều 9. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện phép đo đối chứng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ trên địa bàn địa phương.

2. Tổ chức hoạt động kiểm định theo quy định đối với các cân tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ trên địa bàn địa phương.

3. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo kế hoạch đã được Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

4. Chủ trì, phối hợp với ban quản lý chợ, trung tâm thương mại tổ chức  hướng dẫn người mua thực hiện phép đo đối chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này để kiểm tra khối lượng hàng hóa đã mua.

5. Thanh tra, kiểm tra về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.

6. Định kỳ tháng 3 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra về đo lường đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ trên địa bàn địa phương.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới thuộc thẩm quyền thực hiện kiểm tra phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán lẻ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về đo lường có liên quan.

2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới thuộc thẩm quyền tổ chức hướng dẫn việc trang bị, sử dụng quả cân đối chứng và thực hiện phép đo đối chứng theo quy định tại Thông tư này trên địa bàn quản lý; định kỳ quý IV hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra phép đo khối lượng theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Trách nhiệm của ban quản lý chợ, trung tâm thương mại

1. Đặt, duy trì, bảo quản các quả cân đối chứng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Thực hiện phép đo đối chứng quy định tại Điều 6 Thông tư này theo kế hoạch thường xuyên hoặc khi có yêu cầu của cơ quan, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

3. Báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Tuyên truyền, phổ biến Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan cho các hộ kinh doanh trong chợ, trung tâm thương mại để biết và thực hiện.

6. Định kỳ 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình thực hiện kiểm tra việc thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Trách nhiệm của người thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ

1. Tuân thủ yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này khi thực hiện phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ.

2. Bảo đảm lượng hàng hoá đã mua bán phù hợp với yêu cầu về lượng thiếu cho phép quy định tại Điều 5 Thông tư này.

3. Chấp hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.

4. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác có liên quan

1. Kiểm soát việc thực hiện yêu cầu đối với phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

2. Phản ánh về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định, yêu cầu ban quản lý chợ, trung tâm thương mại hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện phép đo đối chứng; tố cáo về hành vi vi phạm quy định về đo lường với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Việt Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.