• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2022
QUỐC HỘI
Số: 23/2000/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 9 tháng 12 năm 2000

LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Số 23/2000/QH10 ngày 09/12/2000

 

Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sứckhỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đìnhgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;

Để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn matúy;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;

Luật này quy định về phòng, chống ma túy.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy; kiểmsoát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trách nhiệm của cá nhân, giađình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy.

Điều 2.Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong cácdanh mục do Chính phủ ban hành.

2.Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạngnghiện đối với người sử dụng.

3.Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sửdụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

4.Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sảnxuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

5.Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy địnhtrong các danh mục do Bộ Y tếban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6.Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, câycần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.

7.Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý vàkiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

8.Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vitrái phép khác về ma túy.

9.Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bao gồm các hoạt động nghiên cứu,giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sửdụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất quy định tại cáckhoản 1, 4 và 5 Điều này, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phéptheo quy định của pháp luật.

10.Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép, theodõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòngngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.

11.Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Điều 3.Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1.Trồng cây có chứa chất ma túy; .

2.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý,trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạtchất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3.Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo,chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy;

4.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất,sử dụng trái phép chất ma túy;

5.Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội về ma túy mà có;

6.Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma túy;

7.Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng, chống matúy;

8.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chốngma túy;

9.Các hành vi trái phép khác về ma túy.

Điều 4.

1.Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức vàcủa toàn xã hội.

2.Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chứctham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về matúy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội,nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ,chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy;kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDSvà các tệ nạn xã hội khác.

Điều 5.

1.Nhà nước Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và cácđiều ước quốc tế khác có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổvà các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cánhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.

2.Cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại trênlãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật này và các quyđịnh khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy. 

Chương II

TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Điều 6. Cánhân, gia đình có trách nhiệm:

1.Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thựchiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thànhviên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy;

2.Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần để chữa bệnh;

3.Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác;

4.Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tạicộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng;phòng, chống tái nghiện.

Điều 7. Cánhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóngcác thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩmquyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphải xem xét, giải quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma túy.

Điều 8.

1.Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thờicho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham giatriệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

2.Tại các vùng phải xóa bỏ cây có chứa chất ma túy, các cơ quan nhà nước trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương,chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thaythế việc trồng cây có chứa chất ma túy; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâmnghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sảnxuất có hiệu quả.

Điều 9.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm:

1.Tổ chức và phối hợp với cơ quan cóthẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chốngma túy; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.

2.Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn matúy;

3.Giám sát hoạt động phòng, chống ma túy ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáodục khác và địa bàn dân cư;

4.Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cainghiện ma túy; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đãcai nghiện mạ túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

Điều 10.Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1.Tổ chức thực hiện chương trìnhgiáo dục về phòng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy vàlối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngănchặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy;

2.Phối hợp với gia đình, cơ quan tổ chức và chính quyền địa phương để quảnlý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy;

3.Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cầnthiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy.

Điều 11. quan nhà nước, đơn vị vũ trangnhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chứcphòng, chống ma túy ởcơ quan, đơn vịmình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượngvũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma túy; tuyên truyền, động viên cán bộ, côngchức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân pháthiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma túy.

Điều 12.Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổchức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhậnthức rõ về tác hại của ma túy; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp củaNhà nước về phòng, chống ma túy.

Điều 13.

1.Cơ quan chuyên trách phòng, chốngtội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sauđây:

a)Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn,đấu tranh chống các tội phạm về ma túy tại các địa bàn biên giới và nội địa;

b)Áp dụng các biện pháp nghiệp vụtrinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy;

c)Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạmvề ma túy;

d)Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin,tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằngcó hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này;

đ)Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ chorằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,thuốc hướng thần;

e)Áp dụng các biện pháp cần thiếtđể bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về matúy.

2.Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điềunày khi được cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy yêu cầu cótrách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu đó.

3.Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục thẩm quyền và trách nhiệm củacơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trong việc thực hiện cáchoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14.

1.Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma túyđược Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.

2.Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma túymà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thươngtích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc giađình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

3.Cơ quan công an, hải quan, bộ độibiên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, tòa án và chính quyền các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tạikhoản 1 Điều này. 

Chương III

KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY

Điều 15.Việc nghiên cứu, giám định, sản xuất vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phânphối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh lãnh thổ ViệtNam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được quảnlý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Điều 16.

1.Cá nhân, cơ quan, tổ chức được vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gâynghiện, thuốc hướng thần phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan cóthẩm quyền, chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng của mình và có biệnpháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát.

2.Việc vận chuyển các chất quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan, tổ chức, cánhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

Điều 17.Việc tồn trữ, bảo quản, kê đơn và bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đểchữa bệnh tại các cơ sở y tế phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Điều 18. Cánhân, cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động quy định tại các Điều 15, 16 và17 của Luật này phải lập hồ sơ về các hoạt động đó theo quy định của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho các cơ quan có liên quan khi cóyêu cầu để phối hợp quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Điều 19.Chỉ cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện do Chính phủ quy định mới được phép nhậpkhẩu, xuất khẩu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

Điều 20.

1.Các trường hợp vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất,thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải có giấy phép quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Tổ chức cần vận chuyển quá cảnhphải gửi đơn và hồ sơ xin phép quá cảnh kèm theo giấy phép của nước xuất khẩuvà nước nhập khẩu đến BộCông an Việt Namđể làm thủ tục.

Giấyphép quá cảnh được gửi cho tổ chức xin phép, hải quan cửa khẩu nơi có hàng quácảnh đi qua và các cơ quan khác có liên quan. Giấy phép quá cảnh có giá trị mộtlần trong thời hạn được ghi trong giấy phép.

2.Việc vận chuyển quá cảnh các chất quy định tại khoản 1 Điều này phải theo đúnghành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Tổ chức vận chuyển quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểmsoát của cơ quan hải quan và các cơ quan khác có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 21.Mọi trường hợp vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu, xuấtkhẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hoặc không tuân thủ các quy định khác của phápluật Việt Nam về vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh thì đều bị coi làvận chuyển trái phép.

Điều 22.Việc giao, nhận, vận chuyển, tàng trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu,quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đíchquốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 23.

1.Việc mang theo một số lượng hạn chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dự phòngcho việc sơ cứu, cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch quốc tế trên tàuthủy, tàu bay, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiền vận tải khác không bị coi làmang hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Ngườichỉ huy hoặc điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm làm thủ tục khai báovới cơ quan hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng vàáp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúngmục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó. Khi cần thiết, các cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam được tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiệnvận tải đó.

2.Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh của cá nhân khinhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ Y tế Việt Nam và phải chịu sựkiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 24.

1.Chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hìnhsự phải tiêu hủy, trừ trường hợp chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần được sử dụng trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bị chiếmđoạt được trả lại cho chủ sở hữu.

2.Việc xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần kém chất lượng hoặc quá hạn sửdụng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

3.Việc xử lý chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần không thuộc các trườnghợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tiền chất thực hiện theo quy địnhcủa Chính phủ.

Chương IV

CAI NGHIỆN MA TÚY

Điều 25.Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma túy; áp dụngchế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy; tổ chức các cơ sở cai nghiện matúy bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện cáchình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cánhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma túy.

Điều 26.

1.Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a)Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làmviệc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;

b)Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.

2.Gia đình có người nghiện ma túy có trách nhiệm:

a)Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma túy trong gia đình mình và tìnhtrạng nghiện của người đó;

b)Giúp người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sátcủa cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;

c)Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chấtma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

d)Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưangười nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theoquy định của pháp luật.

Điều 27.Các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối vớitất cả người nghiện ma túy. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương có trách nhiệm hỗtrợ, kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

Chínhphủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

Điều 28.

1.Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộngđồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiệnhoặc không có nơi cơ trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2.Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theoquyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đếnhai năm.

3.Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cainghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hànhchính.

4.Tổ chức và hoạt động của cơ sở cainghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túyquy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theoquy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29.

1.Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại giađình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫncòn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc dành riêng cho họ.

2.Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia đìnhlàm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắtbuộc dành riêng cho họ.

3.Việc cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.

4.Tổ chức và hoạt động của cơ sở cainghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa ngườinghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này vào cơ sở cainghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.

Điều 30.Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy có trách nhiệm:

1.Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

2.Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống trongthời gian cai nghiện.

Điều 31. Nhànước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma tuý là ngườibị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường giáodưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phươngđể thực hiện quy định này.

Điều 32.

1.Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý say đây phải được bốtrí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý vàchữa bệnh:

a)Người chưa thành niên;

b)Phụ nữ;

c)Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

d)Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.

2.Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai nghiện đãđược cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho ngườicai nghiện ma tuý.

3.Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma tuý được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡngchế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho ngườicai nghiện và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúpđỡ khi cần thiết.

Chínhquyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiệncác biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma tuý và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhânviên tại các cơ sở này khi có yêu cầu.

4.Cơ sở cai nghiện ma tuý phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ,tài sản của người cai nghiện ma tuý.

Điều 33.Người đã cai nghiện ma tuý được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ chức tiếpnhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xãhội để hoà nhập cộng đồng.

Cánhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hỗ trợ chính quyềncơ sở trong việc quản lý, giáo dục, giám sát, phòng, chống tái nghiện cho ngườiđã cai nghiện ma túy.

Điều 34.Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy có trách nhiệm lập kế hoạchtổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy tại địa phương; chỉ đạo cơquan lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, ytế, giáo dục và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chứccai nghiện ma túy, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiệnma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộngđồng.

Điều 35.

1.Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc và thực hiệncác hoạt động quy định tại Điều 31 và Điều 34 của Luật này gồm:

a)Ngân sách nhà nước;

b)Đóng góp của người cai nghiện và gia đình;

c)Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

2.Người nghiện ma túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha, mẹ của ngườichưa thành niên nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theoquy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặcmiễn đóng góp kinh phí cai nghiện.

3.Cơ sở cai nghiện ma túy được tiếpnhận các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trongnước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để cai nghiện cho người nghiện ma túy và phảiquản lý, sử dụng các khoản đóng góp, tài trợ đó theo quy định của pháp luật.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Điều 36.Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy bao gồm:

1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch vềphòng, chống ma túy;

2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống matúy;

3.Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ về phòng, chống ma túy;

4.Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gâynghiện, thuốc hướng thần;

5.Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;

6.Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồigiấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lýviệc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy;

7.Tổ chức đấu tranh phòng, chống tộiphạm về ma túy;

8.Thực hiện thống kê nhà nước về phòng chống ma túy;

9.Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiếnbộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy;

10.Tổ chức tuyên truyền, giáo dục vềphòng chống ma túy;

11.Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;

12.Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềphòng, chống ma túy.

Điều 37.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

2.Bộ Công an chịu trách nhiệm trướcChính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmthực hiện và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng, chống ma túy.

4.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tạiđịa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma túytại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho ngườiđã cai nghiện ma túy.

Điều 38.

1.Bộ Công an có trách nhiệm:

a)Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạchphòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng,chống ma túy của các Bộ, ngành trình Chính phủ;

b)Chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng,chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm matúy;

c)Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụđấu tranh chống tội phạm về ma túy;

d)Tổ chức lực lượng điều tra các tộiphạm về ma túy, hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tộiphạm này theo quy định của pháp luật;

đ)Tổ chức công tác giám định chất matúy và tiền chất;

e)Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, giámđịnh chất ma túy và tiền chất;

g)Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về cáctội phạm về ma túy;

h)Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cainghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm trahoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện;

i)Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy.

2.Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phépquá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng tronglĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.

Điều 39.Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội có trách nhiệm:

1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổchức cai nghiện ma túy; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy và giải quyết các vấnđề xã hội sau cai nghiện;

2.Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ làm công tác cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cainghiện;

3.Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phươngxây dựng, hướng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy; dạy nghề, tạoviệc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ ngườiđã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện;

4.Thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hộisau cai nghiện;

5.Hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc;cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy;

6.Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hộisau cai nghiện.

Điều 40.

1Bộ Y tế có trách nhiệm:

a)Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiềnchất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; ban hành vàchủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lýchất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứukhoa học;

b)Quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồigiấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyênmôn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy;

c)Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiềnchất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoahọc.

2.Bộ trưởng Bộ y tế cấp, thu hồi giấy phép nhậpkhẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm vànghiên cứu khoa học.

Điều 41.

1.Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:

a)Ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệpvà tổ chức thực hiện quy chế đó;

b)Thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực côngnghiệp.

2.Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp, thu hồi giấyphép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.

Điều 42. Bộ Giáo dục và Đào tạo có tráchnhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy;xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường,các cơ sở giáo dục khác.

Điều 43. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổchức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất matúy; thực hiện chương trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn địnhđời sống của nhân dân.

Điều 44.

1.Cơ quan hải quan, bộ đội biênphòng, cảnh sát biển trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an vàchính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vimua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần qua biên giới theo quy định của pháp luật.

2.Các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này được phối hợp với các cơ quan hữuquan của nước khác theo các quy định tại Chương VI của Luật này để phát hiện, ngănchặn các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốcgây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giôi.

Điều 45. Cáccơ quan quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 44 của Luật này, trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1.Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý các hoạt động hợppháp liên quan đến ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tệ nạn matúy; cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; nghiên cứu khoa học, huấnluyện nghiệp vụ phòng, chống ma túy;

2.Xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và yêu cầu cơ quanđiều tra khởi tố, điều tra các hành vi có dấu hiệu của tội phạm về ma túy. 

Chương VI

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Điều 46.Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phươngtrong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyềnquốc gia với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới; khuyến khích các tổchức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với các cơ quan, tổ chức củaViệt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật,thông tin, công nghệ và đào tạo cho hoạt động phòng, chống ma túy.

Điều 47. Trêncơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà ViệtNam ký kết hoặc tham gia, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện cácchương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với các cơ quan hữu quan của các nước,các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 48.Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với nước có liên quan đểgiải quyết vụ việc cụ thể về ma túy phải tuân theo các quy định của điều ướcquốc tế mà Việt Nam và nước có liên quan đã ký kết hoặc tham gia, hoặc theothỏa thuận trực tiếp giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước có liên quan.

Điều 49.

1.Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương vớiViệt Nam sự tương trợ tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm vềma túy.

2.Nhà nước Việt Nam có thể từ chối tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:

a)Yêu cầu tương trợ tư pháp không phù hợp với các điều ước quốc tế về phòng,chống ma túy mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và pháp luật Việt Nam;

b)Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp gây tổn hại đến chủ quyền, an ninhquốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam.

Điều 50.Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ướcquốc tế đa phương hoặc chưa ký với nhau điều ước quốc tế song phương thì các cơquan tư pháp của Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật và thực tiễn của mình, đượcthỏa thuận trực tiếp với cơ quan tư pháp của nước có liên quan trong việc điềutra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.

Điều 51.Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hóa có kiểm soát trên cơsở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma túy. Quyết định sử dụng biệnpháp này được tiến hành theo thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền của ViệtNam và của nước có liên quan.

Chương VII/SPAN>

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 52.Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chốngma túy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 53.

1.Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy phải được xử lý kịp thời,nghiêm minh theo quy định của pháp luật; việc xử lý phải kiên quyết, công khaivà thông báo cho cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở nơi người vi phạm làm việchoặc cư trú.

2.Người nào sử dụng tài sản, phương tiện của mình để chứa chấp hoặc tạo điều kiệncho các hoạt động trái phép về ma túy; không thực hiện hoặc thực hiện không đầyđủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống ma túy; cản trở, chốngđối, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, ngườilàm chứng, người bị hại, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm cácquy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

3.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy đinh của Luật này trongkhi thi hành nhiệm vụ về phòng, chống ma túy thì tùy theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 54. Việckhiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm pháp luậtvề phòng, chống ma túy được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 55.Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001.

Nhữngquy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 56.Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamKhoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nông Đức Mạnh

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.