• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/07/1987
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 439/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 7 năm 1987
Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành quy chế bảo vệ đường dây Thông tin Liênlạc

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Nghị định 24/CP ngày 02/02/1976 của Hội đồng Chính phủ quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Nhà nước cấp tỉnh tronglĩnh vực quản lý kinh tế.

Căn cứ Nghị định 87/HĐBT ngày 27/03/1985 về việc ban hành điều lệbảo vệ đường dây thông tin liên lạc.

Xét đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng và Giám đốc Sở Côngan tỉnh Lâm Đồng tại Công văn số 482/BĐ ngày 12/12/86 về việc ban hành quy chếbảo vệ đường dây thông tin liên lạc.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "Quy chế bảo vệ đường dây thôngtin liên lạc".

Điều 2:Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với quychế này đều bãi bỏ.

Điều 3:Ông Giám đốc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Sở Công an tỉnh Lâm Đồng có tráchnhiệm hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc thi hành thực hiện quy chế này trong tấtcả các địa phương, các cơ quan ban ngành trong tỉnh.

Điều 4:Các Ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố Đà lạt,Thủ trưởng các Sở ban ngành trong tỉnh, các cơ quan TW đóng tại địa phương chịutrách nhiệm thi hành quyết định này./-

 

QUY CHẾ BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN LIÊN LẠC

***

"Ban hành kèm theo quyết định số 439/QĐ ngày10/07/1987

của UBND tỉnh Lâm Đồng"

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Thôngtin liên lạc có tầm quan trọng đặc biệt là trực tiếp phục vụ cho sự chỉ đạo củaĐảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành trong bộ máy quản lý Nhà nước,quản lý kinh tế ... nhằm xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa xã hội, giữ gìnan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phục vụ cho sự giao lưu tình cảmcủa nhân dân.

Đườngdây TTLL (gọi tắt là đường dây TT) bao gồm các đường dây trần, dây cáp (treohoặc ngầm), dây bọc nhựa và các thiết bị, vật liệu trên đường dây thuộc mạng lướithông tin của ngành Bưu điện, thông tin quân sự, TT dùng riêng của một số ngànhlà tài sản XHCN, do Nhà nước độc quyền quản lý, khai thác và sử dụng.

Mọihành vi xâm phạm đến đường dây thông tin cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịpthời và nghiêm trị theo pháp luật.

Điều 2:Bảo vệ đường dây TT là nhiệm vụ của toàn dân và các lực lượng vũ trang. UB nhândân các cấp là cơ quan chịu trách nhiệm chính về công tác bảo vệ các tuyến đườngdây TT có trong địa phương và đi qua địa phương mình.

CHƯƠNG II

NHIỆM VỤ CỦA UBND CÁC CẤP - CÁC NGÀNH

VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG CÔNG TÁC

BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN LIÊN LẠC

Điều 3: Uỷban Nhân dân các huyện, thành phố có nhiệm vụ:

1-Chỉ đạo, đôn đốc các ngành có liên quan ở địa phương và UBND cấp dưới giáo dục,tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ các lực lượngvũ trang, thanh thiếu niên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân trong địa phươnghiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của đường dây TT, pháp luật của Nhà nước về vấnđề này để mọi người có trách nhiệm và tự giác tham gia bảo vệ đường dây thôngtin.

2-Căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và phạm vi, ranh giới bảo vệ được UBND tỉnhgiao cho huyện, thành mà tổ chức việc phân công, phân cấp cụ thể cho UBND xã,phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường dây thông tin có trong địa phươngmình, đi qua địa phương mình và đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ ấy.

Điều 4:Bưu điện tỉnh có nhiệm vụ:

1-Cùng với Công an tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành thực hiện việc phân công,phân cấp cho UBND các xã, phường, thị trấn về nhiệm vụ và nội dung bảo vệ đườngdây thông tin.

2-Chỉ đạo các cơ sở trong ngành Bưu điện của tỉnh kiện toàn tổ chức lực lượng bảodưỡng đường dây thông tin (cả đường dài và nội hạt), thường xuyên đôn đốc kiểmtra lực lượng này làm tròn nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương,với Công an, quân đội và các ngành khác tổ chức công tác tuần tra canh gác bảovệ đường dây thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin cho các ngành, các cấp đểcùng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ.

3-Khi đường dây thông tin bị xâm phạm dưới các hình thức: Cắt đứt, buộc chập làmgián đoạn thông tin hoặc hư hại vật liệu đường dây, cần giữ nguyên hiện trường,lập biên bản, có người làm chứng. Đồng thời nhanh chóng nối thông liên lạc vàbáo cáo ngay cho Công an, Chính quyền địa phương nơi gần nhất cung cấp nhữngchi tiết cần thiết để Công an và Chính quyền địa phương có biện pháp xử lý kịpthời.

Điều 5:Công an tỉnh có nhiệm vụ:

1-Cùng với Bưu điện tỉnh hướng dẫn UBND các cấp đẩy mạnh phong trào bảo vệ đườngdây thông tin, kết hợp với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2-Chỉ đạo cơ quan Công an huyện, thành:

a-Đề xuất với cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp có kế hoạch củng cố, tổ chức lựclượng bảo vệ đường dây thông tin trong địa phương, huấn luyện bảo vệ nghiệp vụcho các ngành, các cấp, triển khai công tác tuần tra canh gác bảo vệ đường dâythông tin.

b-Quản lý chặt chẽ, có biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi hành vi xâmphạm an toàn đường dây thông tin của các loại đối tượng hình sự, các ổ chứachấp, tiêu thụ, mua bán trái phép những loại dây dẫn điện thoại, điện tín vàcác thiết bị vật liệu khác thuộc đường dây thông tin.

c-Đối với các vụ xâm phạm dây TT phải kịp thời, nhanh chóng điều tra làm rõ từngvụ, tìm thủ phạm, có kết luận rõ ràng và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Điều 6:Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có nhiệm vụ:

1-Kiện toàn lực lượng bảo dưỡng các tuyến đường dây thông tin quân sự. Chỉ đạocác cơ quan quân sự huyện, thành có kế hoạch tuần tra canh gác bảo vệ những địabàn xung yếu có các tuyến đường dây TT quan trọng.

2-Phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ UBND huyện, thành, xã, thị trấn, ngành Công an,ngành Bưu điện và một số ngành có đường dây thông tin dùng riêng để bảo vệ cáctuyến đường dây thông tin.

Điều 7:Các ngành có mạng lưới thông tin dùng riêng có nhiệm vụ bảo dưỡng tốt các tuyếnđường dây của ngành mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, ngànhCông an, ngành Bưu điện và quân đội trong công tác bảo vệ chung.

Điều 8:Các ngành liên quan có trách nhiệm:

1-Sở Giáo dục phối hợp với Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có kế hoạchhướng dẫn các trường học tiến hành giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ đường dâythông tin, động viên học sinh giúp đỡ cơ quan Nhà nước điều tra, phát hiệnnhững kẻ phá hoại, xâm phạm đường dây TT, đồng thời có kế hoạch đưa vào chươngtrình giảng dạy nội dung bảo vệ đường dây TT trong phần pháp luật bảo vệ tàisản XHCN.

2-Các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình, Đài truyền thanh, Trườnghọc các huyện và Thành phố Đà lạt cần kết hợp có chương trình cụ thể hàng tuần,hàng tháng để tuyên truyền, giáo dục CBCNV, nhân dân và học sinh bao gồm nhữngnội dung sau:

-Nói rõ tầm quan trọng của công tác TTLL, ý nghĩa mục đích của công tác bảo vệ đườngdây TTLL.

-Phổ biến các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ đường dây thôngtin như: Nghị định, Chỉ thị, Điều lệ, quy chế bảo vệ đường dây thông tin v.v...

-Đưa tin việc thực hiện, triển khai công tác này ở các địa phương trong tỉnh.

-Nêu gương tốt trong công tác này, đồng thời cũng nêu những vụ việc vi phạm vàphê phán việc thực hiện công tác này ở một số người và địa phương hay mắc phảivà chưa thực hiện.

Điều 9:Mọi công dânđều có nghĩa vụ tham gia công tác bảo vệ đường dây TT, cụ thể là:

1-Tự giác chấp hành các nội quy bảo vệ đường dây thông tin không vi phạm các điềukhoản thuộc chương III của quy chế này:

2-Có trách nhiệm và tích cực tham gia vào việc giữ vững an toàn các tuyến đườngdây thông tin, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân viêntrong khi đi làm nhiệm vụ tuần tra canh gác hoặc kiểm tra, bảo dưỡng đường dâythông tin nhất là các tuyến đi qua địa phương, cơ quan, đơn vị và khu vự giađình mình.

3-Kiên quyết đấu tranh chống những hành vi xâm phạm đường dây TT, tố giác vớinhững cơ quan có trách nhiệm những hành vi xâm phạm gây thiệt hại, làm ảnh hưởngđến đường dây thông tin, những kẻ chứa chấp, mua bán, tàng trữ hoặc sử dụngtrái phép những thiết bị, vật liệu thuộc đường dây thông tin.

4-Tự giác mang nộp cho cơ quan có trách nhiệm những vật liệu thuộc đường dâythông tin mà mình đang giữ hoặc đang sử dụng.

CHƯƠNG III

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN LIÊN LẠC

Điều 10:Các cơ quan, tập thể và tư nhân khi khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trìnhkiến trúc, giao thông, thủy lợi, điện lực, truyền thanh và những công trìnhkhác phải thực hiện đúng những quy chế kỹ thuật hiện hành về an toàn đường dâythông tin.

Khicần chuyển dịch đường dây thông tin để xây dựng các công trình mới, cơ quan xâydựng công trình phải bàn bạc thống nhất với cơ quan có kế hoạch và thời gianchuyển dịch. Mọi phí tổn trong việc chuyển dịch cơ quan xây dựng công trìnhphải chịu.

Điều 11:Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm an toàn đường dây TT như:

1-Cắt phá, làm hư hại, lấy trộm các loại dây dẫn điện thoại, điện tín, dây chằng,cột, xà, sứ, trụ cột, nắp bể cáp, hộp cầu chì thu lôi, bảng đầu dây và cácthiết bị, vật liệu khác thuộc đường dây thông tin.

2-Buộc chập đường dây thông tin (bao gồm đường dây trần, dây cáp, dây bọc).

3-Ném bất kỳ các loại dây kim loại, dây gai, ni lông, các loại que, cành tre, gỗnứa tươi hoặc khô v.v... lên đường dây thông tin.

4-Đốt cỏ, đốt rẫy bên dưới hoặc bên cạnh đường dây thông tin làm cháy dây, cột,xà, sứ và các vật liệu khác thuộc đường dây thông tin, làm ảnh hưởng chất lượngcủa đường dây TT.

5-Bắn súng, ném đá làm đứt dây, vỡ sứ, gãy cột, xà đường dây thông tin.

6-Nghe trộm, thu trộm tin tức trên đường dây thông tin.

7-Các hành vi khác xâm phạm đến an toàn đường dây thông tin.

Điều 12:Cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến đường dây thông tin như:

1-Không có nhiệm vụ mà trèo lên cột hoặc mở nắp cống, bể cáp thông tin.

2-Đào hố, đào mương, cày bừa, cuốc xới gần chân cột, chăn dây co, đường cống, bểcáp ngầm.

3-Buộc súc vật (như trâu, bò, ngựa, heo ...) thuyền bè vào cột, chống cột, dâychằng đường dây thông tin.

4-Thuyền bè qua lại trên các sông suối, xe cộ, súc vật đi lại trên bộ làm đứtdây, xiêu đổ cột đường dây trần, dây cáp, dây bọc thông tin.

5-Đổ chất bẩn, chất thải, hóa chất xuống chân cột, chân dây chằng, cống, bể cápthông tin.

6-Trồng các loại cây (cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây làm dậu, cây leo ...) ở bên dướihoặc hai bên đường dây để cành lá chạm, trùm, quyệt vào đường dây thông tinhoặc có khả năng phát triển chậm, trùm tới đường dây thông tin.

7-Chặt tre, gỗ, nứa gần đường dây để cây, cành lá đổ, rơi, đè, đập vào đường dâythông tin.

8-Làm nhà, lán trại, quán hàng dưới đường dây TT, xây dựng các công trình gần đườngdây thông tin trong phạm vi quy định.

9-Lợi dụng các trang thiết bị thuộc đường dây thông tin làm cột đỡ, cột chống,tựa nhà cửa, lán trại, làm cột giàn cây leo (su su, mướp, đậu ...) hoặc sử dụngvào bất kỳ việc gì khác.

10-Lợi dụng đường cột thông tin để mắc đường dây điện đèn, đường dây truyền thanh.

11-Đường dây điện lực, truyền thanh vượt bên trên, chui bên dưới hoặc đi song songkhông bảo đảm khoảng cách quy định với đường dây TT.

12-Tàng trữ, mua bán, sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trái phép các loại dây dẫnđiện thoại, điện tín, dây co, cột điện, xà, sứ, bu lông, cống, nắp bể cáp, hộpcầu chì thu lôi, bảng đấu dây và các thiết bị, vật liệu khác thuộc đường dâythông tin

13- Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến đường dâythông tin.

CHƯƠNG IV

GIAO PHẠM VI - RANH GIỚI BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY THÔNG TIN CHOCÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG TỈNH - QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO SƠ KẾT TỔNG KẾT THEO ĐỊNHKỲ

Điều 13: Căncứ vào tình hình thực tế của mạng lưới đường dây TT tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnhgiao phạm vi bảo vệ cho UBND các huyện, thành phố như sau (có bản phụ lục số... kèm theo)

Điều 14: Quyđịnh chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết định kỳ sau:

1-Một tháng một lần UBND xã báo cáo lên UBND huyện, UBND huyện tập hợp báo caolên UBND tỉnh. Nội dung báo cáo theo mẫu tại phụ lục số kèm theo.

2-Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ đường dây TT mỗi năm 02 lần; vào tháng06 và tháng 12 hàng năm, và đề ra kế hoạch bảo vệ cho 06 tháng và năm sau.

Đồngthời xét khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong côngtác này.

CHƯƠNG V

Điều 15:Khen thưởng:

Cáccơ quan, đơn vị, tập thể hoặc cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ đườngdây thông tin đều được khen thưởng.

a-Trường hợp bắt quả tang hoặc thu hồi vật liệu đường dây do phá hoại sau khi đãxác minh đúng thì được thưởng bằng tiền từ 20-50% lợi ích đem lại.

b-Trường hợp phát hiện hoặc giúp đỡ để truy tìm ra thủ phạm, thu hồi được vậtliệu đường dây TT do phá hoại hoặc chiếm dụng trái phép sau khi đã xác minhđúng thì được thưởng bằng tiền từ 10đến 20% trị giá thu hồi.

c-Trường hợp giúp đỡ cùng cơ quan chủ quản đường dây ngăn ngừa hậu quả có thể xẩyra sẽ đưọc thưởng bằng tiền hoặc hiện vật trị giá từ 05 đến 10% lợi ích đemlại.

Điều 16:Hình phạt:

Mọihành vi xâm phạm an toàn đường dây thông tin thì tùy theo mức độ, tính chất vàtác hại của từng vụ việc mà xử lý theo pháp luật.

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17:Bản quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký quyết định ban hành.

Các cơ quan chủ quản đường dây thông tin cùngvới các cơ quan hữu quan: Công an, Toà án, Viện kiểm sát và Chính quyền các địaphương phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, triển khai thực hiện và giám sát việcthực hiện để bản quy chế có hiệu lực./.

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Xuân Du

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.