• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 13/02/1992
BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
Số: 01-LB/TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 13 tháng 2 năm 1992

 

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 01/TT-LB NGÀY 13 THÁNG 2 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ
VÀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(THEO NGHỊ ĐỊNH 388-HĐBT NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 1991
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG)

Nghị định 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn một số điểm như sau:

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý có những đặc điểm sau đây:

a. Không có vốn đầu tư của nước ngoài hoặc vốn góp của các thành phần kinh tế khác.

Những doanh nghiệp sử dụng một phần vốn Nhà nước tham gia liên doanh với nước ngoài hoặc để góp vốn liên doanh trong nước thì phần vốn còn lại hoặc tham gia liên doanh vẫn thuộc phạm vi phải áp dụng theo Nghị định 388-HĐBT.

b. Do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu.

Nguồn vốn do Nhà nước đầu tư bao gồm:

- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp (ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương) cho chuẩn bị đầu tư, xây dựng cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Vốn tiếp nhận từ doanh nghiệp Nhà nước khác do giải thể, sáp nhập, chuyển vốn... sau khi đã được cấp trên trực tiếp cho phép và ghi giảm phần vốn đã giao cho các doanh nghiệp đó.

- Các khoản viện trợ của nước ngoài (bao gồm viện trợ của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, của cá nhân hoặc của các tổ chức phi chính phủ) được Chính phủ Việt Nam cho phép trực tiếp tiếp nhận. Các khoản vốn này cũng được coi là vốn ngân sách Nhà nước cấp.

Ngoài nguồn vốn đã nêu trên, các loại vốn mà các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cho phép huy động thêm từ các nguồn sau đây để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh và Nhà nước cùng chịu rủi ro cũng được coi là vốn do Nhà nước đầu tư bao gồm:

- Vốn vay của nước ngoài (của tổ chức, cá nhân hoặc của các Chính phủ. ..)

- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các ngành kinh tế khác ở trong nước.

c. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập: gồm các xí nghiệp độc lập, xí nghiệp liên hợp, công ty và các xí nghiệp thành viên trong các liên hiệp xí nghiệp, hoặc tổng công ty nhưng vẫn thực hiện hạch toán kinh tế độc lập.

Việc sắp xếp và đăng ký thành lập đối với các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty sẽ có hướng dẫn riêng.

- Các doanh nghiệp không thực hiện hạch toán độc lập như các đoàn địa chất, thăm dò, khảo sát và các đơn vị hành chính sự nghiệp... không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 388-HĐBT.

2. CƠ QUAN SÁNG LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.1. Đối với doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý thì cơ quan sáng lập là Bộ, ngành chủ quản.

2.2. Đối với các doanh nghiệp do địa phương quản lý thì cơ quan sáng lập là Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.3. Cơ quan sáng lập có trách nhiệm: lập hồ sơ xin thành lập hoặc giải thể các doanh nghiệp Nhà nước theo đúng thủ tục quy định, tổ chức triển khai và đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện đầy đủ, theo đúng trình tự thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ và chính sách, pháp luật Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo và giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành và vùng lãnh thổ.

3. CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3.1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau khi ban hành Nghị định 388-HĐBT:

a. Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ và đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập và giải thể những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương hoặc địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hoặc có giá trị tài sản, doanh số kinh doanh lớn. Đó là các doanh nghiệp:

a.1. Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành nghề đặc biệt quan trọng sau đây không tuỳ thuộc vào quy mô và mức vốn:

- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc.

- Khai thác các loại khoáng sản quý hiếm.

- Sản xuất các phương tiện phát sóng, truyền tin, dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Vận tải viễn dương, vận tải hàng không.

- Sản xuất vũ khí và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.

- Tổ chức kinh doanh ở nước ngoài.

a.2. Các doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập không thuộc các ngành nghề theo hướng dẫn trong mục a.1. nhưng có vốn vay nước ngoài trên 10 triệu đô-la hoặc tổng vốn đầu tư ban đầu theo giá cuối năm 1991 (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) trên 200 tỷ đồng đối với doanh nghiệp sản xuất và 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

Mức giá cuối năm 1991 xác định trên cơ sở hệ số bảo toàn vốn do Bộ Tài chính công bố theo Quyết định 332-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

b. Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xem xét và ra quyết định thành lập và giải thể những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương không thuộc quy định trong điểm (3.1.a) đã nêu trên.

c. Bộ trưởng quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (theo phân công trong phụ lục 1 kèm theo) xem xét và ra quyết định thành lập và giải thể những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc địa phương không thuộc điểm (3.1.a,b) đã nêu trên.

3.2. Đối với doanh nghiệp đã hoạt động trước khi ban hành Nghị định 388-HĐBT:

a. Thủ trưởng cơ quan chủ quản (Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quyết định giải thể những xí nghiệp, công ty thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục có mức vốn cố định và vốn lưu động theo giá cuối năm 1991 dưới 100 tỷ đồng. Riêng đối với những xí nghiệp, công ty có mức vốn từ 25 đến 100 tỷ đồng, trước khi ra quyết định giải thể phải được thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b. Tạm thời xem xét việc giải thể những doanh nghiệp có mức vốn trên 100 tỷ đồng hoặc các doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ quan trọng mà việc giải thể sẽ ảnh hưởng bất lợi đến các xí nghiệp, các ngành khác.

4. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

4.1. Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau Nghị định 388-HĐBT.

Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ như quy định tại điều 5 trong Quy định kèm theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng gồm:

- Đơn xin thành lập (phụ lục số 2).

- Luận chứng thành lập doanh nghiệp Nhà nước (phục lục 3).

- Ý kiến của cơ quan chủ quản cấp trên về việc đề nghị thành lập doanh nghiệp.

- Ý kiến đồng ý của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật về quy hoạch phát triển và trình độ công nghệ.

- Ý kiến đồng ý của Chủ tịch tỉnh, thành phố nơi xí nghiệp đóng về đảm bảo điều kiện môi trường, cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, trụ sở làm việc (đối với doanh nghiệp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực thuộc Trung ương quản lý).

- Chứng nhận của Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp Trung ương, Sở Tài chính đối với doanh nghiệp địa phương về nguồn và mức vốn pháp định được cấp (nếu doanh nghiệp do ngân hàng cấp) hoặc chứng nhận của ngân hàng đầu tư (nếu doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn vay), vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải không thấp hơn mức vốn pháp định.

Vốn pháp định của doanh nghiệp Nhà nước là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp Nhà nước, không thấp hơn mức vốn pháp định của công ty trách nhiệm hữu hạn cùng ngành nghề được quy định trong Nghị định 222-HĐBT.

- Ý kiến của Hội đồng thẩm định liên quan.

4.2. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước đã hoạt động từ trước tới khi ban hành Nghị định 388-HĐBT phải có hồ sơ xin thành lập lại, theo điểm 3 Thông tư số 34-CT ngày 28/1/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Hướng dẫn thực hiện Nghị định 388-HĐBT ngày 20-11-1991, Chỉ thị 393-CT ngày 25-11-1991 và ý kiến của Hội đồng thẩm định.

5. ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Sau khi sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đối với những doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất hoặc tuy có khó khăn nhưng thấy vẫn cần thiết duy trì và có biện pháp củng cố để phát triển có hiệu quả thì làm thủ tục thành lập lại như hướng dẫn trong điều 4.2 trên đây. Đối với những doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, không còn khả năng tiếp tục hoạt động thì làm thủ tục giải thể theo Quyết định 315-HĐBT, Quyết định 330-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan.

6. THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP
HOẶC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

6.1. Thành lập Hội đồng thẩm định về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là Hội đồng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước) tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ để xem xét các hồ sơ trước khi trình thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

- Hội đồng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức tư vấn liên ngành hoạt động theo nguyên tắc công khai và tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất trên 2/3 số thành viên được mời. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét ra quyết định đối với những đề án được trên 1/2 số thành viên được mời tán thành.

- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành lập Văn phòng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước làm thường trực cho Hội đồng thẩm định tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Việc tổ chức bộ phận thường trực Hội đồng thẩm định tại các Bộ, do Bộ trưởng quyết định.

6.2. Hội đồng thẩm định tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước do đại diện Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm chủ tịch và một số uỷ viên gồm đại diện các Bộ ngành sau đây:

- Bộ Tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước.

- Uỷ ban khoa học Nhà nước.

- Trọng tài kinh tế Nhà nước.

- Các Bộ ngành có liên quan tới doanh nghiệp.

- Chánh Văn phòng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước làm uỷ viên thư ký.

Đối với những doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập sẽ mời thêm:

- Đại diện Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.

Nếu họp xét giải thể doanh nghiệp sẽ mời thêm:

- Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6.3. Hội đồng thẩm định tại Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật do đại diện Bộ trưởng làm chủ tịch và một số uỷ viên:

- Vụ trưởng Vụ kế hoạch.

- Vụ trưởng Vụ tài vụ.

- Vụ trưởng Vụ kỹ thuật.

- Vụ trưởng Vụ chuyên ngành (nếu có).

- Vụ trưởng Vụ tổ chức - cán bộ và lao động.

-Đại diện lãnh đạo Vụ chuyên ngành liên quan của Bộ Tài chính

- Đại diện lãnh đạo Vụ chuyên ngành liên quan của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

Nếu họp xét giải thể doanh nghiệp sẽ mời thêm đại diện Trọng tài kinh tế Nhà nước, đại diện Công đoàn ngành đối với những doanh nghiệp do Bộ quyết định giải thể, mời đại diện Công đoàn và Trọng tài kinh tế cấp tỉnh, thành phố đối với những doanh nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh thành phố quyết định giải thể.

6.4. Hồ sơ thẩm định thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp Nhà nước gồm:

- Hồ sơ xin thành lập, hoặc đề nghị giải thể doanh nghiệp.

- Biên bản họp hội nghị thẩm định và phiếu tham gia ý kiến của các thành viên Hội đồng.

- Tờ trình quyết định thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu các phụ lục 4 và phụ lục 7 kèm theo).

Tất cả các hồ sơ trên đều lưu trữ ở cơ quan ra quyết định và đồng thời thống nhất lưu trữ lại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Trọng tài kinh tế các tỉnh.

6.5 Trình tự ra quyết định và phạm vi hiệu lực của quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

a. Trong thời hạn 40 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, cơ quan có trách nhiệm thẩm định hoàn thành thủ tục thẩm định, phải đệ trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đối với những doanh nghiệp thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định) hoặc trực tiếp ra quyết định đối với những doanh nghiệp thuộc phạm vi được phân công.

Những hồ sơ không được phê duyệt phải lưu trữ tại cơ quan thẩm định và thông báo thành văn bản nguyên nhân không phê duyệt cho cơ quan gửi hồ sơ.

b. Đối với những doanh nghiệp xây dựng mới:

- Sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp, kế hoạch khởi công xây dựng mới chính thức có hiệu lực.

- Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Trọng tài kinh tế thì doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân tiếp nhận vốn của ngân sách, hoặc vay vốn của ngân hàng, bắt đầu xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh.

6.6. Thủ tục khi thay đổi mục tiêu ngành nghề kinh doanh theo quy định của điều 12 của quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT được hiểu như sau:

- Việc thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh dẫn đến thay đổi ngành nghề cấp III theo bảng danh mục phân ngành kinh tế quốc dân do Tổng cục Thống kê hướng dẫn trong Thông tư số 389-TCTK/PPCĐ ngày 18-6-1988; phải được cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên cho phép đồng thời báo cáo cơ quan ra quyết định thành lập kiểm tra, theo dõi. Sau một năm nếu không trở lại ngành nghề khi thành lập thì phải làm lại thủ tục.

Ví dụ:

- Chuyển từ ngành cấp III công nghệ chế tạo máy năng lượng có mã số 01 05 01 sang ngành công nghiệp chế tạo phương tiện vận tải đường bộ có mã số 01 05 06.

- Chuyển từ ngành cấp II công nghiệp điện năng có mã số 01 01 sang ngành công nghiệp nhiên liệu có mã số 01 02 hoặc chuyển từ ngành cấp I công nghiệp có mã số 01 sang ngành xây dựng có mã số 02 cũng đều dẫn đến thay đổi ngành cấp III.

- Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mặt hàng nhưng không làm thay đổi ngành nghề cấp III hoặc việc sản xuất, chế tạo những sản phẩm tự dùng trong doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này nhưng phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và cơ quan ra quyết định thành lập theo dõi.

Nếu kinh doanh tổng hợp những ngành nghề ngoài ngành nghề đã đăng ký thì doanh nghiệp phải đăng ký với Trọng tài kinh tế cấp tỉnh đồng thời thông báo bằng văn bản cho các cơ quan liên quan (tài chính, ngân hàng, thuế...).

6.7. Lệ phí xin thành lập doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp có mức vốn pháp định dưới 20 tỷ đồng phải nộp lệ phí 600.000 đồng, từ 20 tỷ đồng trở lên phải nộp 1.000.000 đồng cho cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định để cho cho các hoạt động thẩm định cần thiết.

7. ĐIỀU KIỆN CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp có trách kiểm tra việc thực hiện và có quyền thông báo chấm dứt hiệu lực của quyết định thành lập doanh nghiệp trong trường hợp:

- Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập nhưng không đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

- Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thành lập nhưng không khởi công xây dựng hoặc không hoạt động sản xuất kinh doanh.

8. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề gì vướng mắc đề nghị các ngành và địa phương kịp thời phản ánh để Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thêm.

 

CÁC PHỤ LỤC

Kèm theo Thông tư Liên bộ số 01-TT/LB của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
và Bộ Tài chính ngày 13 tháng 2 năm 1992

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NGÀNH NGHỀ DO BỘ QUẢN LÝ NGÀNH
KINH TẾ - KỸ THUẬT TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ GIẢI QUYẾT

 

Mã số

1. Bộ Tài chính

04

Ngành tài chính

14

- Công ty xổ số kiến thiết (A)

1401

- Công ty bảo hiểm Nhà nước (A)

1402

2. Ngân hàng Nhà nước

06

Ngành tín dụng

14

- Quỹ tiết kiệm (A)

1401

3. Bộ Năng lượng

16

a. Ngành Công nghiệp

01

- Công nghiệp điện năng (A) + (B)

0101

Nhiệt điện

010101

+ Thủy điện

010102

- Công nghiệp nhiên liệu

0102

+ Công nghiệp than

010201

b. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế

020102

4. Bộ Công nghiệp nặng

17

a. Ngành Công nghiệp

01

+ Công nghiệp nhiên liệu (A) + (B)

0102

+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ

010203

+ Công nghiệp chế biến dầu mỏ

010204

+ Công nghiệp khai thác khí thiên nhiên

010205

+ Công nghiệp khai thác các nhiên liệu khác

010206

- Công nghiệp luyện kim đen (A) + (B)

0103

- Công nghiệp luyện kim màu (A) + (B)

0104

- Công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc (không kể phần thiết bị máy móc của các Bộ khác) (A) + (B)

0106

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại (A)

0107

- Công nghiệp hoá chất phân bón và cao su (A) + (B)

0108

b. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng hầm mỏ, công trình dầu khí ngoài biển

020101

5. Bộ Công nghiệp nhẹ

18

a. Ngành Công nghiệp

01

- Công nghiệp xen lu lô và giấy (A) + (B)

0111

- Công nghiệp chế biến gỗ: sản xuất diêm

011003

- Công nghiệp sành sứ thủy tinh (trừ sứ cách điện, sứ vệ sinh, kính xây dựng) (A) + (B)

0112

- Công nghiệp thực phẩm

0114

+ Công nghiệp sữa (A)

011404

+ Công nghiệp gia vị (mì chính) (A) + (B)

011406

+ Công nghiệp bánh kẹo (A) + (B)

011408

+ Công nghiệp nước uống có cồn (A) + (B)

011410

+ Công nghiệp nước uống không có cồn (A) + (B)

011411

+ Công nghiệp thuốc lá (A) + (B)

011413

- Công nghiệp dệt (A) + (B)

0115

- Công nghiệp may (A) + (B)

0116

- Công nghiệp thuộc da và sản xuất các sản phẩm da, giả da (A) + (B)

0117

- Công nghiệp hoá chất

0108

+ Công nghiệp sản xuất mực viết (A)

010813

+ Công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc (A)

0105

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ chất dẻo (A) + (B)

010812

6. Bộ Nông nghiệp và CNTP

19

a. Ngành nông nghiệp

03

- Trồng trọt (A) + (B)

0301

- Chăn nuôi (A) + (B)

0302

b. Ngành Công nghiệp

01

- Công nghiệp lương thực (A) + (B)

0113

- Công nghiệp thực phẩm

0114

+ Công nghiệp thịt (A) + (B)

011401

+ Công nghiệp dầu mỡ thực vật (A) + (B)

011405

+ Công nghiệp đường mật (A) + (B)

011407

+ Công nghiệp chế biến rau quả (A) + (B)

011409

+ Công nghiệp chế biến cà phê (A) + (B)

011412

- Công nghiệp hoá chất phân bón

0108

+ Công nghiệp thuốc thú y (A) + (B)

010805

- Công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc

0105

+ Công nghiệp chế tạo máy kéo và máy móc nông nghiệp (A)

010505

- Ngành công nghiệp khác

0119

+ Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (A) + (B)

011901

c. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng công trình khai hoang và xây dựng đồng ruộng

020102

d. Ngành thương nghiệp

07

- Thương nghiệp bán buôn (A)

070101

- Thương nghiệp bán lẻ (A)

070102

7. Bộ Thuỷ sản

20

a. Ngành nông nghiệp

03

+ Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (A) + (B)

030204

b. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp khai thác cá và các thủy hải sản khác (A) + (B)

011402

- Công nghiệp chế biến cá và các thủy hải sản khác (A) + (B)

011403

- Công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc ngành thủy sản (A)

0105

8. Bộ Xây dựng

21

a. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A) + (B)

0201

+ Xây dựng công trình công nghiệp

020101

+ Xây dựng công trình công cộng

020105

+ Xây dựng nhà ở

020106

+ Xây dựng khác

020109

- Khảo sát thiết kế (A) + (B)

0203

b. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp vật liệu xây dựng (A) + (B)

0109

+ Khai thác nguyên liệu phi quặng

010901

+ Công nghiệp sản xuất xi măng và các vật liệu kết dính khác

010902

+ Công nghiệp gạch ngói, tấm lợp, đá ốp lát

010903

+ Công nghiệp sản xuất các cấu kiện bê tông

010904

+ Công nghiệp vật liệu chịu lửa

010905

+ Công nghiệp thủy tinh: kính xây dựng gốm sứ XD

011202

+ Công nghiệp đường ống cấp thoát nước và phụ kiện nước

011203

- Công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc cho XN vật liệu XD và công trình đô thị (A)

0105

- Ngành công nghiệp khác

0119

+ Sản xuất và phân phối nước (A) + (B)

011904

+ Thoát nước và xử lý nước bẩn, chế biến phân rác, vệ sinh môi trường

011905

9. Bộ Thuỷ lợi

22

a. Ngành thủy lợi (vận hành hệ thống tưới tiêu và cải tạo đất) (A) + (B)

0303

b. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng công trình thuỷ lợi đê đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu

020102

c. Ngành Công nghiệp

01

- Công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc

0105

+ Công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc cho thủy lợi (A)

010505

10. Bộ Lâm nghiệp

23

a. Ngành lâm nghiệp

04

- Trồng và nuôi rừng (A) + (B)

0401

- Khai thác gỗ và lâm sản khác (A) + (B)

0403

b. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản (A) + (B)

0110

- Công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc cho lâm nghiệp (A)

010505

c. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng công trình khai hoang, trồng rừng, đường lâm nghiệp

020102

11. Bộ thương mại và du lịch

24

a. Ngành thương nghiệp cung ứng vật tư và thu mua

07

- Nội thương (A) + (B)

0701

- Ăn uống công cộng (A) + (B)

0702

- Ngoại thương (A) + (B)

0703

- Cung ứng vật tư (A) + (B)

0704

- Thu mua nông, hải sản (A) + (B)

0705

b. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng công trình kho chứa, đường ống dẫn dầu

020104

c. Ngành công nghiệp

01

+ Công nghiệp muối (NaCL (A) + (B)

011415

d. Ngành du lịch (A) + (B)

0905

12. Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện

25

a. Ngành giao thông vận tải

05

- Vận tải đường sắt (A) + (B)

0501

- Vật tải đường bộ (A) + (B)

0502

- Vận tải đường sông (A) + (B)

0503

- Vận tải đường biển

0504

- Vận tải hàng không (A) + (B)

0505

b. Ngành bưu điện, thông tin liên lạc (A) + (B)

06

c. Ngành xây dựng

02

- Thi công xây lắp (A)

0201

+ Xây dựng công trình giao thông, bưu điện

020103

d. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc giao thông vận tải và bưu điện (A)

0105

13. Bộ Văn hoá thông tin và thể thao

27

a. Ngành văn hoá và nghệ thuật (A) + (B)

12

- Các rạp, các đội chiếu phim, CLB, nhà văn hoá quần chúng, nhà thông tin, thư viện, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình

1201

- Các đoàn đội văn công chuyên nghiệp

1202

b. Ngành thể dục thể thao (A) + (B)

13

- Các tổ chức, các đội, CLB TDTT, sân vận động, bể bơi, khu luyện tập, nhà thi đấu

1303

c. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp in (A) + (B)

0118

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm hoá chất khác: sản phẩm phim, băng từ, đĩa từ, đĩa hát (A)

010813

- Công nghiệp sản xuất dụng cụ TDTT

010813

14. Bộ Y tế

28

a. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp dược phẩm (A) + (B)

010810

b. Ngành thương nghiệp

07

- Thương nghiệp bán buôn thuốc và dụng cụ y tế (A) + (B)

070101

- Thương nghiệp bán lẻ thuốc và dụng cụ y tế (A) + (B)

070102

15. Cục đo đạc bản đồ Nhà nước

38

a. Ngành công nghiệp

01

- Công nghiệp in bản đồ (A) + (B)

0118

b. Ngành xây dựng

02

- Đo đạc (A)

0202

 


 

Ghi chú:

(A) - Trực tiếp giải quyết các thủ tục đó đối với những doanh nghệp thuộc ngành dọc được phân công.

(B) - Tham gia ý kiến về quy hoạch phát triển đối với những doanh nghiệp cùng ngành nhưng thuộc hệ thống ngành dọc của các Bộ khác.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

 


Bộ (tỉnh, thành phố)

 

Số:..........

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng... năm...

ĐƠN XIN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Kính gửi:.......................................................................................

Bộ trưởng Bộ (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, TP)..................................

Mã số ngành kinh tế - kỹ thuật........................................................

Sau khi xem xét khả năng và nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngành (hoặc địa phương), thực hiện quy chế về thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành;

Chúng tôi làm đơn này xin phép được thành lập doanh nghiệp Nhà nước với các đặc trưng sau đây:

1. Tên doanh nghiệp:................................................................................

2. Trụ sở chính của doanh nghiệp:.............................................................

3. Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu (mã số):.............................................

4. Sản phẩm chính:...................................................................................

5. Tổng mức vốn kinh doanh:...................................................................

Trong đó: a. Vốn ngân sách Nhà nước cấp:.............................. triệu đồng.

Bao gồm: - Vốn bằng tiền:....................................................... triệu đồng

- Vốn bằng hiện vật:................................................................ triệu đồng

- Vốn khác:............................................................................. triệu đồng.

b. Vốn doanh nghiệp tự huy động thêm (nếu có)

Bao gồm: - Vay của các tổ chức hoặc cá nhân trong nước...........................

- Vay của các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước:.........................................

6. Các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải:...................................

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đơn này với tư cách là cơ quan sáng lập doanh nghiệp. Nếu được phép thành lập, doanh nghiệp sẽ làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

T/M CƠ QUAN SÁNG LẬP

Bộ trưởng

(hoặc Chủ tịch tỉnh, TP)

(Ký tên và đóng dấu)

CHÚ THÍCH PHỤ LỤC 2

1. Nơi gửi: Căn cứ theo Điều 6 trong quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388-HĐBT.

- Nếu là những doanh nghiệp có giá trị tài sản, doanh số lớn hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như nói tại điểm (3.1.a) trong Thông tư Liên Bộ số 01-TT/LB của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính thì nơi gửi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Nếu là những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương như quy định tại điểm (3.1.b) thì nơi gửi là Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

- Nếu là những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc địa phương như nói tại điểm (3.1.c) thì nơi gửi là Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật (theo hướng dẫn tại phụ lục số 1).

2. Bộ trưởng Bộ (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố)

- Nếu là những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương, do cán bộ chuyên ngành trực tiếp là cơ quan sáng lập, và đứng đơn đề nghị thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp thì ghi rõ tên Bộ.

- Nếu là những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc địa phương, do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là cơ quan sáng lập và đứng đơn đề nghị thành lập hoặc giải thể thì ghi rõ tên tỉnh, thành phố.

3. Mã số ngành kinh tế - kỹ thuật: Ghi theo mã số quy định trong phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ số 01-TT/LB ngày 13 tháng 2 năm 1992 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính.

4. Tên doanh nghiệp nếu có phải ghi đầy đủ cả 3 loại tên sau:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam.

- Tên viết tắt (nếu có)

- Tên giao dịch quốc tế (nếu có).

5. Trụ sở chính của doanh nghiệp.

Ghi cụ thể địa chỉ dự định đặt trụ sở chính của doanh nghiệp như số nhà, phố, phường, quận (thị trấn, thị xã) tỉnh, thành phố, hoặc ghi rõ xã, huyện, tỉnh, thành phố.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi đặt trụ sở làm việc của bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp.

Ngoài ra trong đơn phải ghi rõ đầy đủ các trụ sở giao dịch khác, các chi nhánh đại diện và các cơ sở kinh doanh (nếu có).

6. Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu (mã số)

Doanh nghiệp có thể kinh doanh trong nhiều ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau, song phải ghi những ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh chủ yếu hoặc những mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu. Ví dụ: sản xuất, chế biến, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ một loại sản phẩm nào đó hoặc thực hiện các dịch vụ...

Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu được ghi theo mã số như quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

7. Sản phẩm chính ghi rõ sản lượng cụ thể của từng loại sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp dự định kinh doanh.

8. Tổng mức vốn kinh doanh. Đó là tổng mức vốn mà doanh nghiệp cần có để thực hiện kinh doanh theo phương án kinh doanh dự định ban đầu khi xin thành lập doanh nghiệp, tính theo đơn vị là triệu đồng.

Trong đó:

+ Vốn xin ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm: vốn bằng tiền và vốn bằng hiện vật (gồm giá trị đất đai, tài nguyên, và các tài sản khác...) ngoài ra còn các loại vốn khác như giá trị sở hữu công nghiệp, công nghệ, bí quyết kỹ thuật...

+ Vốn doanh nghiệp huy động thêm (nếu có) bằng cách vay của các tổ chức hoặc cá nhân, kể cả trong và ngoài nước.

Mỗi nguồn vốn nói trên đều phải tách riêng và ghi cụ thể số lượng từng nguồn.

9. Biện pháp bảo vệ môi trường.

Đó là các biện pháp cụ thể về xử ký chất thải, chống ồn, chống gây ô nhiễm, mất vệ sinh, an toàn lao động, làm sạch môi trường... và các biện pháp đề phòng, khắc phục khi có sự cố xẩy ra.

PHỤ LỤC SỐ 3

Bộ (tỉnh, TP)............

Số:..................

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬN CHỨNG
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Tên doanh nghiệp...................................... (Mã số (1)...........................

Trụ sở. .................................................................................................

Cơ quan sáng lập.......................................... Mã số...............................

I. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VỀ
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Mục tiêu và sự cần thiết phải thành lập doanh nghiệp:

1.1. Phân tích nhu cầu thị trường xã hội liên quan trong và ngoài nước.

1.2. Phân tích tổng năng lực các doanh nghiệp cùng ngành.

1.3. Mục tiêu nhiệm vụ và quy mô của doanh nghiệp.

2. Các điều kiện đã được chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp.

2.1. Đối với doanh nghiệp xây dựng mới:

- Bản sao quyết định xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

- Điều kiện cấp vốn (vốn pháp định và vốn huy động thêm) và tiến độ hoàn vốn.

- Điều kiện thi công và tiến độ thi công.

- Thời gian huy động công trình vào kinh doanh.

2.2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động cần làm lại thủ tục:

- Quá trình hình thành doanh nghiệp:

+ Vốn đầu tư ban đầu và hiện tại.

+ Năng lực (thiết bị nhà xưởng đối với sản phẩm chủ yếu, lao động) ban đầu và hiện tại.

+ Diện tích xây dựng, diện tích đất trồng và hàng rào.

- Tình hình sản xuất kinh tế trong 3 năm gần đây:

+ Lợi nhuận.

+ Trợ cấp Nhà nước.

+ Nợ nần: nợ ngấn sách, nợ ngân hàng, nợ tư nhân trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp trực tiếp vay và nợ nước ngoài do chính phủ vay rồi giao cho xí nghiệp quản lý nơi khác doanh nghiệp.

+ Tình hình và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

+ Tình hình lao động.

- Phương hướng củng cố và phát triển doanh nghiệp trong 5 năm tới.

ĐỀ ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Hình thức tổ chức:

- Xí nghiệp độc lập, xí nghiệp liên hợp hay liên hiệp các xí nghiệp hoặc công ty, tổng công ty.

- Thành lập Hội đồng quản trị hay không thành lập Hội đồng quản trị.

- Tổ chức các đại lý, chi nhánh, đại diện trong và ngoài nước.

- Quan hệ liên doanh hợp tác với các doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác.

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1992 và dự kiến kế hoạch 1993-1995.

- Mục tiêu cải tiến chất lượng sản phẩm.

- Mục tiêu tăng sản lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Mục tiêu tăng tỷ lệ lợi nhuận, hoàn vốn và trả nợ.

- Các biện pháp chủ yếu về: công nghệ, tổ chức lao động, bổ sung vốn, giải quyết nguyên vật liệu, marketing...

 


 

(1) Theo mã số trong bảng phân công quản lý ngành KTKT kèm theo (Phụ lục 1).

 

Mẫu 1

PHỤ LỤC 4A

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 

 


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Số...........CT/QĐ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày..... tháng ... năm.....

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

- Căn cứ vào quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng;

- Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép thành lập..............................................................

Thuộc (Tỉnh, Thành phố)........................................................................

Điều 2. Doanh nghiệp được phép:

- Đặt trụ sở chính tại...............................................................................

và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại...........................................

+ Vốn kinh doanh................................................................... triệu đồng

Trong đó: + Vốn ngân sách Nhà nước cấp............................... triệu đồng

Bao gồm: Vốn bằng tiền:........................................................ triệu đồng.

Vốn bằng hiện vật:................................................................. triệu đồng

Vốn khác: ............................................................................. triệu đồng

+ Vốn huy động thêm: ........................................................... triệu đồng.

- Kinh doanh trong các ngành nghề chủ yếu và các sản phẩm chính:.........

- Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức:....................................................

Điều 3. Doanh nghiệp có nhiệm vụ:

- Làm đầy đủ thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ những nội dung ghi trong đơn xin thành lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ............................... (Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố).................. cùng các cơ quan có liên quan và doanh nghiệp................................. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước

- Cơ quan sáng lập.

PHỤ LỤC 5

BẢNG KÊ KHAI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

(Áp dụng đối với các doanh nghiệp làm thủ tục thành lập)

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện

Kế hoạch

Dự kiến kế hoạch

 

tính

89

90

91

92

93

94

95

Tổng mức vốn do cơ quan chủ quản làm thủ tục giao vốn.

Trong đó:

Vốn cố định

Vốn lưu động

               

2. Giá trị TSCĐ (tính đến 31-12-1991)

Trong đó:

- Ngân sách cấp

- Vay ngân hàng

- Huy động từ các nguồn khác

               

3. Vốn lưu động:

Trong đó:

- Ngân sách cấp

- Vay Ngân hàng

- Huy động từ các nguồn khác

               

4. Năng lực sản xuất những mặt hàng chủ yếu

- Theo thiết kế

- Thực tế huy động

               

5. Giá trị tổng sản lượng (theo giá CD 1989)

               

6. Doanh số thực hiện

               

7. Thuế các loại

               

8. Lợi nhuận thực hiện

Trong đó:

Lợi nhuận nộp NS

               

9. Tổng số CNVC hiện có

Đơn vị tính

Thực hiện

Kế hoạch

Dự kiến kế hoạch

Trong đó:

Lao động dôi ra chưa bố trí được việc làm

               

10. Thu nhập bình quân của CNVC

Trong đó:

Lương bình quân

               

11. Cân đối các khoản nợ

Trong đó:

- Xí nghiệp nợ các đơn vị và cá nhân khác

+ Nợ ngân sách

+ Nợ Ngân hàng

+ Nợ các doanh nghiệp nhà nước khác

+ Nợ các đơn vị và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác

+ Nợ nước ngoài:

Trong đó: Vay trực tiếp

Chính phủ cho vay lại

- Các đơn vị và cá nhân khác nợ xí nghiệp

               

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

(Ký tên và đóng dấu)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 6

 


BỘ (TỈNH, TP ).............

 

Số...............

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày..... tháng ... năm 19...

ĐƠN XIN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Kính gửi:..............................................................................................

Bộ trưởng Bộ (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, TP):...........................................

Mã số ngành kinh tế kỹ thuật:...................................................................

Đề nghị cho phép giải thể:........................................................................

Có trụ sở chính tại:...................................................................................

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (mã số)..................................................

Sản phẩm chính.......................................................................................

Tổng mức vốn kinh doanh tính đến

ngày.... tháng..... năm....... là................................................... triệu đồng

Trong đó: a) Vốn ngân sách Nhà nước cấp............................... triệu đồng.

Bao gồm: - Vốn bằng tiền........................................................ triệu đồng

- Vốn bằng hiện vật................................................................. triệu đồng

- Vốn khác.............................................................................. triệu đồng

b) Vốn doanh nghiệp tự huy động thêm (nếu có)...................... triệu đồng

Bao gồm: - Vốn vay của các tổ chức hoặc cá nhân trong nước:.................

- Vốn vay của các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài:.................................

Lý do xin giải thể doanh nghiệp...............................................................

Vậy đề nghị................................................................................ xem xét và ra quyết định cho phép giải thể doanh nghiệp........................................................

Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về việc giải thể doanh nghiệp theo đúng thủ tục và thời hạn mà luật pháp quy định.

TM. CƠ QUAN SÁNG LẬP

Bộ trưởng

(hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, TP)

Ký tên và đóng dấu

Mẫu 3

PHỤ LỤC 7A

QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

 


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Số...........CT/QĐ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày..... tháng ... năm 19...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép giải thể.................................................................

Thuộc Bộ (tỉnh, TP)................................................................................

Mã số.....................................................................................................

Điều 2. Bộ trưởng Bộ (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, TP)................... có trách nhiệm thành lập ban giải thể doanh nghiệp để tiến hành các thủ tục giải thể theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày.... tháng.... năm.... Bộ trưởng Bộ........................... Bộ (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, TP) cùng các cơ quan có liên quan và doanh nghiệp........................................................ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Mẫu 3

PHỤ LỤC 7C

 


BỘ ..................................

 

Số..........QĐ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày..... tháng ... năm 19...

BỘ TRƯỞNG BỘ.........................

- Căn cứ vào Nghị định số 196-HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;

- Căn cứ vào quy chế về thành lập giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 củ Hội đồng Bộ trưởng;

Căn cứ vào hồ sơ và đơn xin giải thể doanh nghiệp số ...... của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố),

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép giải thể.................................................................

thuộc tỉnh (thành phố).............................................................................

Mã số.....................................................................................................

Điều 2. Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố).......................................... có trách nhiệm thành lập ban giải thể doanh nghiệp, để tiến hành các thủ tục giải thể theo đúng quy định của luật pháp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày... tháng... năm... Chủ tịch UBND tỉnh (thành phố).................................. cùng các cơ quan có liên quan và doanh nghiệp............................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đang cập nhật Bộ Tài chính

Chủ nhiệm (Uỷ ban, Văn phòng) Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Hoàng Quy

Đỗ Quốc Sam

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.