• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 24/02/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2020
BỘ NỘI VỤ
Số: 01/2014/TT-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 1 năm 2014

THÔNG TƯ

Hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương về các

 lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của BNội vụ

______________

 

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định s61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định s42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điu của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định s 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Bộ Nội vụ hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ,

Chương I

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Các loại Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”;

2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, khen thưởng”;

3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tôn giáo”;

4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.

Điều 3. Nguyên tắc xét tặng Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân, không có hình thức truy tặng.

2. Mỗi cá nhân chỉ được tặng một loại Kỷ niệm chương theo ngành, lĩnh vực công tác.

3. Các trường hợp đặc biệt do Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành, lĩnh vực trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.

4. Việc xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại Thông tư này, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.

5. Định kỳ hàng năm, Bộ Nội vụ xét tặng Kỷ niệm chương đ vinh danh nhân dịp ngày truyền thống của các ngành và xét tặng đột xuất đối với các trường hợp đặc biệt.

Điều 4. Nguồn kinh phí khen thưởng Kỷ niệm chương

1. Kinh phí khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước” được chi từ quỹ Thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ Nội vụ.

2. Kinh phí khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, khen thưởng” được chi từ quỹ Thi đua, khen thưởng của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

3. Kinh phí khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tôn giáo” được chi từ quỹ Thi đua, khen thưởng của Ban Tôn giáo Chính phủ.

4. Kinh phí khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ” được chi từ quỹ Thi đua, khen thưởng của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

Điều 5. Quyền và trách nhiệm của cá nhân được tặng Kỷ niệm chương

1. Cá nhân được Bộ Nội vụ tặng Kỷ niệm chương được nhận Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương theo lĩnh vực, ngành công tác và tiền thưởng theo quy định hiện hành.

2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống của Bộ Nội vụ, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN ĐIỀU KIỆN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 6. Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương

1. Cá nhân công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước, Thi đua, khen thưởng, Quản lý nhà nước về Tôn giáo, Văn thư, Lưu trữ:

a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:

Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ bao gồm: Các vụ chức năng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị sự nghiệp phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước của Bộ.

Cán bộ, công chức các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Lãnh đạo Sở và cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước.

Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, khen thưởng”:

Lãnh đạo Viện Huân chương, Ban Thi đua Trung ương, Viện Thi đua - Khen thưởng Nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; thành viên Ban Vận động thi đua ái quốc và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang chuyên trách, kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các Vụ (Ban, Phòng) Thi đua - Khen thưởng thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tôn giáo”:

Những người làm công tác tôn giáo tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương.

d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:

Cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

2. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh có nhiều công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.

3. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.

Điều 7. Tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6 có thời gian công tác từ đủ 15 năm trở lên tính đến thời điểm xét (riêng lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thì cán bộ chuyên trách từ 15 năm trở lên và cán bộ kiêm nhiệm từ 20 năm trở lên), hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trường hợp được cử đi học về chuyên môn hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó được điều động về tiếp tục công tác thì thời gian đi học, thời gian đi làm nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong ngành. Thời gian này được cộng dồn nếu không công tác liên tục.

2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 có một trong các điều kiện sau:

a) Có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào việc xây dựng và phát triển các ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.

b) Có sáng kiến, giải pháp hữu ích, công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy, phát triển ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.

c) Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển các ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.

Điều 8. Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương

1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc cá nhân có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật (trừ kỷ luật buộc thôi việc). Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.

Điều 9. Đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương

Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc; bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù.

Điều 10. Những trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương

Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6, được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương như sau:

1. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập các hạng được đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng.

2. Cá nhân được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương đã nêu tại Khoản 1 Điều này) được đề nghị xét tặng sớm hơn 05 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 7.

3. Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sthi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 7.

Chương III

THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT TẶNG VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG

Điều 11. Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”

a) Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn thuộc các vụ chức năng, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị sự nghiệp phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ xem xét và gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.

b) Vụ Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận đơn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cá nhân thuộc quyền quản lý; các cá nhân công tác thuộc lĩnh vực Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các trường hợp thuộc Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Thông tư này; kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, tổng hợp danh sách báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng, lãnh đạo cùng cấp xem xét, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.

2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, khen thưởng”

a) Đối với các cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 6: Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị, đối chiếu với tiêu chuẩn, tổng hợp danh sách báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng, lãnh đạo cùng cấp xem xét gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước ngày 10/4 hàng năm.

b) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 10/5 hàng năm.

3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tôn giáo”

a) Đối với cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điu 6: Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tôn giáo Chính phủ; Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân, đơn vị, đối chiếu tiêu chuẩn, tổng hợp danh sách trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng, lãnh đạo cùng cấp xem xét, gửi hồ sơ đề nghị xét tặng về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 30/5 hàng năm.

b) Ban Tôn giáo Chính phủ tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.

4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”

a) Đối với cá nhân quy định tại Điểm d Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 6:

Văn phòng các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức, đoàn thể và Sở Nội vụ (Chi cục Văn thư, lưu trữ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận đơn đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm tra đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng, lãnh đạo cùng cấp xem xét và gửi về Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trước ngày 01/7 hàng năm.

b) Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 01/8 hàng năm.

5. Phòng Thi đua, khen thưởng, Văn phòng Bộ Nội vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.

Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, số lượng 01 bộ gồm:

a) Tờ trình đề nghị của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục I);

b) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV).

c) Báo cáo tóm tắt thành tích quá trình công tác đối với cá nhân trong ngành (theo mẫu tại Phụ lục V).

d) Những trường hợp thuộc diện ưu tiên xét tặng được quy định tại Điều 10 Thông tư này phải có bản sao các Quyết định khen thưởng và Bằng công nhận kèm theo.

2. Báo cáo tóm tắt thành tích (Phụ lục V) lưu tại đơn vị đề nghị: Vụ Tổ chức cán bộ (các hồ sơ của các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ), Văn phòng Bộ (các hồ sơ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương); Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

Điều 13. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương

1. Thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành: Tổ chức nhà nước (28/8); Thi đua yêu nước (11/6); Quản lý nhà nước về Tôn giáo (02/8) và Văn thư, Lưu trữ (03/01).

2. Cơ quan, tổ chức đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm tổ chức lễ trao tặng cho các cá nhân theo quy định hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. T chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ban hành; bãi bỏ Quyết định số 32/2002/QĐ-BTCCBCP ngày 01/7/2002 của Trưởng ban Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Kỷ niệm chương và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước”, Thông tư số 06/2009/TT-BNV ngày 27/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, khen thưởng”, Thông tư số 07/2011/TT-BNV ngày 01/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý Nhà nước về Tôn giáo”, Quyết định số 04/2007/QĐ-BNV ngày 04/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành Kỷ niệm chương và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.

2. Mu giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương các lĩnh vực (Tổ chức nhà nước, Thi đua, khen thưởng, Quản lý nhà nước về Tôn giáo, Văn thư, Lưu trữ) tiếp tục sử dụng như quy định hiện hành.

3. Văn phòng Bộ Nội vụ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Anh Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.