• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2001
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 13/LĐTBXH-TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 10 tháng 4 năm 1997

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý

tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước

__________________________

 

Thi hành Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nươc, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước như sau:

 I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo luật doanh nghiệp nhà nước, nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và Thông tư số 01 BKH/DN ngày 29/1/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư qui định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện (kể cả các tổ chức, đơn vị hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định số 56/CP và Thông tư số 01-BKH/DN nói trên nhưng chưa có quyết định thành lập doanh nghiệp);

Các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các Hội quần chúng, tự trang trải về tài chính;

Công ty cổ phần có trên 50% tổng số vốn của nhà nước hoặc do các doanh nghiệp nhà nước đóng góp theo Luật công ty và Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.

Các đối tượng kể trên gọi chung là doanh nghiệp nhà nước.

Đối với doanh nghiệp đặc thù của lực lượng vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Ban Cơ yếu Chính phủ có văn bản hướng dẫn riêng.

 II. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước đều phải có địnhmức lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bìnhtrung bình tiên tiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước qui định. Khi thay đổi về địnhmức lao động và các thông số tiền lương thì thay đổi đơn giá tiền lương.

2. Tiền lương và thu nhập phụ thuộc vào hiện thực khối lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

3. Tiền lương và thu nhập của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong sổ lương của doanh nghiệp theo mẫu thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 4 và 5, Điều 33, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

5. Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập thông qua quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương và tiền lương thực hiện của doanh nghiệp.

 III. PHƯƠNG PHAP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG

Việc xây dựng đơn giá tiền lương được tiến hành theo các bước sau:

1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch đẻ xây dựng đơn giá tiền lương.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:

a) Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm qui đổi) bằng hiện vật;

b) Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số);

c) Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chio không có tiền lương);

d) Lợi nhuận.

Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu nêu trên phải đảm bảo:

Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề;

Tổng sản phẩm bằng hện vật được qui đổi theo phương pháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm theo hướng chỉ dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chỉ tiêu tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số); tổng thu trừ (-) tổng chi không có tiền lương được tính theo qui định tại Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện của Bộ Tài chính; chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu trừ (-) tổng chi) và tình hình lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.

2. Xác định quĩ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức:

ồ Vkh= [ Lđb xTLmindn x (Hcb + Hpc) +Vvc ] x 12 tháng

Trong đó:

Lđb: Lao động định biên;

TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định;

Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân;

Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương;

Vvc: Quĩ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp.

Các thông số Lđb, TLmindn, Hcb, Hpc và Vvc được xác định như sau:

a) Lao động định biên (Lđb)

Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc sản phẩm, dịch vụ qui đổi.

Định mức lao động tổng hợp được xây dựng theo qui định và hướng dẫn tại thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TLmindn).

b.1. Mức lương tối thiểu theo qui định tại khoản 1, điều 1 Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ được hiểu là mức lương tối thiểu chung áp dụng cho công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang và người nghỉ hưu.

Theo quy định tại Nghị định số 06/CP ngày 21/1/1997, từ ngày 01/1/1997 mức lương tối thiểu chung là 144.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ điều chỉnh lại mức lương tối thiểu này thì tiền lương của các đối tượng trên cũng được điều chỉnh theo.

b.2. Hệ số điều chỉnh thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước qui đinh để tính vào đơn giá tiền lương có nghĩa là, khi xây dựng và áp dụg đơn giá tiền lương, tuỳ theo các điều kiện cụ thể đạt được theo qui định, Nhà nước cho phép doanh nghiệp được tính hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần mức lương tối thiểu chung. Tại thời điểm kể từ 01/01/1997 trở đi, phần tăng thêm được áp dụng không quá 216.000 đồng/tháng.

b.3. Doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm đến mức tối đa trong khung qui định của mình khi bảo đảm đủ các điều kiện sau:

Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước mà không có lợi nhuận hoặc lỗ thì phải phấn đấu có lợi nhuận hoặc giảm lỗ;

Không giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nước so với năm trước liền kề, trừ rưòng hợp Nhà nước có chính sách điều chỉnh giá ở đầu vào, giảm thuế hoặc giảm các khoản nộp ngân sách theo qui định;

Không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm trước liền kề trừ trưòng hợp Nhà nước có chính sách điều chỉnh tăng giá, tăng thuế, tăng các khoản nộp ngân sách ở đầu vào Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế - xã hội thì phải giảm lỗ.

Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích:

Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm như doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Nếu là doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thì điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm là không làm giảm khối lượng nhiệm vụ, công việc được nhà nước giao hoặc theo đơn đặt hàng, còn phần hoạt động sản xuất, kinh doanh khác thì áp dụng như các trường hợp nêu trên.

b.4. Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu:

Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định như sau:

Kđc= K1+K2

Trong đó:

-Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm

-K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng

-K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành

Hệ số điều chỉnh theo vùng (K1)

Căn cứ vào quan hệ cung - cầu về lao động giá thuê nhân công và giá cả sinh hoạt, hệ số điều chỉnh theo vùng (K1) được quy định như sau:

Hệ số điều chỉnh tăng thêm



0,3



0,2



0,1

ĐỊA BÀN

Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố loại II, gồm Hải Phòng; Vinh; Huế; Đà Nẵng; Biên Hoà; Cần Thơ; và thành phố Hạ Long; Nha Trang; Vũng Tàu và các khu công nghiệp tập trung.

Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại

Doanh nghiệp ở trên địa bàn nào thì áp dụng hệ số điều chỉnh (K1) theo địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn khác nhau thì tính bình quân gia quyền hệ số điều chỉnh vùng theo số lao động định mức của các đơn vị đóng trên các địa bàn đó.

Hệ số điều chỉnh theo ngành (K2):

Căn cứ vào vai trò, vị trí, ý nghĩa của ngành trong phát triển nền kinh tế và mức độ hấp dẫn của ngành trong thu hút lao động, hệ số điều chỉnh theo nghành (K2) được qui định như sau:

Nhóm 1 có hệ số 1,2:

+ Khai thác khoáng sản ( hầm lò và lộ thiên )

+ Luyện kim;

+ Dầu khí;

+ Cơ khí chế tạo công cụ, sản xuất phương tiện vận tải, đánh bắt hải sản,

máy nông nghiệp;

+ Xây dựng cơ bản;

+ Điện;

+ Sản xuất xi măng;

+ Hoá chất cơ bản;

+ Vận tải biển;

+ Đánh bắt hải sản ngoài biển, vận chuyển thu mua cá trên biển;

+ Địa chất, đo đạc cơ bản

- Nhóm 2 có hệ số 1,0:

+ Trồng rừng, khai thác rừng;

+ Nông nghiệp, thuỷ lợi;

+ Chế biến lâm sản, lâm nghiệp khác;

+ Thuỷ sản, đánh bắt cá nước ngọt..,

+ Chế biến lương thực thực phẩm;

+ Cao su;

+ Sản xuất giấy;

+ Sản xuất dược phẩm;

+ Cơ khí còn lại;

+ Hoá chất còn lại;

+ Vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinnh;

+ Vận tải hàng không, quản lý điều hành bay;

+ Vận tải đường bộ, đường sắt , đường thuỷ

+ Dịch vụ hàng không, sân bay;

+ Dịch vụ hàng hải, hoa tiêu,bảo đảm hàng hải, bảo đảm đường sông...,

+ Nạo vét sông, biển, trục vớt và cứu hộ;

+Duy tu bảo dưỡng đường bộ, đường sắt;

+ Điện tử- tin học;

+Bưu chính- viễn thông;

+ Ngân hàng thương mại

+ Xăng dầu;

+ Dệt, da, may...;

+ In tiền;

+ Dịch vụ vệ sinh môi trường, cấp thoát nước;

+ Sản xuất khác còn lại;

- Nhóm 3 có hệ số 0,8:

+ Du lịch;

+ Bảo hiểm;

+ Thương mại (gồm: thương nghiệp, xuất nhập khẩu);

+ Chế tác và kinh doanh vàng bạc, đá quý;

+ Văn hoá phẩm;

+ Giao thông công chính đô thị: vận tải hành khách công cộng, quản lý công viên ,cây xanh, vườn thú, chiếu sáng,...;

+ Xổ số kiến thiết;

+ Dịch vụ khác còn lại

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính được quy định trong giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp xác định hệ số điều chỉnh theo ngành (K2) theo bảng trên và tất cả các đơn vị thành viên đều áp dụng theo hệ số điều chỉnh của doanh nghiệp.

b.5. Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương:

Sau khi có hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa (Kđc = K1+ K2), doanh nghiệp được phép lựa chọn các hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình để tính đơn giá phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà giới hạn dưới là mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (tại thời điểm thực hiện từ ngày 01/01/1997 là 144.00 đồng/ tháng) và giới hạn trên được tính như sau:

TLminđc= TLmin x (1 + Kđc )

Trong đó:

TLminđc : Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng;

Tlmin: là mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu;

Kđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp

Như vậy, khung lương tối thiểu của doang nghiệp là TLmin đến TLminđc. Doanh nghiệp có thể chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trong khung này, nếu bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định ở tiết b3, điểm 2 nêu trên.

Ví dụ: Tổng công ty B thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có 10 đơn vị trực thuộc, trong đó có 4 đơn vị với số lao động định mức là 2.000 người nằm trên địa bàn có hệ số điều chỉnh theo vùng 0,1; 3 đơn vị với số lao động định mức là 1.500 người nằm trên địa bàn có hệ số điều chỉnh theo vùng 0,2 và 3 đơn vị với số lao động định mức là 800 người có hiệu số điều chỉnh theo vùng 0,3. Thì khung lương tối thiểu của doanh nghiệp được xác định như sau:

+ Hệ số điều chỉnh theo vùng (K1) của doanh nghiệp là:

(0,1 x 2.000) + (0,2 x 1.500) + (0,3 x800)

2.000 + 1.500 + 800

+ Hệ số chỉnh theo nghành (K2) của doanh nghiệp là: 1,0 thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Hệ số điều chỉnh chung (Kđc =K1 + K2) của doanh nghiệp là:

Kđc = 0,17 +1,0 = 1,17

+ Giới hạn trên của khung lương tối thiểu của doanh nghiệp là:

TLminđc = 144.000 x (1 + 1,17) = 312.480 đồng/tháng, làm tròn là 312.000 đồng/tháng

+ Khung lương tối thiểu cho doanh nghiệp là: 144.000 đồng/tháng đến 312.000 đồng/tháng.

Như vậy, Tổng công ty B có thể lựa chọn bất kỳ mức lương tối thiểu nào phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kả năng thanh toán để xây dựng đơn giá tiền lương nằm trong khung từ 144.000 đồng/tháng đế 312.000 đồng/tháng.

c) Hệ số l o ương cấp bậc công việc bình quân (Hcb):

Căn cứ và tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá tiền lương.

d) Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc):

Căn cứ vào các văn bản qui định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, xác định đối tượng và mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định hệ số các khoản phụ cấp bình quân (Tính theo phương pháp bình quân gia quyền).

Hiện nay, các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương, gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện.

Làm thêm giờ là chế độ trả lương, không phải là phụ cấp, do đó không đưa vào đơn giá tiền lương.

e) Quỹ tiền lương của viên chức quản lý chưa ính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc):

Quỹ tiền lương Vvc bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc của Hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng Tổng công ty hoặc công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn thể và một số đối tượng khác, mà tất cả các đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp, hoặc quỹ tiền lương của các đối tượng này không được trích từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp.

Căn cứ vào số lao động định biên do Hội đông quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp qui định, hệ số lương cấp bậc, chức vụ được xếp, các khoản phụ cấp được hưởng theo qui đinh và mức lương tối thiểu do doanh nghiệp được lựa chọn như hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp tính quĩ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.

Trường hợp số lao động này đã được tính trong định mức lao động tổng hợp hoặc quỹ tiền lương của lao động này trích từ các đơn vị thành viên thì không được cộng vào quỹ tiền lương kế hoạch để xây dựng đơn giá.

Trên cơ sở các thông số hướng dẫn tại tiết a, b, c, d, e điểm 1 nêu trên, doanh nghiệp xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theo hướng dẫn taị điểm 3, mục III dưới đây.

3.Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Sau khi xác định tổng quỹ tiền lương và chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đơn giá tiền lương được xây dựng theo 4 phương pháp:

a) Đơn giá tiền lương tính trên cơ sở đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm qui đổi):

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm hoặc một số loại sản phẩm có thể qui đổi được, như: xi măng, vật liệu xây dựng, điện, thép, rượu, bia, xăng, dầu, dệt, may, thuốc lá, giấy, vận tải...

Công thức để tính đơn giá là:

Vdg= Vgiờ x Tsp

Trong đó:

- Vdg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là đồng/đơn vị hiện vật);

- Vgiờ: Tiền lương giờ. Trên cơ sở lương cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, tiền lương được tính theo qui định tại Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ;

- Tsp: Mức lương lao động của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm qui đổi (tính bằng số giờ - người).

b) Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoach sản xuất, kinh doanh được chọn là doanh thu (hoặc doanh số) thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.

Công thức để xác định đơn giá là:

 

.

ồ Vkh

ồ Tkh

Trong đó:

- Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tinh đồng/1000đ);

- ồ Vkh: Tổng quĩ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nói trên;

- ồ Tkh: Tổng doanh thu (hoặc doanh số) kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên.

c) Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí:

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng thu trừ (-) tổng chi không có lương, thường được áp dụng với các tổng doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí.

Công thức để xác định đơn giá là:

ồ Vkh

ồ Tkh ồ Ckh (không có tiền lương)

Trong đó:

- Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/1.000 đ);

- ồ Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nêu trên;

- ồ Tkh: Tổng doanh thu (hoặc doah số) kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên;

- ồ Ck h: Là tổng chi phí kế hoạch (chưa có tiền lương), tính theo điểm 1, mục III nói trên.

d) Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận:

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thựck tế thực hiện.

Công thức để xác định đơn giá là:

ồ Vkh

ồ Pkh

Trong đó:

- Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/1.000 đ);

- ồ Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nêu trên;

ồ Pkh: Lợi nhuận kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên.

4. Quy định việc xây dựng đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp để trình duyệt.

Căn cứ vào 4 phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương nêu trên và cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo qui định sau:

a) Đối với các doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơn giá tiền lương tổng hợp.

b) Đối với các doanh nghiệp vừa có các thành viên hạch toán độc lập, vừa có các thành viên hạch toán phụ thuộc mà có sản phẩm, dịch vụ khác nhau không thể quy đổi để xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp được thì đơn giá tiền lương đươc xây dựng cho từng thành viên hạch toán độc lập để trình duyệt.

c) Đối với các doanh nghiệp vừa có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, vừa có các đơn vị thành viên phụ thuộc, nhưng các loại sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp có thể quy đổi được thì cũng chỉ xây dựng một đơn giá tiền lương tổng hợp.

Ví dụ: Tổng Công ty có 15 đơn vị thành viên, trong đó có 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị hạch toán độc lập có sản phẩm, dịch vụ quy đổi được và 3 đơn vị hạch toán độc lập có sản phẩm dịch vụ không quy đổi được thì việc tổ chức xây dựng đơn gía tiền lương để trình duyệt như sau:

- 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc xây dựng 1 đơn giá, trong đó có cả tiền lương của bộ máy văn phòng Tổng công ty, Hội đồng quản trị, Đảng đoàn thể ở Tổng công ty.

- 4 đơn vị hạch toán độc lập có sản phẩm dịch vụ quy đổi được xây dựng 1 đơn giá tiền lương.

- 3 đơn vị hạch toán độc lập có sản phẩm dịch vụ không quy đổi được xây dựng 3 đơn giá tiền lương.

Như vậy, Tổng công ty phải xây dựng 5 đơn giá tiền lương để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

5. Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.

Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp, được xác định theo công thức sau:

ồ Vc = ồ Vkh + Vpc + Vbs + Vtg

Trong đó:

- ồ Vc: Tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.

- ồ Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2 mục III nêu trên.

- Vpc: Quỹ kế hoạch các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định (ví dụ như phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởng an toàn hàng không...); quỹ lương này tính theo số lao động kế hoạch thuộc đối tượng được hưởng.

- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định của công nhân viên (tính theo số lao động kế hoạch) trong doanh nghiệp, mà khi xây dựng định mức lao động không tính đến, bao gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, ... theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật Lao động.

VI. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

A. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

a) Trước tháng 4 hàng năm, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt sau khi trao đổi ý kiến với Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

b) Hàng năm tổng hợp tình hình giao đơn gía tiền lương của tất cả các doanh nghiệp nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

c) Hàng năm tổng hợp tình hình lao động, tiền lương và thu nhập thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước từ trung ương đến địa phương.

d) Thông báo mức lương bình quân chung của các doanh nghiệp được giao đơn giá vào cuối quý II, đầu quý III hàng năm làm cơ sở xác định lương bình quân thực hiện tối đa của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ.

đ) Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Đối với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

a) Trước tháng 4 hàng năm, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ được xếp doanh nghiệp hạng đặc biệt.

c) Kiểm tra việc xây dựng thực hiện đơn giá tiền lương và quản lý lao động , tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp thuộc quyền.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở quản lý ngành, lĩnh vực.

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của địa phương xây dựng đơn giá tiền lương theo quy định tại thông tư này.

b) Trước tháng 4 hàng năm, thẩm định và giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp nhà nước và các Công ty cổ phần có trên 50% vốn do các doanh nghiệp nhà nước góp thuộc quyền quản lý sau khi trao đổi ý kiến với Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp ở địa phương.

c) Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơn giá tiền lương và quản lý lao động , tiền lương , thu nhập của các doanh nghiệp trực thuộc địa phương.

4.Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chậm nhất vào tháng 5 hàng năm, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình giao đơn giá tiền lương năm kế hoạch cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và tình hình lao động , tiền lương, thu nhập thực hiện năm trước của các doanh nghiệp theo mẫu số 1 mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.

b) Tổ chức và củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương, bố trí, bồi dưỡng cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu của công tác thẩm định, quản lý định mức lao động và đơn giá tiền lương theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1. Về tổ chức công tác lao động - tiền lương.

Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lý theo Bộ luật Lao động và Luật doanh nghiệp nhà nước; thực hiện việc xây dựng định mức lao động, tổ chức và phân công lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối tiền lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu qủa kinh doanh của đơn vị và cá nhân người lao động, các doanh nghiệp phải tổ chức, củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương của doanh nghiệp, bố trí và bồi dưỡng các bộ có đủ trình độ nghiệp vụ, chuyên môn thực hiện công việc theo yêu cầu.

2. Về xây dựng đơn giá tiền lương.

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung.

Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký định mức lao động theo quy định; xây dựng đơn giá tiền lương. Báo các Hội đồng quản trị (nếu có) hoặc cơ quan quản lý cấp trên để đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định và giao đơn giá tiền lương.

b) Đối với doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt.

Tổng Giám đốc có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký định mức lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng đơn giá tiền lương báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Bộ quảnlý ngành, lĩnh vực (nếu là Tổng công ty 90/TTg được xếp hạng đặc biệt) xem xét, có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thẩm định và giao đơn giá tiền lương.

Các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương từ quý IV năm báo cáo để gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kịp thẩm định và giao đơn giá tiền lương chậm nhất vào quý I năm kế hoạch.

3. Thủ tục hành chính đề nghị duyệt đơn giá tiền lương.

Theo phân cấp và tổ chức quản lý, sau khi xây dựng đơn giá tiền lương, doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và giao đơn giá tiền lương theo quy định tại điểm 2 nói trên.

Công văn phải gửi kèm các biểu sau:

- Biểu giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo mẫu số 3a và 3b.

- Đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên và có nhiều đơn giá tiền lương thì lập biểu tổng hợp đơn giá tiền lương theo mẫu số 4.

4. Báo cáo tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập.

Vào quý I và chậm nhất tháng 4 năm kế hoạch, doanh nghiệp phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập của năm trước liền kề theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này.

C. XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG THỰC HIỆN THEO
KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Điều kiện xác định quỹ tiền lương thực hiện.

a) Các chỉ tiêu tổng sản phẩm hàng hoá (kể cả sản phẩm quy đổi) tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực hiện được xác định theo Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ. Trong các chỉ tiêu nêu trên, nếu có yếu tố tăng giảm do nguyên nhân khách quan, không tính đến khi xây dựng đơn giá tiền lương thì phải loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện.

b) Trứơc khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định các khoản nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận thực hiện và so sánh với năm trước đó. Nếu các chỉ tiêu này không bảo đảm đủ điều kiện được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm theo quy định tại tiết b.3, điểm 2, mục III của Thông tư này thì doanh nghiệp phải trừ lùi quỹ tiền lương thực hiện cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện theo quy định nói trên.

2. Xác định quỹ tiền lương thực hiện.

a) Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và kết quả sản xuất, kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện được xác định như sau:

Vth = (Vđg x Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg

Trong đó:

- Vth: Quỹ tiền lương thực hiện

- Vđg: Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao

- Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, hoặc doanh thu ( doanh số thực hiện ), hoặc tổng thu trừ (-) tổng chi (không có tiền lương), hoặc lợi nhuận thực hiện ứng với chỉ tiêu giao đơn giá tiền lương.

- Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có ) không được tính trong đơn giá theo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn, chế độ thưởng an toàn hàng không...), tính theo số lao động thực tế được hưởng ứng với từng chế độ.

- Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định của số công nhân viên trong doanh nghiệp mà khi xây dựng định mức lao động không tính đến, bao gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp, học tập... theo quy định của Bộ luật Lao động.

- Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật Lao động.

b) Khi quyết toán quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá được giao nếu tiền lương thực hiện bình quân của người lao động (tính theo số lao động định mức) trong doanh nghiệp cao hơn hai lần mức lương bình quân chung do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo thì doanh nghiệp chỉ được quyết toán tổng quỹ tiền lương thực hiện ứng với mức tiền lương bình quân của lao động (tính theo số lao động định mức) trong doanh nghiệp bằng 2 lần mức lương bình quân được thông báo.

c) Các doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và chưa có đơn giá tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo số lao động thực tế bình quân sử dụng nhân hệ số mức lương bình quân của doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đơn giá quyết định với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (tại thời điểm thực hiện ngày 01/01/1997 là 144. 000đồng /tháng).

Tổng quỹ lương thực hiện được xác định nói trên là chi phí hợp lệ trong giá thành hoặc phí lưu thông, đồng thời làm căn cứ để xác định lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp.

D. GIAO ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG VÀ QUY CHẾ PHÂN PHỐI,
TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Giao đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp.

Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi trao đổi ý kiến với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc các doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng Quản trị), xem xét và giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên (hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc)

Việc giao đơn giá tiền lương cần chú ý một số nội dung sau:

Đơn giá tiền lương được giao phải gắn với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất;

Hệ số điều chỉnh tăng thêm để tính đơn giá tiền lương cho từng đơn vị thành viên có thể khác nhau tuỳ vào hiệu quả sản xuất , kinh doanh nhưng không vượt quá hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa là 1,5 lần so với mức lương tối thiểu theo quy định tại mục III Thông tư này;

Được trích lập quỹ lương dự phòng tối đa là 7% tổng quỹ tiền lương ké hoạch (Vkh) để xây dựng đơn giá tiền lương được giao nhằm điều chỉnh và khuyến khích các đơn vị thành viên hoàn thành kế hoạch sản xuất , kinh doanh của cả doanh nghiệp . Quỹ dự phòng này phải được phân bố hết trước khi quyết toán tài chính năm;

Sau khi quyết toán tài chính, nếy quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá được giao cao hơn quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá được giao thì phần chênh lệch được trích lập quỹ dự phòng cho năm sau nhằm ổn định thu nhập cho người lao động trong trường hợp sản xuất, kinh doanh giảm do những nguyên nhân bất khả kháng. Mức quỹ dự phòng do Giám đốc thoả thuận với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp quyết định và không được sử dụng vào mục đích khác;

Việc giao đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị thành viên khi tổng hợp lại không vượt quá đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt

2. Quy chế phân phối và trả lương trong các đơn vị thành viên:

a) Căn cứ vào đơn giá tiền lương được giao các đơn vị thành viên có toàn quyền phân phối quỹ tiền lương và trả lương gắn với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị, bộ phận và cá nhân người lao động thuộc quyền quản lý trên cơ sở quy chế phân phối, trả lương.

Bản quy chế phân phối trả lương do đơn vị thành viên xây dựng phải được Tổ chức công đoàn cung cấp thoả thuận trước khi ban hành và phổ biến đến từng người lao động . Sau đó đăng ký với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương (nếu doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý) hoặc với cơ quan giao đơn giá tiền lương (nếu doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý).

b) Việc quy định trả lương cho từng bộ phận ,cá nhân người lao động theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận, cá nhân người lao động, không phân phối bình quân. Đối với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng. Đối với lao động làm các công việc chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ giản đơn, phổ biến thì mức lương được trả cần cân đối với mức lương của lao động cùng loại trên địa bàn không tạo ra sự chênh lệch thu nhập quá bất hợp lý, gây mất công bằng xã hội. Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa lao động phục vụ, giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giỏi trong nội bộ đơn vị do đơn vị xem xét quy định cho phù hợp, đảm bảo chống phân phối bình quân.

 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bảo đảm quan hệ giữa đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của tất cả đối tượng theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đóng đúng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành với hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 26/CP và số 25/CP ngày 23/5/1993 và mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 144.000 đồng/ tháng từ 01/01/1997 trở đi.

2. Căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn các doanh nghiệp chấn chỉnh lại công tác quản lý lao động, tiền lương và thu nhập, xây dựng và đăng ký định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt đúng nội dung và thời hạn quy định. Riêng năm 1997, việc giao đơn giá tiền lương có thể chậm hơn nhưng phải hoàn thnàh trong quý III/1997.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, thay thế phần hướng dẫn thực hiện quảnlý tiền lương, tièn thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước quy định tại Thông tư số 20/LĐ-TT ngày 02/06/1993 và Thông tư số 28/LB-TT ngày 02/12/1993 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Tài chính và các văn bản tài chính quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Đình Hoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.