• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/09/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 21/12/2023
THỦ TƯỚNG
Số: 32/2016/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 8 tháng 8 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người ngòe, đồng bào dân tộc

 thiểu số tại các huyện nghèo, xã ngèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn

giai đoạn 2016 -2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng

có tính chất phức tạp hoặc điển hình

__________

 

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

 

Căn cứ Luật trợ giúp pháp ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bn vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đi với các huyện nghèo;

Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ gp pháp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia ttụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP); xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây gọi là chính sách trợ giúp pháp lý).

2. Thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp địa phương chưa tự cân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn) không thể bảo đảm chi trả cho các vụ việc này (sau đây gọi là hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng).

Điều 2. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng

1. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng chính sách trợ giúp pháp lý: Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý sinh sống tại các địa bàn sau đây:

a) Huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;

b) Các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm:

- Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu;

- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

c) Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi không thuộc các xã nghèo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là thôn, bản đặc biệt khó khăn).

2. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng: Người được trợ giúp pháp lý theo pháp luật về trợ giúp pháp lý ở các địa phương chưa tự cân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn).

Điều 3. Các hoạt động htrợ

1. Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình.

Tiêu chí xác định vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.

3. Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn:

a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý;

b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã;

c) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

Điều 4. Định mc tài chính đối với các hoạt động hỗ trợ

1. Hỗ trợ thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý.

2. Hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo nghề luật sư và cam kết làm việc trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý tại địa phương ít nhất 02 năm kể từ khi đi đào tạo về: Theo mức học phí hiện hành của cơ sở đào tạo công lập với số lượng hỗ trợ tối đa 02 người/Trung tâm/năm; tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý: 80.000.000 đồng/01 lớp/Trung tâm/năm.

3. Truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các địa phương có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn:

a) Thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý: 20.000.000 đồng/Trung tâm;

b) Xây dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc trên Đài Truyền thanh xã: biên soạn nội dung: 500.000 đồng/01 số/06 tháng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chi phí phát thanh: 500.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/quý (06 lần/quý);

c) Tổ chức các đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý ở cơ sở (chi cho báo cáo viên, chi công tác phí, chi hành chính và các chi phí khác theo quy định): 2.000.000 đồng/xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn/01 lần/năm.

Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện quyết định

1. Ngân sách trung ương:

Bổ sung có mục tiêu đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 theo định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định này.

Vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ địa bàn áp dụng theo quy định tại Điều 2 Quyết định này và tình hình thực hiện trợ giúp pháp lý năm hiện hành, Trung tâm tại các địa phương chưa tự cân đối ngân sách lập dự toán gửi Sở Tư pháp tổng hợp để gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở dự kiến nguồn thu, nhiệm vụ chi của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp dự toán đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 theo định mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định này báo cáo về Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung có mục tiêu để thực hiện.

Việc lập và gửi dự toán hàng năm đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương đảm bảo cho công tác trợ giúp pháp lý theo Quyết định này phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Ngân sách địa phương:

a) Đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý còn lại (ngoài các chính sách, hoạt động đã được ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên);

b) Đối với các địa phương tự cân đối ngân sách: Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, hoạt động quy định tại Quyết định này.

3. Kinh phí từ nguồn tài trợ của các dự án hợp tác quốc tế, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương

1. Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Quyết định này;

b) Tổng hợp dự toán do các địa phương chưa tự cân đối ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định này gửi Bộ Tài chính;

c) Lập phương án phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định này trên cơ sở Bộ Tài chính thông báo kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Quyết định này;

d) Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động do ngân sách trung ương hỗ trợ;

đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền dừng hỗ trợ kinh phí thực hiện đối với các hoạt động khi phát hiện sai phạm; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Quyết định này;

b) Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Quyết định này trên cơ sở phương án phân bổ kinh phí của Bộ Tư pháp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có giải pháp huy động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện Quyết định này;

b) Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện Quyết định này.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hỗ trợ, tạo điều kiện để các địa phương thực hiện có hiệu quả Quyết định này và phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định này.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này tại địa phương;

b) Đối với các địa phương tự cân đối ngân sách: Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động tại Điều 3 theo định mức tài chính quy định tại Điều 4 Quyết định này;

c) Đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn: Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí để thực hiện các hoạt động quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3 theo định mức tài chính quy định tại Điều 4 Quyết định này;

Các địa phương chưa tự cân đối ngân sách (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn): Chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành có liên quan lập dự toán kinh phí hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Quyết định này;

Các địa phương chưa tự cân đối ngân sách có huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn: Chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Quyết định này;

d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Quyết định này gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 9 năm 2016.

a) Quyết định này thay thế Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020;

b) Riêng đối với các nhiệm vụ thực hiện năm 2016, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lập dự toán để thực hiện kịp thời.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Xuân Phúc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.