• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2017
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 41/2016/TT-BCT.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 12 năm 2016

BỘ CÔNG THƯƠNG
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2016/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Căn cứ Luật Thống kê năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 15/2014/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Việc lập và gửi báo cáo thống kê; giải thích các chỉ tiêu thống kê và hướng dẫn lập báo cáo; tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê; kiểm tra, thanh tra khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê.

2. Đối tượng áp dụng

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Nội dung Chế độ báo cáo thống kê

1. Thực hiện Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thu thập chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương cũng như nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Chế độ báo cáo thống kê ban hành kèm theo Thông tư này gồm:

a) Hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê (Phụ lục 1).

b) Giải thích các chỉ tiêu thống kê và hướng dẫn lập báo cáo thống kê (Phụ lục 2).

c) Danh mục nhóm, mặt hàng xuất nhập khẩu (Phụ lục 3).

2. Đơn vị gửi báo cáo

Đơn vị gửi báo cáo là Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Đơn vị nhận báo cáo

Đơn vị nhận báo cáo được quy định cụ thể tại Hệ thống biểu mẫu báo cáo.

4. Ký hiệu biểu

a) Biểu số 01/SCT-BCT: Báo cáo chỉ số sản xuất công nghiệp.

b) Biểu số 02/SCT-BCT: Báo cáo một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

c) Biểu số 03/SCT-BCT: Báo cáo kinh phí khuyến công.

d) Biểu số 04/SCT-BCT: Báo cáo kết quả công tác khuyến công.

đ) Biểu số 05/SCT-BCT: Báo cáo cụm công nghiệp.

e) Biểu số 06/SCT-BCT: Báo cáo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

g) Biểu số 07/SCT-BCT: Báo cáo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.

h) Biểu số 08/SCT-BCT: Báo cáo công tác quản lý thị trường.

i) Biểu số 09/SCT-BCT: Báo cáo công tác phát triển chợ.

k) Biểu số 10/SCT-BCT: Báo cáo công tác phát triển siêu thị, trung tâm thương mại.

l) Biểu số 11/SCT-BCT: Báo cáo số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử.

m) Biểu số 12/SCT-BCT: Báo cáo thực hiện tiêu chí điện nông thôn.

n) Biểu số 13/SCT-BCT: Báo cáo thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

o) Biểu số 14/SCT-BCT: Báo cáo kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

5. Kỳ báo cáo

a) Biểu số 01/SCT-BCT: Tháng.

b) Biểu số 02/SCT-BCT: Tháng.

c) Biểu số 03/SCT-BCT: 6 tháng, năm.

d) Biểu số 04/SCT-BCT: 6 tháng, năm.

đ) Biểu số 05/SCT-BCT: Năm.

e) Biểu số 06/SCT-BCT: Tháng.

g) Biểu số 07/SCT-BCT: Tháng.

h) Biểu số 08/SCT-BCT: Tháng.

i) Biểu số 09/SCT-BCT: Năm.

k) Biểu số 10/SCT-BCT: Năm.

l) Biểu số 11/SCT-BCT: Năm.

m) Biểu số 12/SCT-BCT: 6 tháng, năm.

n) Biểu số 13/SCT-BCT: 6 tháng, năm.

o) Biểu số 14/SCT-BCT: Năm.

6. Thời hạn nhận báo cáo

a) Biểu số 01/SCT-BCT: Ngày 22 hàng tháng.

b) Biểu số 02/SCT-BCT: Ngày 22 hàng tháng.

c) Biểu số 03/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12.

d) Biểu số 04/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12.

đ) Biểu số 05/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 12.

e) Biểu số 06/SCT-BCT: Ngày 22 hàng tháng.

g) Biểu số 07/SCT-BCT: Ngày 22 hàng tháng.

h) Biểu số 08/SCT-BCT: Ngày 22 hàng tháng.

i) Biểu số 09/SCT-BCT: Ngày 15 tháng 3 năm sau.

k) Biểu số 10/SCT-BCT: Ngày 15 tháng 3 năm sau.

l) Biểu số 11/SCT-BCT: Ngày 15 tháng 3 năm sau.

m) Biểu số 12/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12.

n) Biểu số 13/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12.

o) Biểu số 14/SCT-BCT: Ngày 22 tháng 12.

7. Phương thức gửi báo cáo

Báo cáo được gửi: Bằng văn bản có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị hoặc bằng tệp dữ liệu báo cáo có quét (scan) chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị (gửi kèm thư điện tử file doc, docx, xls, xlsx, rar, pdf).

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị gửi báo cáo

a) Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp theo quy định của pháp luật.

b) Chấp hành báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng nội dung thông tin được quy định trong Chế độ báo cáo thống kê và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo.

c) Nộp báo cáo đúng thời hạn quy định.

d) Kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo.

2. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị nhận báo cáo

a) Chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê.

b) Yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và các thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi cần thiết.

c) Bảo đảm công bố, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.

3. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện Chế độ báo cáo thống kê

Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê; phối hợp thanh tra việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê và các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực thống kê được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành thống kê.

4. Khen thưởng và xử lý vi phạm

a) Đơn vị gửi báo cáo thống kê có thành tích trong việc thực hiện Chế độ báo cáo thống kê được khen thưởng theo quy định hiện hành.

b) Đơn vị gửi báo cáo thống kê có hành vi vi phạm Chế độ báo cáo thống kê, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Vụ Kế hoạch - Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục Thống kê - Bộ KHĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục (qua mạng nội bộ);
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KH (02b).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

 

PHỤ LỤC 1

HỆ THỐNG BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TT

Ký hiệu

Tên biểu

Kỳ báo cáo

Ngày nhận báo cáo

Đơn vị nhận báo cáo

Cục Công nghiệp địa phương

Cục Xut nhập khẩu

Vụ Thị trưng trong nước

Cục Quản lý thị trường

Cục Thương mại điện tử và CNTT

1

01/SCT-BCT

Báo cáo chỉ số sản xuất công nghiệp

Tháng

Ngày 22 hàng tháng

x

 

 

 

 

2

02/SCT-BCT

Báo cáo một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Tháng

Ngày 22 hàng tháng

x

 

 

 

 

3

03/SCT-BCT

Báo cáo kinh phí khuyến công

6 tháng/Năm

Ngày 22 tháng 6; 22 tháng 12

x

 

 

 

 

4

04/SCT-BCT

Báo cáo kết quả công tác khuyến công

6 tháng/Năm

Ngày 22 tháng 6; 22 tháng 12

x

 

 

 

 

5

05/SCT-BCT

Báo cáo cụm công nghiệp

Năm

Ngày 22 tháng 12

x

 

 

 

 

6

06/SCT-BCT

Báo cáo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu

Tháng

Ngày 22 hàng tháng

 

x

 

 

 

7

07/SCT-BCT

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Tháng

Ngày 22 hàng tháng

 

 

x

 

 

8

08/SCT-BCT

Báo cáo công tác quản lý thị trường

Tháng

Ngày 22 hàng tháng

 

 

 

x

 

9

09/SCT-BCT

Báo cáo công tác phát triển chợ

Năm

Ngày 15 tháng 3 năm sau

 

 

x

 

 

10

10/SCT-BCT

Báo cáo công tác phát triển siêu thị, trung tâm thương mại

Năm

Ngày 15 tháng 3 năm sau

 

 

x

 

 

11

11/SCT-BCT

Báo cáo số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử

Năm

Ngày 15 tháng 3 năm sau

 

 

 

 

x

12

12/SCT-BCT

Báo cáo thực hiện tiêu chí điện nông thôn

6 tháng/Năm

Ngày 22 tháng 6; 22 tháng 12

x

 

 

 

 

13

13/SCT-BCT

Báo cáo thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

6 tháng/Năm

Ngày 22 tháng 6; 22 tháng 12

x

 

 

 

 

14

14/SCT-BCT

Báo cáo kết quả bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Năm

Ngày 22 tháng 12

x

 

 

 

 

 

Biểu số 01/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 hàng tháng

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Tháng …… năm ………

Đơn vị: %

TT

Chỉ tiêu

Các tháng năm báo cáo so với tháng bình quân năm gốc 2010

Tháng báo cáo so với tháng trước của năm báo cáo

Tháng báo cáo so với tháng cùng kỳ năm trước

Lũy kế đến tháng báo cáo so với lũy kế cùng kỳ năm trước

Tháng 1

…..

Tháng 12

A

B

1

…...

12

13

14

15

 

Toàn ngành công nghiệp

 

 

 

 

 

 

1

Khai khoáng

 

 

 

 

 

 

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 

 

 

 

 

3

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

 

 

 

 

 

 

4

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 02/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 hàng tháng

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
Tháng ……. năm ………

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mã số

Năm báo cáo

Năm trước

Tỷ lệ (%)

Thực hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Thực hiện tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Ứớc tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước

Lũy kế đến cuối tháng báo cáo so với cộng dồn cùng kỳ năm trước

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6=2/1

7=2/4

8=3/5

 

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định 39/2010/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ - Cấp 5

Đơn vị hiện vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 03/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 6, 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG
6 tháng/Năm…….

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm báo cáo

Thực hiện 6 tháng/năm năm trước

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch

Ước thực hiện 6 tháng/năm

Ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo

Ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với thực hiện cùng kỳ năm trước

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

A

B

1

2

3

4

5

6

7=3/1

8=4/2

9=3/5

10=4/6

 

Tổng số kinh phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ đào tạo khởi sự doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật chuyên đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ tham quan khảo sát ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Hỗ trợ thành lập cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến và tiến bộ KHKT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Hỗ trợ cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Hỗ trợ cơ sở CNNT xây dựng đăng ký thương hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Hỗ trợ làng nghề xây dựng, đăng ký thương hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Hỗ trợ thuê tư vấn lập dự án đầu tư, marketing...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Hỗ trợ xuất bản bản tin/ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Hỗ trợ xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Hỗ trợ thành lập hiệp hội ngành nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Hỗ trợ lập qui hoạch chi tiết cụm công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Chi nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

Chi nội dung khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: - KCQG: Khuyến công quốc gia

- KCĐP: Khuyến công địa phương

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 04/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 6; 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG
6 tháng, Năm ……

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm báo cáo

Thực hiện 6 tháng/năm năm trước

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch

Ước thực hiện 6 tháng/năm

Ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo

Ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với thực hiện cùng kỳ năm trước

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7=3/1

8=4/2

9=3/5

10=4/6

1

Số lao động mới được đào tạo

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong đó số lao động có việc làm sau đào tạo

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số lao động được đào tạo nâng cao tay nghề

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số học viên được đào tạo khởi sự doanh nghiệp

Học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số học viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý

Học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số hội thảo, tập huấn kỹ thuật chuyên đề được tổ chức

Hội nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Số đoàn tham quan khảo sát trong nước được tổ chức

Đoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượt người được hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Số đoàn tham quan khảo sát ngoài nước được tổ chức

Đoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượt người được hỗ trợ tham quan khảo sát ngoài nước

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Số cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) được hỗ trợ thành lập

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Số mô hình trình diễn kỹ thuật được xây dựng

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số vốn đầu tư thu hút được

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Số cơ sở CNNT được tiếp nhận chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến và tiến bộ KHKT

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng vốn đầu tư thu hút được

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Số mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn được xây dựng

Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Số sản phẩm CNNT tiêu biểu được bình chọn có hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Số hội chợ, triển lãm hàng CNNT tiêu biểu được tổ chức

Hội chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số gian hàng

Gian hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Số cơ sở CNNT được hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Số cơ sở CNNT được hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Số cơ sở CNNT được hỗ trợ thuê tư vấn (đầu tư, marketing...)

Cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Số bản in/ấn phẩm được xuất bản

Bản tin/ ấn phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Số chương trình truyền hình, truyền thanh được xây dựng

 Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Số hiệp hội ngành nghề được thành lập

Hiệp hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Số cụm công nghiệp được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết

Cụm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Số cụm công nghiệp được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Cụm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Số lớp đào tạo về khuyến công được tổ chức

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lượt người làm công tác khuyến công được đào tạo

Lượt người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Số cán bộ làm việc tại các Trung tâm khuyến công và TVPTCN của tỉnh

Cán bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: - KCQG: Khuyến công quốc gia

- KCĐP: Khuyến công địa phương

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 05/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO CỤM CÔNG NGHIỆP

Ước đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước đến 31/12 năm báo cáo

Đến 31/12 năm trước

Ước đến 31/12 năm báo cáo so với 31/12 năm trước (%)

A

B

C

1

2

3=1/2

I

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

 

 

 

 

1

Số lượng cụm công nghiệp theo quy hoạch đến năm 2020.

Cụm

 

 

 

2

Số lượng cụm công nghiệp bổ sung quy hoạch trong năm

Cụm

 

 

 

3

Số lượng cụm công nghiệp rút ra khỏi quy hoạch trong năm

Cụm

 

 

 

4

Số lượng cụm công nghiệp điều chỉnh diện tích quy hoạch trong năm

Cụm

 

 

 

5

Tổng diện tích các cụm công nghiệp theo quy hoạch đến năm 2020

Ha

 

 

 

6

Tổng diện tích các cụm công nghiệp bổ sung quy hoạch trong năm

Ha

 

 

 

7

Tổng diện tích các cụm công nghiệp rút ra khỏi quy hoạch trong năm

Ha

 

 

 

II

Thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp

 

 

 

 

8

Số lượng cụm công nghiệp đã thành lập

Cụm

 

 

 

9

Tổng diện tích các cụm công nghiệp đã thành lập

Ha

 

 

 

10

Số lượng cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng

Cụm

 

 

 

11

Tổng diện tích các cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng

Ha

 

 

 

12

Số lượng cụm công nghiệp do trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng

Cụm

 

 

 

13

Tổng diện tích các cụm công nghiệp do trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng

Ha

 

 

 

14

Số lượng cụm công nghiệp do Ban quản lý cụm công nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng

Cụm

 

 

 

15

Tổng diện tích các cụm công nghiệp do Ban quản lý cụm công nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư hạ tầng

Ha

 

 

 

16

Số lượng cụm công nghiệp do đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương làm chủ đầu tư hạ tầng

Cụm

 

 

 

17

Tổng diện tích các cụm công nghiệp do đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương làm chủ đầu tư hạ tầng

Ha

 

 

 

18

Số lượng cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết

Cụm

 

 

 

19

Tổng diện tích các cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết

Ha

 

 

 

20

Số lượng cụm công nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng

Cụm

 

 

 

21

Tổng diện tích các cụm công nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng

Ha

 

 

 

22

Tổng mức vốn đầu tư của các dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (tính theo dự án được phê duyệt)

Tỷ đồng

 

 

 

23

Tổng vốn đã đầu tư xây dựng hạ tầng của các cụm công nghiệp

Tỷ đồng

 

 

 

III

Hoạt động của các cụm công nghiệp

 

 

 

 

24

Số lượng các cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Cụm

 

 

 

25

Tổng diện tích các cụm công nghiệp đi vào hoạt động

Ha

 

 

 

26

Tổng diện tích đất công nghiệp của các cụm công nghiệp đi vào hoạt động (tính theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt)

Ha

 

 

 

27

Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các cụm công nghiệp

Ha

 

 

 

28

Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp đi vào hoạt động

%

 

 

 

29

Tổng số dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp

Dự án

 

 

 

30

Tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp

Tỷ đồng

 

 

 

31

Tổng số người lao động làm việc trong các cụm công nghiệp

Người

 

 

 

32

Đóng góp ngân sách nhà nước của các cụm công nghiệp trong năm

Tỷ đồng

 

 

 

33

Số cụm công nghiệp có công trình xử lý nước thải chung đã đi vào hoạt động

Cụm

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 06/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 hàng tháng

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Xuất nhập khẩu

 

BÁO CÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Tháng …… năm …….

Đơn vị tính: Số lượng: Nghìn tấn; Giá trị: Triệu USD

TT

Chỉ tiêu

Năm báo cáo

Năm trước

Tỷ lệ (%)

Thực hiện tháng trước

Uớc tính tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Thực hiện tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

 

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

Số Iượng

Trị giá

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=3/1

12=4/2

13=3/7

14=4/8

15=5/9

16=6/10

III

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị xuất khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục các mặt hàng xuất khẩu tại Phụ lục 3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị nhập khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục các mặt hàng nhập khẩu tại Phụ lục 3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 07/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 hàng tháng

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Thị trường trong nước.

 

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ
Tháng …… năm …….

Đơn vị tính: T đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm báo cáo

Năm trước

Tỷ lệ (%)

Thưc hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Thực hiện tháng báo cáo

Cộng đồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước

Uớc tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

A

B

1

2

3

4

5

6=2/1

7=2/4

8=3/5

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bán lẻ hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu trú, ăn uống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 08/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 hàng tháng

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý thị trường.

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tháng ….. năm ……

TT

Ch tiêu

Đơn vị tính

số

Năm báo cáo

Năm trước

Tỷ lệ (%)

Thc hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Thực hiện tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước

Ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6=2/1

7=2/4

8=3/5

1

Số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường

Vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Tổng số vụ xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Hàng cấm

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Hàng nhập lậu

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Vi phạm về đầu cơ, găm hàng và sai phạm trong lĩnh vực giá

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Vi phạm trong kinh doanh

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.7

Vi phạm khác

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số tiền thu phạt trong kỳ

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tiền phạt hành chính

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Tiền bán hàng tịch thu

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Phạt và truy thu thuế

Tr. đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 09/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 15 tháng 3 năm sau

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Thị trường trong nước

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHỢ
(Đến 31 tháng 12 năm báo cáo)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Chia ra

Chia theo hạng ch

Chia theo loại ch

Hạng I

Hạng II

Hạng III

ChThành th

ChNông thôn

ChĐầu mối

Ch trong quy hoch

Chtphát

Chkhác

A

B

C

1=2+3+4

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Tổng số ch

Ch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số chợ xây dựng mới trong năm

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số chợ cải tạo, nâng cấp trong năm

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số chợ được đầu tư kiên cố hoặc bán kiên cố nhưng không hoạt động trong năm

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số chợ được đầu tư kiên cố hoặc bán kiên cố nhưng có số hộ tham gia kinh doanh dưới 30%/tổng số hộ đăng ký kinh doanh trong năm

Chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số chợ chuyển đổi chức năng hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Số tổ chức kinh doanh, quản lý chợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Doanh nghiệp

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hợp tác xã

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hộ kinh doanh

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ban quản lý/tổ quản lý chợ

BQL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tổng vốn đầu tư chợ

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Vốn ngân sách Trung ương

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Vốn ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Vốn khác

Tỷ đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 10/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 15 tháng 3 năm sau

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Vụ Thị trường trong nước

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
(Đến 31 tháng 12 năm báo cáo)

TT

 

số

Tổng số

Siêu thị

Trung tâm thương mại

Tổng số

Chia theo khu vực kinh tế

Chia theo loại siêu thị

Tổng số

Chia theo khu vực kinh tế

Nhà nước

Ngoài Nhà c

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khu vực khác

Siêu thị kinh doanh tổng hợp

Siêu thị chuyên doanh

Nhà nước

Ngoài Nhà c

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khu vực khác

A

B

C

1=2+9

2=3+4+5+6

3

4

5

6

7

8

9=10+...+13

10

11

12

13

1

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chia theo hạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hạng III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chia theo quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ghi theo Danh mục các đơn vị hành chính)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số siêu thị, trung tâm thương mại thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số siêu thị, trung tâm thương mại ngừng hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổng vốn đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 11/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 15 tháng 3 năm sau

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

 

BÁO CÁO SỐ ĐƠN VỊ CÓ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
(Đến 31 tháng 12 năm báo cáo)

TT

 

Mã số

Tổng số

Chia theo khu vực kinh tế

Nhà nưc

Ngoài Nhà nưc

Có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khu vực khác

A

B

C

1=2+3+4+5

2

3

4

5

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

Chia theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - theo ngành cấp I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 12/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 6, 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN TIÊU CHÍ ĐIỆN NÔNG THÔN
6 tháng/Năm...

TT

Tên huyện/Thị xã

Số xã trong huyện/Thị xã

Thực hiện 6 tháng/năm cùng kỳ năm trước

Năm báo cáo

Kế hoạch 6 tháng/năm

Ước thực hiện 6 tháng/năm

Số xã đạt tiêu chí điện nông thôn

Số xã đạt tiêu chí Hệ thống điện đạt chuẩn

Số xã đạt tiêu chí Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Số xã đạt tiêu chí điện nông thôn

Số xã đạt tiêu chí Hệ thống điện đạt chuẩn

Số xã đạt tiêu chí Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Số xã đạt tiêu chí điện nông thôn

Số xã đạt tiêu chí Hệ thống điện đạt chuẩn

Số xã đạt tiêu chí Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 13/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 6, 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO THỰC HIỆN TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
6 tháng/Năm...

TT

Tên huyện/ Thị xã

Số xã trong huyện/Thị xã

Số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 (Lũy kế) đến kỳ báo cáo

Số xã có chợ trong quy hoạch

Thực hiện 6 tháng/năm cùng kỳ năm trước

Năm báo cáo

Kế hoạch 6 tháng/năm

Ước thực hiện 6 tháng/năm

Số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới

Số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới

Số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

Biểu số 14/SCT-BCT
Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ngày nhận báo cáo: Ngày 22 tháng 12

Đơn vị báo cáo: Sở Công Thương tỉnh, tp………….
Đơn vị nhận báo cáo: Cục Công nghiệp địa phương

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
(Đến 31 tháng 12 năm báo cáo)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

SPCNNTTB thực hiện năm trước

SPCNNTTB ước thực hiện năm báo cáo

SPCNNTTB ước thực hiện năm báo cáo so với thực hiện cùng kỳ năm trước (%)

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp tỉnh

A

B

C

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

1

Số sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

Tr.đó

- Nhóm thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm phụ tùng, máy móc, thiết bị, cơ khí

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm sản phẩm khác

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

2

Tổng sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

Tr.đó

- Nhóm thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm phụ tùng, máy móc, thiết bị, cơ khí

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm sản phẩm khác

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: - SPCNNTTB: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

 


Người lập biểu
(Ký, họ và tên)


Người kiểm tra biểu
(Ký, họ và tên)

……., ngày .... tháng... năm ………
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC 2

GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. BIỂU 01/SCT-BCT: BÁO CÁO CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu. Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó. Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.

Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương và cho toàn quốc.

Phương pháp tính:

1/01/clip_image002.gif" width="95" />

Trong đó:

IX: Chỉ số sản xuất chung;

iXn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n;

WXn: Quyền số sản xuất của sản phẩm (hoặc của một ngành) thứ n. Trong công thức này, quyền số được thể hiện là tỷ trọng của sản phẩm trong một ngành hoặc tỷ trọng của một ngành chi tiết trong ngành cấp cao hơn.

Quy trình tính toán:

(1) Tính chỉ số sản xuất của một sản phẩm

Phương pháp tính:

1/01/clip_image004.gif" width="91" />

Trong đó:

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm cụ thể n (ví dụ như: sản phẩm điện, than, vải, xi măng…);

qn1: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ báo cáo;

qn0: Khối lượng sản phẩm hiện vật được sản xuất ra ở thời kỳ gốc.

Tính chỉ số sản xuất cho từng sản phẩm riêng biệt tuy đơn giản, nhưng lại rất quan trọng, bởi các chỉ số của từng sản phẩm sẽ là cơ sở để tính chỉ số chung cho ngành, cho các loại hình kinh tế, cho địa phương và cho toàn quốc. Nếu các chỉ số của từng sản phẩm thiếu chính xác sẽ làm cho chỉ số chung không chính xác.

(2) Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4

Chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 4 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản phẩm đại diện cho ngành cấp 4 đó.

Phương pháp tính:

1/01/clip_image006.gif" width="103" />

Trong đó:

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành cấp 4 thứ N;

iqn: Chỉ số sản xuất của sản phẩm thứ n;

Wqn: Quyền số sản xuất của sản phẩm thứ n;

q: Ký hiệu cho khối lượng sản xuất;

N4: Ký hiệu cho ngành cấp 4 (N4=1,2,3,...j);

(j: Số thứ tự của ngành cấp 4 cuối cùng)

n: Ký hiệu cho số sản phẩm (n=1,2,3.. .k).

(k: Số thứ tự của sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp cấp 4).

(3) Tính chỉ số sản xuất của một ngành công nghiệp cấp 2

Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2 là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành cấp 4 đại diện cho ngành cấp 2 (hoặc là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 3 đại diện cho ngành cấp 2).

Phương pháp tính:

1/01/clip_image008.gif" width="117" />

Trong đó:

IqN2: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 2;

IqN4: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2;

WqN4: Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 đại diện cho ngành công nghiệp cấp 2.

Quyền số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4 là tỷ trọng của giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 4 đó trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.

(4) Tính chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1.

Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 là chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2 trong ngành cấp 1.

Phương pháp tính:

1/01/clip_image010.gif" width="115" />

Trong đó:

IqN1: Chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1;

IqN2: Chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2;

WqN2: Quyền số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 2.

Ngành công nghiệp cấp 1 bao gồm nhiều ngành công nghiệp cấp 2 có vị trí quan trọng khác nhau. Tuỳ điều kiện, khả năng và yêu cầu mà chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 1 được tính bình quân gia quyền từ tất cả các ngành công nghiệp cấp 2 thuộc ngành cấp 1, hoặc chỉ tính bình quân gia quyền của một số ngành cấp 2 quan trọng đủ đại diện cho ngành cấp 1.

(5) Tính chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp

Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp là chỉ số bình quân gia quyền các chỉ số sản xuất của các ngành công nghiệp cấp 1 (gồm 4 ngành công nghiệp cấp I là: Công nghiệp khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải).

Phương pháp tính:

1/01/clip_image012.gif" width="103" />

Trong đó:

IQ: Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp;

IqN1: Chỉ số sản xuất của từng ngành công nghiệp cấp 1;

WqN1: Quyền số của từng ngành công nghiệp cấp 1.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo ngành kinh tế.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo tháng.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Từ Cột 1 đến Cột 12: Ghi chỉ số sản xuất công nghiệp lần lượt từ tháng 1 đến tháng báo cáo so với tháng bình quân năm gốc 2010 của toàn ngành và chi tiết các ngành tương ứng tại Cột B.

- Cột 13: Ghi chỉ số sản xuất công nghiệp tháng báo cáo so với tháng trước năm báo cáo của toàn ngành và chi tiết các ngành tương ứng tại Cột B.

- Cột 14: Ghi chỉ số sản xuất công nghiệp tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước của toàn ngành và chi tiết các ngành tương ứng tại Cột B.

- Cột 15: Ghi chỉ số sản xuất lũy kế đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước của toàn ngành và chi tiết các ngành tương ứng tại Cột B.

II. BIỂU 02/SCT-BCT: BÁO CÁO MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu được quy định căn cứ vào vị trí, vai trò của sản phẩm đối với tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nhu cầu dự trữ và đóng góp cho ngân sách. Danh mục này thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Sản lượng của mỗi sản phẩm chủ yếu gồm thành phẩm (chính phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm) và bán thành phẩm bán ra ngoài, trong đó:

- Thành phẩm: Là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra; không phân biệt sản phẩm đó được sản xuất từ nguyên vật liệu của cơ sở hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm này đã làm xong thủ tục nhập kho thành phẩm trong kỳ, bao gồm:

+ Chính phẩm: Là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

+ Thứ phẩm: Là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn quy cách và phẩm chất theo quy định nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận).

+ Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song song): Là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.

- Bán thành phẩm: Là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra, đã kết thúc giai đoạn sản xuất nhất định trong phạm vi một phân xưởng sản xuất (kết thúc một công đoạn trong toàn bộ công đoạn sản xuất sản phẩm), phù hợp với quy cách, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của một giai đoạn sản xuất và còn được tiếp tục sản xuất chế biến trong phân xưởng sản xuất khác của cơ sở (một công đoạn tiếp tục của sản xuất sản phẩm). Bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất được bán ra ngoài cũng được coi là thành phẩm công nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo ngành kinh tế.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo tháng.

4. Nguồn số liệu

- Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

- Số liệu thống kê do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi sản lượng sản xuất thực hiện tháng trước tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.

- Cột 2: Ghi sản lượng sản xuất ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.

- Cột 3: Ghi sản lượng sản xuất cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.

- Cột 4: Ghi sản lượng sản xuất thực hiện tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.

- Cột 5: Ghi sản lượng sản xuất cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng của năm trước năm báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B.

- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng sản xuất ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B so với thực hiện tháng trước.

- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng sản xuất ước thực hiện tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước.

- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng sản xuất cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các sản phẩm tương ứng ở Cột B so với giá trị sản lượng sản xuất cộng dồn cùng kỳ năm trước.

III. BIỂU 03/SCT-BCT: BÁO CÁO KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí khuyến công quốc gia: Là nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được sử dụng cho những hoạt động khuyến công và những chương trình mục tiêu quốc gia về khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.

Kinh phí khuyến công địa phương: Là nguồn kinh phí do Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý để sử dụng cho những hoạt động khuyến công do địa phương thực hiện.

Đối tượng thụ hưởng các hoạt động khuyến công bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (gọi là cơ sở công nghiệp nông thôn); bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Các tổ chức dịch vụ khuyến công gồm: Trung tâm khuyến công, cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp có hoạt động tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

Công nghiệp nông thôn bao gồm: Các hoạt động sản xuất kinh doanh theo danh mục các ngành nghề được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo nguồn kinh phí khuyến công.

- Phân theo hoạt động hỗ trợ.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

- Báo cáo 6 tháng.

- Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được giao theo các quyết định của Bộ phê duyệt kinh phí khuyến công quốc gia của năm đó cho địa phương theo từng chỉ tiêu tại cột B.

- Cột 2: Ghi số kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí khuyến công địa phương của năm đó cho địa phương theo từng chỉ tiêu tại cột B.

- Cột 3: Ghi số kinh phí khuyến công quốc gia ước đã thực hiện giải ngân được đến thời điểm báo cáo theo từng chỉ tiêu tại cột B.

- Cột 4: Ghi số kinh phí khuyến công địa phương ước đã thực hiện giải ngân được đến thời điểm báo cáo theo từng chỉ tiêu tại cột B.

- Cột 5: Ghi số kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi số kinh phí đã thực hiện giải ngân trong 6 tháng năm trước, nếu là báo cáo năm ghi số kinh phí đã thực hiện quyết toán của năm trước năm báo cáo.

- Cột 6: Ghi số kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi số kinh phí đã thực hiện giải ngân trong 6 tháng năm trước, nếu là báo cáo năm ghi số kinh phí đã thực hiện quyết toán của năm trước năm báo cáo.

- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kinh phí khuyến công quốc gia ước đã giải ngân được tại thời điểm 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo.

- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kinh phí khuyến công địa phương ước đã giải ngân được tại thời điểm 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo.

- Cột 9: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kinh phí khuyến công quốc gia ước đã giải ngân được tại thời điểm 6 tháng/năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

- Cột 10: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kinh phí khuyến công địa phương ước đã giải ngân được tại thời điểm 6 tháng/năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

IV. BIỂU 04/SCT-BCT: BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Kinh phí khuyến công quốc gia: Là nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật được sử dụng cho những hoạt động khuyến công và những chương trình mục tiêu quốc gia về khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.

Kinh phí khuyến công địa phương: Là nguồn kinh phí do Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm, hoặc/và nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc/và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý để sử dụng cho những hoạt động khuyến công do địa phương thực hiện.

Đối tượng thụ hưởng các hoạt động khuyến công bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (gọi là cơ sở công nghiệp nông thôn); bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

- Các tổ chức dịch vụ khuyến công gồm: Trung tâm khuyến công, cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp có hoạt động tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

Công nghiệp nông thôn bao gồm: Các hoạt động sản xuất kinh doanh theo danh mục các ngành nghề được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo nguồn kinh phí khuyến công.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

- Báo cáo 6 tháng.

- Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi kế hoạch phải đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại Cột B trong năm báo cáo.

- Cột 2: Ghi kế hoạch phải đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công địa phương để thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại cột B trong năm báo cáo.

- Cột 3: Ghi số ước kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đến thời điểm báo cáo.

- Cột 4: Ghi số ước kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công địa phương đến thời điểm báo cáo.

- Cột 5: Ghi kết quả đã thực hiện được khi sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia để hỗ trợ thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại cột B tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước.

- Cột 6: Ghi kết quả đã thực hiện được khi sử dụng kinh phí khuyến công địa phương để hỗ trợ thực hiện các nội dung theo từng chỉ tiêu tại cột B tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước.

- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm của số ước kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia trong 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo.

- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm của số ước kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công địa phương trong 6 tháng/năm báo cáo so với kế hoạch năm báo cáo.

- Cột 9: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

- Cột 10: Ghi tỷ lệ phần trăm của số kết quả đạt được bằng việc sử dụng nguồn kinh phí khuyến công địa phương ước thực hiện 6 tháng/năm báo cáo so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Ghi chú: Đối với chỉ tiêu số hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu được tổ chức có sử dụng cả nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và nguồn kinh phí khuyến công địa phương, chỉ ghi vào cột kết quả ước tính kế hoạch khuyến công quốc gia (dòng 13, cột 3) mà không ghi vào cột kết quả ước tính kế hoạch khuyến công địa phương với các hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực trở lên.

V. BIỂU 05/SCT-BCT: BÁO CÁO CỤM CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

* Cụm công nghiệp

- Cụm công nghiệp theo quy hoạch là các cụm công nghiệp trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp; quy hoạch phát triển công nghiệp hoặc quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đã được UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt hoặc bổ sung quy hoạch.

- Cụm công nghiệp đã được thành lập gồm cụm công nghiệp có quyết định thành lập của UBND cấp tỉnh theo quy định tại Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT của liên Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10 tháng 10 năm 2012 về hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực và Thông tư số 17/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Thông tư liên tịch số 31/2012/BCT-BKHĐT.

- Cụm công nghiệp hoạt động là cụm công nghiệp đã có tổ chức, cá nhân thuê đất để tổ chức hoạt động đầu tư trong cụm công nghiệp.

* Tổng diện tích đất

- Tổng diện tích đất các cụm công nghiệp theo quy hoạch là tổng diện tích đất của các cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt hoặc bổ sung quy hoạch.

- Tổng diện tích đất các cụm công nghiệp thành lập là tổng diện tích đất của các cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập cụm công nghiệp.

- Tổng diện tích đất các cụm công nghiệp hoạt động là tổng diện tích đất của các cụm công nghiệp đã có tổ chức, cá nhân thuê đất hoặc đăng ký thuê đất để tổ chức hoạt động đầu tư trong cụm công nghiệp.

* Dự án đầu tư trong cụm công nghiệp

Dự án đầu tư trong cụm công nghiệp là dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cấp phép đầu tư, đang sản xuất kinh doanh hoặc đang tiến hành đầu tư xây dựng trong cụm công nghiệp.

* Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp

Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các cụm công nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng diện tích đất công nghiệp đã cho các tổ chức, cá nhân thuê, thuê lại để sản xuất, kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của các cụm công nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu

Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số liệu các chỉ tiêu về cụm công nghiệp tương ứng tại Cột B ước thực hiện tính đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

- Cột 2: Ghi số liệu các chỉ tiêu về cụm công nghiệp tương ứng tại Cột B tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước năm báo cáo.

- Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị của các chỉ tiêu về cụm công nghiệp tương ứng tại Cột B ước thực hiện tính đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo so với thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm báo cáo.

VI. BIỂU 06/SCT-BCT: BÁO CÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1 Giá trị xuất khẩu hàng hóa

Tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá loại FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế) được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

Mặt hàng xuất khẩu gồm các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê và các nhóm hàng xuất khẩu nhập khẩu có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, thành phố tương ứng với qui định về chỉ tiêu “Giá trị xuất khẩu hàng hóa”, được tính theo mặt hàng chủ yếu và các phân loại hàng hóa khác nhau.

Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng tái xuất, được đưa ra nước ngoài, trong đó:

- Hàng có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam;

- Hàng tái xuất là hàng xuất khẩu có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được thống kê là hàng nhập khẩu.

Các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê xuất khẩu gồm:

- Hàng hóa thuộc các loại hình xuất khẩu:

+ Kinh doanh: Hàng hóa bán theo các hợp đồng thương mại thông thường ký với nước ngoài;

+ Đầu tư: Hàng hóa xuất khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA);

+ Gia công: Hàng hóa xuất khẩu theo các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài bao gồm: thành phẩm hoàn trả sau gia công; nguyên liệu/vật tư xuất khẩu để gia công; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia công;

+ Tái xuất: Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài mà trước đó đã được thống kê là hàng nhập khẩu.

- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

- Hàng hóa thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro... liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa đưa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở nước ngoài;

- Hàng hóa bán, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người xuất cảnh vượt quá mức qui định và phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của pháp luật;

- Các hàng hóa đặc thù:

+ Vàng phi tiền tệ: Vàng ở các dạng các doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại (trừ Ngân hàng được ủy quyền của Ngân hàng Nhà nước) xuất khẩu với mục đích kinh doanh, gia công, chế tác... theo qui định của pháp luật;

+ Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

+ Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh...đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính, được sản xuất để dùng chung hoặc để mua/bán thông thường (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng nước ngoài);

+ Hàng hóa gửi ra nước ngoài qua đường bưu chính hoặc chuyển phát, có giá trị vượt quá quy định miễn thuế xuất khẩu theo qui định của pháp luật;

+ Hàng hóa xuất khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực hiện các thủ tục hải quan thông thường;

+ Điện;

+ Hàng hóa, nhiên liệu bán cho các phương tiện vận tải nước ngoài sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

+ Khoáng sản được khai thác trong khu vực thềm lục địa, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn... và bán cho nước ngoài;

+ Thiết bị giàn khoan bán ngoài khơi;

+ Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan.

1.2. Giá trị nhập khẩu hàng hóa

Toàn bộ giá trị hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá loại CIF là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

Mặt hàng nhập khẩu gồm các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê và các nhóm hàng nhập khẩu có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của tỉnh, thành phố tương ứng với qui định về chỉ tiêu “Giá trị nhập khẩu hàng hóa”, được tính theo mặt hàng chủ yếu và các phân loại hàng hóa khác nhau.

Hàng hóa nhập khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng tái nhập, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo quy tắc xuất xứ của Việt Nam.

- Hàng hóa tái nhập là hàng nhập khẩu có xuất xứ trong nước mà trước đó đã được thống kê là hàng xuất khẩu.

Các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa thuộc các loại hình nhập khẩu:

+ Kinh doanh: Hàng hóa phục vụ mục đích sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kinh doanh thông thường, theo các hợp đồng thương mại ký với nước ngoài;

+ Đầu tư: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA);

+ Gia công: Hàng hóa nhập khẩu theo các hợp đồng gia công, lắp ráp ký với nước ngoài bao gồm nguyên liệu/vật tư nhập khẩu để gia công; hàng hóa làm mẫu phục vụ cho gia công; máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia công;

+ Tái nhập là hàng nhập khẩu có xuất xứ trong nước mà trước đó đã được thống kê là hàng xuất khẩu.

- Hàng hóa thuộc loại hình hàng đổi hàng với nước ngoài, không sử dụng các hình thức thanh toán bằng tiền;

- Hàng hóa thuộc giao dịch giữa doanh nghiệp mẹ với doanh nghiệp con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

- Hàng hóa thuộc loại hình vay nợ, viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ;

- Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro...liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

- Hàng trả lại trong kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa đưa vào Việt Nam để tham dự hội chợ, triển lãm, chào mẫu và được bán ở Việt Nam;

- Hàng hóa mua, trao đổi của cư dân biên giới, không có hợp đồng thương mại, hàng của người nhập cảnh vượt quá mức qui định và phải nộp thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật;

- Các hàng hóa đặc thù:

+ Vàng phi tiền tệ: Vàng ở các dạng thanh, thỏi, bột, vụn, vảy... do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng nhận ủy quyền của Ngân hàng Nhà nước) nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, gia công, chế tác, lưu giữ giá trị...theo quy định của pháp luật;

+ Tiền giấy, chứng khoán chưa phát hành, tiền xu không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền xu hoặc tiền giấy;

+ Phương tiện lưu giữ thông tin, hình ảnh: Băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh... đã hoặc chưa ghi âm, ghi hình, dữ liệu hoặc phần mềm máy tính, được sản xuất để dùng chung hoặc để mua/bán thông thường (trừ loại được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng);

+ Hàng hóa nhận qua đường bưu chính hoặc chuyển phát, có giá trị vượt quá qui định miễn thuế nhập khẩu theo qui định của pháp luật;

+ Hàng hóa nhập khẩu sử dụng phương thức thương mại điện tử: Việc trao đổi thông tin, đặt hàng, ký kết hợp đồng thương mại và thanh toán với nước ngoài được thực hiện qua mạng Internet nhưng hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện các thủ tục hải quan thông thường.

+ Điện;

+ Hàng hóa, nhiên liệu mua của nước ngoài để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế;

+ Khoáng sản được mua của nước ngoài tại khu vực thềm lục địa, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn...với nước ngoài;

+ Thiết bị giàn khoan mua ngoài khơi;

+ Máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo khu vực kinh tế.

- Phân theo ngành kinh tế.

- Phân theo Nước/vùng lãnh thổ.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo tháng.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1, Cột 3, Cột 5: Ghi số lượng xuất khẩu, nhập khẩu của các mặt hàng có tính được về lượng lần lượt là số thực hiện tháng trước tháng báo cáo, ước thực hiện tháng báo cáo và cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo.

- Cột 2, Cột 4, Cột 6: Ghi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các mặt hàng lần lượt là số thực hiện tháng trước tháng báo cáo, ước thực hiện tháng báo cáo và cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo.

- Cột 7, Cột 9: Ghi số lượng xuất khẩu, nhập khẩu của các mặt hàng có tính được về lượng lần lượt là số thực hiện tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo, cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo.

- Cột 8, Cột 10: Ghi giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các mặt hàng lần lượt là số thực hiện tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo, cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo.

- Cột 11, 13: Ghi tỷ lệ phần trăm của số lượng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tháng báo cáo của các mặt hàng có tính được về lượng lần lượt so với số thực hiện tháng trước và so với số thực hiện của tháng cùng kỳ năm trước.

- Cột 12, 14: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tháng báo cáo của các mặt hàng lần lượt so với số thực hiện tháng trước và so với số thực hiện của tháng cùng kỳ năm trước.

- Cột 15: Ghi tỷ lệ phần trăm của số lượng xuất khẩu, nhập khẩu cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các mặt hàng có tính được về lượng so với cùng kỳ năm trước.

- Cột 16: Ghi tỷ lệ phần trăm giá trị xuất khẩu, nhập khẩu cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của các mặt hàng so với cùng kỳ năm trước.

VII. BIỂU 07/SCT-BCT: BÁO CÁO TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa

Bán lẻ hàng hóa là bán những hàng hóa loại mới, hàng đã qua sử dụng, chủ yếu cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, hợp tác xã mua bán, quầy hàng, bán tại chợ hoặc bán lưu động,...

Doanh thu bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ bán lẻ hàng hóa (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản.

1.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống

Doanh thu thuần dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng/quý/năm). Cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú gồm: Cơ sở kinh doanh biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ và các cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động...).

Dịch vụ lưu trú bao gồm các hoạt động kinh doanh của các cơ sở chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp đồng thời cả dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí cho khách du lịch, khách vãng lai. Các cơ sở cung cấp những hoạt động này gồm: khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh lưu trú ngắn ngày; ký túc xã học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; lều quán, trại dùng để nghỉ tạm. Dịch vụ lưu trú cũng gồm cả hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn cho sinh viên (như làng sinh viên), nhà điều dưỡng.

Lưu ý: Hoạt động cho thuê nhà ở dài ngày và hoạt động cho thuê văn phòng không được coi là hoạt động thuộc dịch vụ lưu trú, các hoạt động đó thuộc phạm vi của hoạt động kinh doanh bất động sản.

1.3. Doanh thu dịch vụ ăn uống

- Doanh thu dịch vụ ăn uống là tổng số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, gồm bán hàng ăn uống do cơ sở tự chế biến và hàng ăn uống mua từ bên ngoài để bán mà không cần qua chế biến, không cần dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở (hàng chuyển bán).

+ Doanh thu hàng chuyển bán là số tiền đã và sẽ thu được do bán các loại hàng hóa không do đơn vị chế biến (tức là hàng hóa mua về để bán, ví dụ như: rượu bia, thuốc lá nhà hàng mua về để phục vụ khách hàng uống, hút tại nhà hàng).

+ Dịch vụ ăn uống bao gồm các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, bar và căng tin cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng tại chỗ (khách hàng được phục vụ hoặc tự phục vụ) hoặc mang về, các dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.

Lưu ý: Dịch vụ ăn uống không bao gồm dịch vụ ăn uống gắn liền với các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú không có hạch toán riêng vì đã được tính vào dịch vụ lưu trú.

1.4. Doanh thu dịch vụ du lịch

Doanh thu dịch vụ du lịch là toàn bộ doanh thu du lịch lữ hành, bao gồm doanh thu thuần do bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch; doanh thu thuần hoạt động đại lý lữ hành (tiền hoa hồng do bán các chương trình du lịch của một doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch, không tổ chức thực hiện chương trình đó); doanh thu từ các dịch vụ khác giúp đỡ khách du lịch...

1.5. Doanh thu dịch vụ khác

1.5.1. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản

Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản là tổng số tiền đã thu và phải thu do cung cấp các dịch vụ kinh doanh bất động sản trong kỳ. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản gồm doanh thu của các dịch vụ sau:

- Bán bất động sản, gồm cả đất nền phân lô và khu nhà lưu động. Doanh thu bán bất động sản bao gồm cả trị giá vốn của bất động sản đã bán;

- Cho thuê bất động sản để sản xuất, kinh doanh và để ở, kể cả đất nền phân lô;

- Điều hành bất động sản với quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đi thuê nhà để ở và nhà không dùng để ở (nhà kho, khu triển lãm, nơi dạo mát và trung tâm thương mại), đất, cung cấp nhà, căn hộ có đồ đạc hoặc chưa có đồ đạc hoặc các phòng sử dụng lâu dài theo tháng, hoặc theo năm;

- Môi giới, tư vấn, đấu giá, định giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Loại trừ: doanh thu từ các hoạt động: xây dựng nhà cửa, các công trình để bán, chia tách và cải tạo đất; Hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, lều trại, cắm trại du lịch và những nơi không phải để ở khác; Dịch vụ cho thuê phòng ngắn ngày, ký túc xá học sinh, sinh viên, nhà cho công nhân/người lao động ở tập trung.

1.5.2. Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành)

Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trừ dịch vụ du lịch lữ hành) là số tiền đã và sẽ thu được do cung cấp các dịch vụ gồm: cho thuê máy móc, thiết bị, tài sản (không kèm người điều khiển), cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình; cho thuê tài sản phi tài chính; dịch vụ lao động và việc làm; dịch vụ bảo vệ cá nhân, hệ thống bảo đảm an toàn, dịch vụ thám tử tư nhân; dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan; dịch vụ hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác... (trừ dịch vụ kinh doanh tour du lịch, đại lý du lịch, các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác).

1.5.3. Doanh thu thuần hoạt động giáo dục và đào tạo

Doanh thu thuần hoạt động giáo dục và đào tạo là toàn bộ số tiền đã thu và sẽ phải thu từ cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo cho khách hàng kể cả dịch vụ tư vấn du học, không bao gồm doanh thu bán sách, báo, tài liệu nghiên cứu và các dụng cụ học tập cho khách hàng.

1.5.4. Doanh thu thuần hoạt động y tế

Doanh thu thuần hoạt động y tế là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho khách hàng; không bao gồm doanh thu bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế gia dụng như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy massage...

1.5.5. Doanh thu hoạt động xổ số, thể thao, vui chơi và giải trí

Doanh thu hoạt động xổ số, thể thao, vui chơi và giải trí (ngành VSIC 92&93) là toàn bộ số tiền đã thu và phải thu từ việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thể thao, vui chơi và giải trí của người dân. Doanh thu từ hoạt động này không bao gồm các khoản thu từ các hoạt động của các bảo tàng, bảo tồn các khu di tích lịch sử, các vườn bách thú, bách thảo và hoạt động cá cược, đánh bạc; các hoạt động nghệ thuật kịch câm, âm nhạc và các hoạt động nghệ thuật, giải trí đã được phân vào nhóm hoạt động của ngành 90 “sáng tác, nghệ thuật và giải trí”.

Ngoài một số dịch vụ trên, doanh thu hoạt động dịch vụ khác còn bao gồm số tiền thu được và sẽ thu từ cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình (sửa chữa, bảo dưỡng máy vi tính, thiết bị ngoại vi và thiết bị liên lạc; sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng; sửa chữa giày dép, giường tủ, bàn, ghế...); dịch vụ giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú, dịch vụ phục vụ tang lễ phục vụ cá nhân và cộng đồng.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo nhóm hàng chủ yếu.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo tháng.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thực hiện tháng trước tháng báo cáo.

- Cột 2: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước thực hiện tháng báo cáo.

- Cột 3: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo.

- Cột 4: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thực hiện tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo.

- Cột 5: Ghi giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng của năm trước năm báo cáo.

- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước.

- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước.

- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm của giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

VIII. BIỂU 08/SCT-BCT: BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1. Số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường

Số vụ kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường là số lượt/trường hợp các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường là hoạt động kiểm tra hành chính với những đặc điểm cơ bản:

+ Chủ thể thực hiện: Cơ quan Quản lý thị trường và công chức quản lý thị trường có thẩm quyền.

+ Căn cứ kiểm tra: Các trường hợp kiểm tra phải có căn cứ. Căn cứ bao gồm căn cứ pháp lý quy định thẩm quyền kiểm tra, việc kiểm tra và căn cứ thực tiễn đặt ra mà dựa vào đó để tiến hành kiểm tra.

+ Đối tượng kiểm tra: Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại (kể cả các cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng...; các cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại.

+ Mục đích kiểm tra: Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, thương mại; góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, thương mại.

+ Phạm vi kiểm tra: Các hoạt động thương mại trên thị trường (trong nước; các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan quản lý thị trường.

+ Thủ tục, trình tự thực hiện: Hoạt động kiểm tra chỉ được tiến hành sau khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và do Tổ công tác thực hiện. Mọi hoạt động của Tổ công tác phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra như thông báo quyết định kiểm tra; công bố quyết định kiểm tra, xuất trình thẻ kiểm tra, thông báo các thành viên đoàn kiểm tra, thời hạn kiểm tra, kiểm tra hàng hóa, hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến nội dung kiểm tra việc lập biên bản, lấy mẫu giám định, tạm giữ tang vật vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính.

Nội dung kiểm tra: Việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thương mại của các đối tượng kiểm tra.

Phương pháp tiến hành: Kiểm tra theo chương trình kế hoạch được phê duyệt hoặc ban hành; kiểm tra đột xuất khi phát hiện có vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính.

Phương pháp tính:

Số vụ kiểm tra trong kỳ của lực lượng quản lý thị trường là tổng số vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật thương mại ở thị trường trong nước theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

1.2. Số tiền thu pht trong kỳ

Số tiền thu phạt trong kỳ là số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm, thể hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của quản lý thị trường.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường được quy định tại Điều 45- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Phương pháp tính:

Số tiền phạt từ các vụ vi phạm là tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật thương mại do lực lượng quản lý thị trường xử lý trong kỳ báo cáo.

2. Phân tổ chủ yếu

Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo tháng.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1, Cột 2, Cột 3: Ghi số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường, số tiền thu phạt lần lượt là số thực hiện của tháng trước tháng báo cáo, ước tính tháng báo cáo và cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo.

- Cột 4, Cột 5: Ghi số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường, số tiền thu phạt lần lượt là số thực hiện của tháng cùng kỳ năm trước năm báo cáo, cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo của năm trước năm báo cáo.

- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường, số tiền thu phạt ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng trước.

- Cột 7: Ghi tỷ lệ phần trăm của số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường, số tiền thu phạt ước tính tháng báo cáo so với thực hiện tháng cùng kỳ năm trước.

- Cột 8: Ghi tỷ lệ phần trăm của số vụ kiểm tra trong lĩnh vực quản lý thị trường, số tiền thu phạt cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

IX. BIỂU 09/SCT-BCT: BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHỢ

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

1.1. Số lượng chợ

Số lượng chợ là tổng số chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.

Các loại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa bao gồm cả siêu thị không phải là chợ.

Chợ phải có ít nhất 50 điểm kinh doanh đối với khu vực thành thị, 30 điểm kinh doanh đối với khu vực nông thôn (để phân biệt giữa chợ với các tụ điểm kinh doanh khác không phải chợ).

Điểm kinh doanh tại chợ (bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ) có diện tích tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ là 3m2/điểm.

Phương pháp tính:

* Phân hạng chợ

Theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009, chợ được chia thành 03 hạng (chợ hạng I; chợ hạng II; và chợ hạng III) như sau:

- Chợ hạng I:

+ Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch.

+ Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ (trông giữ xe; bốc xếp hàng hóa; kho bảo quản hàng hóa; dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm, vệ sinh công cộng; và các dịch vụ khác).

- Chợ hạng II:

+ Là chợ có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

+ Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;

+ Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.

- Chợ hạng III:

+ Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh, hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

+ Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

* Phân loại chợ

- Chợ thành thị là chợ họp trên địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.

- Chợ nông thôn là chợ họp ở vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố (Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hoặc Khoản 16 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Chợ đầu mối là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông hàng hóa khác.

- Chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản là chợ đầu mối chuyên doanh hàng nông, lâm, thủy sản.

- Chợ đầu mối khác là chợ đầu mối kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh ngoài chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản.

- Chợ có quy hoạch là chợ nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Chợ không có quy hoạch (chợ tự phát) là chợ không nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập (hoặc chợ được hình thành một cách tự phát).

- Chợ kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.

- Chợ bán kiên cố là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.

- Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

- Chợ tạm (hay chợ tranh tre lứa lá) là chợ được xây dựng chủ yếu bằng tranh, tre, nứa, lá có thời gian sử dụng dưới 5 năm.

- Chợ dân sinh là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

- Chợ chuyên doanh là chợ chỉ kinh doanh (hay tập trung kinh doanh) một mặt hàng hoặc một ngành hàng hoặc một loại (nhóm) hàng hóa nào đó, hoặc định hướng vào một loại nhu cầu nhất định.

- Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng hoặc nhiều loại (nhóm) hàng hóa cho nhiều loại nhu cầu khác nhau.

- Chợ miền núi là chợ xã thuộc các huyện miền núi.

- Chợ biên giới là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền (gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).

- Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc khu kinh tế cửa khẩu.

- Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu là chợ lập ra trong khu kinh tế cửa khẩu do cấp có thẩm quyền thành lập.

1.2. Các chỉ tiêu về quản lý chợ

- Tổng số chợ có đến 31/12: Là tổng số chợ của địa phương nằm trong quy hoạch tính đến thời điểm 31 tháng 12 của năm báo cáo.

- Số chợ xây dựng mới trong năm: Là số chợ được xây dựng mới từ diện tích cũ của chợ hoặc từ địa điểm mới trong quy hoạch, tính trong năm báo cáo.

- Số chợ cải tạo và nâng cấp trong năm: Là số chợ được cải tạo, nâng cấp, tính trong năm báo cáo.

- Số chợ không hoạt động: Là số chợ được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố (theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ) nhưng không hoạt động.

- Số doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ (có đến 31/12):

+ Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ: Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

+ Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: Là hợp tác xã được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

1.3. Vốn đầu tư chợ

- Vốn ngân sách Trung ương: là các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương chi đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.

- Vốn ngân sách địa phương: là nguồn vốn từ ngân sách địa phương chi đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.

- Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: là nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bỏ ra để đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.

- Vốn khác: là nguồn vốn ngoài 3 nguồn vốn trên để đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp chợ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo hạng chợ.

- Phân theo loại chợ.

- Phân theo tỉnh, thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số chợ, tổng vốn đầu tư chợ tương ứng với các chỉ tiêu tại Cột B tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 2: Ghi số chợ hạng I.

- Cột 3: Ghi số chợ hạng II.

- Cột 4: Ghi số chợ hạng III.

- Cột 5: Ghi số chợ thành thị.

- Cột 6: Ghi số chợ nông thôn.

- Cột 7: Ghi số chợ đầu mối.

- Cột 8: Ghi số chợ có trong quy hoạch

- Cột 9: Ghi số chợ tự phát (không có trong quy hoạch).

- Cột 10: Ghi số chợ khác, gồm: Chợ dân sinh, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ miền núi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu,...

X. BIỂU 10/SCT-BCT: BÁO CÁO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNC MẠI

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ (ăn uống, vui chơi, giải trí...) được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, hiện đại.

* Phân loại siêu thị, trung tâm thương mại

- Siêu thị được chia thành 2 loại sau:

+ Siêu thị kinh doanh tổng hợp là loại hình siêu thị kinh doanh nhiều loại hàng tiêu dùng, cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm.

+ Siêu thị chuyên doanh là loại hình siêu thị kinh doanh hay tập trung kinh doanh một mặt hàng hoặc một loại (nhóm) hàng hóa nào đó.

- Trung tâm thương mại được chia thành 5 loại sau:

+ Trung tâm thương mại tiện lợi: là loại hình trung tâm thương mại được xây dựng ở trong khu vực dân cư, có diện tích dành cho bán lẻ dưới 3.000 m2 (Diện tích xây dựng chủ yếu dành cho hoạt động bán lẻ).

+ Trung tâm thương mại lân cận: là loại hình trung tâm thương mại được xây dựng ở gần khu vực dân cư, có diện tích dành cho bán lẻ từ 3.000 m2 đến dưới 10.000 m2 (Diện tích xây dựng dưới 25.000 m2).

+ Trung tâm thương mại cộng đồng: là loại hình trung tâm thương mại được xây dựng ở trung tâm quận, thành phố, có diện tích dành cho bán lẻ từ 10.000 m2 đến dưới 30.000 m2 (Diện tích xây dựng dưới 40.000 m2).

+ Trung tâm thương mại vùng: là loại hình trung tâm thương mại được xây dựng ở khu thương mại trung tâm thành phố lớn, có diện tích dành cho bán lẻ từ 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2 (Diện tích xây dựng dưới 80.000 m2).

+ Siêu trung tâm thương mại vùng: là loại hình trung tâm thương mại được xây dựng ở gần đường giao thông quan trọng nơi tiếp giáp với thành phố lớn, có diện tích dành cho bán lẻ trên 50.000 m2 (Diện tích xây dựng trên 80.000 m2).

* Phân hạng siêu thị

- Siêu thị hạng I:

+ Siêu thị hạng I kinh doanh tổng hợp:

++ Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên;

++ Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

++ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

+ Siêu thị hạng I chuyên doanh:

++ Diện tích kinh doanh từ 1.000m2 trở lên;

++ Danh mục hàng hóa từ 2.000 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

++ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.

- Siêu thị hạng II:

+ Siêu thị hạng II kinh doanh tổng hợp:

++ Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên;

++ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

+ Siêu thị hạng II chuyên doanh:

++ Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên;

++ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

++ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

- Siêu thị hạng III:

+ Siêu thị hạng III kinh doanh tổng hợp:

++ Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên;

++ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

++ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

+ Siêu thị hạng III chuyên doanh:

++ Có diện tích kinh doanh từ 250m2 trở lên;

++ Có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên;

++ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;

++ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

++ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

* Phân hạng trung tâm thương mại

- Trung tâm thương mại hạng I:

+ Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng II:

+ Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Trung tâm thương mại hạng III:

+ Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.

+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: Khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo khu vực kinh tế.

- Phân theo tỉnh/thành phố.

- Phân theo hạng siêu thị, trung tâm thương mại.

- Phân theo loại siêu thị, trung tâm thương mại.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số siêu thị và trung tâm thương mại chia theo nội dung quy định tại Cột B.

- Cột 2: Ghi tổng số siêu thị của tất cả các khu vực kinh tế và chia theo loại hạng siêu thị.

- Cột 3 đến Cột 6: Lần lượt ghi số siêu thị chia theo các khu vực kinh tế.

- Cột 7, Cột 8: Ghi số siêu thị chia theo loại siêu thị kinh doanh tổng hợp và siêu thị chuyên doanh.

- Cột 9: Ghi tổng số trung tâm thương mại của tất cả các khu vực kinh tế và chia theo loại hạng trung tâm thương mại.

- Cột 10 đến Cột 13: Lần lượt ghi số trung tâm thương mại chia theo các khu vực kinh tế.

XI. BIỂU 11/SCT-BCT: BÁO CÁO SỐ ĐƠN VỊ CÓ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử là số lượng thương nhân thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ, xúc tiến thương mại, quảng cáo, khuyến mại và các khâu khác trên mạng Internet (không bao gồm: Các đơn vị có trang thông tin điện tử nhưng chỉ dùng để quảng cáo, giới thiệu đơn vị; các đơn vị mua, bán hàng hóa, dịch vụ qua điện thoại, fax). Cụ thể:

- Đối với đơn vị bán hàng phải có hàng hóa, dịch vụ chào bán trên mạng Internet và có ít nhất một giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trên mạng Internet trong kỳ quan sát.

- Đối với đơn vị mua hàng phải đặt mua hàng hóa, dịch vụ trên mạng Internet và có ít nhất một giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trên mạng Internet trong kỳ quan sát.

Giao dịch thương mại điện tử thường được thực hiện thông qua một số phương thức sau:

- Phương thức giao dịch B2B (Busines to Business) là giao dịch thương mại điện tử giữa tổ chức với tổ chức (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước...).

- Phương thức giao dịch B2C (Busniness to customer) là giao dịch thương mại điện tử giữa tổ chức với người tiêu dùng.

- Đơn vị tính: Thương nhân.

2. Phân tổ chủ yếu

- Phân theo tỉnh, thành phố.

- Phân theo khu vực kinh tế.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số các đơn vị có giao dịch thương mại điện tử tương ứng với nội dung của Cột B.

- Cột 2 đến Cột 5: Ghi số lượng các đơn vị có giao dịch thương mại điện tử phân theo khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, có vốn đầu trực tiếp nước ngoài, khu vực khác.

XII. BIỂU 12/SCT-BCT: BÁO CÁO THỰC HIỆN TIÊU CHÍ ĐIỆN NÔNG THÔN

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Xã đạt tiêu chí nông thôn mới về điện (tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới) khi đáp ứng đồng thời tiêu chí 4.1 về Hệ thống điện đạt chuẩn; tiêu chí 4.2 về Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn tại thời điểm đánh giá.

- Tiêu chí 4.1: Hệ thống điện đạt chuẩn.

+ Hệ thống điện bao gồm các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh của nhân dân.

+ Đánh giá hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương về Phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.

- Tiêu chí 4.2: Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

+ Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình.

+ Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình. Số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo.

+ Tỷ lệ số hộ sử dụng điện thường xuyên: Đánh giá chi tiết theo hướng dẫn tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Công Thương về Phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

2. Phân tổ chủ yếu

Phân theo tỉnh/thành phố.

3. Kỳ báo cáo

- Báo cáo 6 tháng.

- Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi tổng số xã trong huyện/thị xã đạt tiêu chí điện nông thôn.

- Cột 2: Ghi kết quả số xã đạt tiêu chí điện nông thôn đến hết kỳ báo cáo của năm trước năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính tại thời điểm 31 tháng 6 năm trước, nếu là báo cáo năm là tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước.

- Cột 3: Ghi số xã đạt tiêu chí 4.1 đến hết kỳ báo cáo của năm trước năm báo cáo.

- Cột 4: Ghi số xã đạt tiêu chí 4.2 đến hết kỳ báo cáo của năm trước năm báo cáo.

- Cột 5: Ghi số xã dự kiến đạt tiêu chí điện nông thôn trong năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 6: Ghi số xã dự kiến đạt tiêu chí 4.1 trong kỳ báo cáo của năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 7: Ghi số xã dự kiến đạt tiêu chí 4.2 trong kỳ báo cáo của năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 8: Ghi số xã đạt tiêu chí số 4 ước thực hiện được trong kỳ báo cáo của năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 9: Ghi số xã đạt tiêu chí số 4.1 ước thực hiện được trong kỳ báo cáo của năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

- Cột 10: Ghi số xã đạt tiêu chí số 4.2 ước thực hiện được trong kỳ báo cáo của năm báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng là tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm là tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

XIII. BIỂU 13/SCT-BCT: BÁO CÁO THỰC HIỆN TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Xã đạt tiêu chí nông thôn mới về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới) khi đáp ứng một trong các nội dung sau đây:

- Có chợ nông thôn trong quy hoạch (xã/cụm xã) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi/cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn theo quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Mức độ đạt chuẩn của tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn phục vụ cho việc xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định để phù hợp điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Trường hợp xã chưa có chợ do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng chợ và trong quy hoạch không có chợ; xã chưa có siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp/cửa hàng tiện lợi do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng và chưa có trong quy hoạch sẽ không xem xét tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

2. Phân tổ chủ yếu

Phân theo tỉnh/thành phố.

3. Kỳ báo cáo

- Báo cáo 6 tháng.

- Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Cách ghi biểu

Cột B: Ghi tên các huyện/thị xã trong tỉnh/thành phố.

Cột 1: Ghi số xã trong huyện/thị xã.

Cột 2: Ghi số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7) lũy kế đến hết kỳ báo cáo, nếu là báo cáo 6 tháng tính đến thời điểm 31 tháng 6 năm báo cáo, nếu là báo cáo năm tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo.

Cột 3: Ghi số xã có chợ trong quy hoạch

Cột 4: Ghi số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn thực hiện trong 6 tháng đầu năm trước năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc trong năm trước năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

Cột 5: Ghi số xã đạt có chợ đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện trong 6 tháng đầu năm trước năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc trong năm trước năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

Cột 6: Ghi số xã dự kiến đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo kế hoạch 6 tháng đầu năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc Kế hoạch năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

Cột 7: Ghi số xã đạt có chợ đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch 6 tháng đầu năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc kế hoạch năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

Cột 8: Ghi số xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn ước thực hiện trong 6 tháng đầu năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc trong năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

Cột 9: Ghi số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới ước thực hiện trong 6 tháng đầu năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng) hoặc trong năm báo cáo (đối với báo cáo năm).

XIV. BIỂU 14/SCT-BCT: BÁO CÁO KẾT QUẢ BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU

1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là sản phẩm do các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, có chất lượng, giá trị cao; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường; đáp ứng được một số các tiêu chí cơ bản về kinh tế, kỹ thuật, xã hội; về sử dụng nguồn nguyên liệu; giải quyết việc làm cho người lao động và thỏa mãn các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp ở địa phương bao gồm: sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Tổ chức bình chọn và cấp Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh được thực hiện theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện: Là sản phẩm được bình chọn được trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc cấp tương đương do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản và đạt số điểm từ 70 điểm trở lên (Thang điểm 100) theo quy định tại Phụ lục số 04, Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh: Là sản phẩm được bình chọn được trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện; đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản và đạt số điểm từ 70 điểm trở lên (Thang điểm 100) theo quy định tại Phụ lục số 04, Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

2. Phân tổ chủ yếu

Phân theo tỉnh/thành phố.

3. Kỳ báo cáo

Báo cáo năm.

4. Nguồn số liệu

Số liệu thống kê do đơn vị chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, tính toán.

5. Cách ghi biểu

- Cột 1: Ghi số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện thực hiện năm trước năm báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.

- Cột 2: Ghi số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh thực hiện năm trước năm báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.

- Cột 3: Ghi số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện ước thực hiện năm báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.

- Cột 4: Ghi số sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh ước thực hiện năm báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.

- Cột 5: Ghi tỷ lệ phần trăm của sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện ước thực hiện năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước.

- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh ước thực hiện năm báo cáo so với cùng kỳ năm trước./.

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC NHÓM, MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU

I. NHÓM, MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

TT

Mặt hàng chủ yếu

Số lượng

Trị giá

A

B

1

2

I

Tổng giá trị xuất khẩu

 

 

II

Mặt hàng chủ yếu

 

 

A

Nhóm nông lâm thuỷ sản

 

 

1

Thủy sản

 

 

2

Rau quả

 

 

3

Nhân điều

 

 

4

Cà phê

 

 

5

Chè các loại

 

 

6

Hạt tiêu

 

 

7

Gạo

 

 

8

Sắn và các sản phẩm từ sắn

 

 

 

- Sắn

 

 

9

Cao su

 

 

B

Nhóm nhiên liệu và khoáng sản

 

 

10

Than đá

 

 

11

Dầu thô

 

 

12

Xăng dầu các loại

 

 

13

Quặng và khoáng sản khác

 

 

C

Nhóm công nghiệp chế biến

 

 

14

Bánh kẹo và các SP từ ngũ cốc

 

 

15

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

 

16

Hoá chất

 

 

17

Sản phẩm hoá chất

 

 

18

Phân bón các loại

 

 

19

Chất dẻo nguyên liệu

 

 

20

Sản phẩm chất dẻo

 

 

21

Sản phẩm từ cao su

 

 

22

Túi sách, vali, mũ, ô dù

 

 

23

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

 

24

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

 

 

- Sản phẩm gỗ

 

 

25

Giấy và sản phẩm từ giấy

 

 

26

Hàng dệt và may mặc

 

 

 

- Vải các loại

 

 

27

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

 

28

Xơ, sợi dệt các loại

 

 

29

Giầy, dép các loại

 

 

30

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

 

31

Sản phẩm gốm, sứ

 

 

32

Thuỷ tinh và các SP thủy tinh

 

 

33

Đá quý và kim loại quý

 

 

34

Sắt thép các loại

 

 

35

Sản phẩm từ sắt thép

 

 

36

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

 

37

Clanhke và xi măng

 

 

38

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

 

39

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

 

40

Điện thoại các loại và linh kiện

 

 

41

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

 

42

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

 

43

Dây điện và cáp điện

 

 

44

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

 

45

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

 

D

Hàng hóa khác

 

 

II. NHÓM, MẶT HÀNG NHẬP KHẨU

TT

Mặt hàng chủ yếu

Số lượng

Trị giá

A

B

1

2

I

Tổng giá trị nhập khẩu

 

 

II

Mặt hàng chủ yếu

 

 

A

Nhóm hàng cần nhập khẩu

 

 

1

Thủy sản

 

 

2

Hạt điều

 

 

3

Lúa mỳ

 

 

4

Ngô

 

 

5

Đậu tương

 

 

6

Sữa và sản phẩm từ sữa

 

 

7

Dầu, mỡ, động thực vật

 

 

8

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

 

9

Nguyên, phụ liệu thuốc lá

 

 

10

Quặng và khoáng sản khác

 

 

11

Than đá

 

 

12

Dầu thô

 

 

13

Xăng dầu các loại

 

 

14

Khí đốt hoá lỏng

 

 

15

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

 

 

16

Hóa chất

 

 

17

Sản phẩm hóa chất

 

 

18

Nguyên liệu dược phẩm

 

 

19

Dược phẩm

 

 

20

Phân bón

 

 

 

- Ure

 

 

21

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

 

 

22

Chất dẻo nguyên liệu

 

 

23

Sản phẩm từ chất dẻo

 

 

24

Cao su các loại

 

 

25

Sản phẩm từ cao su

 

 

26

Gỗ và sản phẩm

 

 

27

Giấy các loại

 

 

28

Sản phẩm từ giấy

 

 

29

Bông các loại

 

 

30

Xơ, sợi dệt các loại

 

 

31

Vải các loại

 

 

32

Nguyên, phụ liệu dệt, may, da giầy

 

 

33

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

 

34

Thép các loại

 

 

 

- Phôi thép

 

 

35

Sản phẩm từ thép

 

 

36

Kim loại thường khác

 

 

37

Sản phẩm từ kim loại thường khác

 

 

38

Máy tính, sp điện tử và linh kiện

 

 

39

Hàng điện gia dụng và linh kiện

 

 

40

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

 

41

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

 

 

42

Dây điện và dây cáp điện

 

 

43

Ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ)

 

 

44

Phương tiện vận tải khác và PT

 

 

45

Điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động)

 

 

B

Nhóm hàng cần kiểm soát NK

 

 

1

Rau quả

 

 

2

Bánh kẹo và các SP từ ngũ cốc

 

 

3

Chế phẩm thực phẩm khác

 

 

4

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

 

 

6

Phế liệu sắt thép

 

 

7

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

 

8

Linh kiện phụ tùng ô tô

 

 

9

Xe máy và linh kiện, phụ tùng

 

 

C

Nhóm hàng hạn chế NK

 

 

 

Gồm nhóm hàng tiêu dùng các loại, trong đó:

 

 

1

Điện thoại di động

 

 

2

Ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ

 

 

D

Hàng hóa khác

 

 

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Tuấn Anh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.