• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 04/05/1999
CHÍNH PHỦ
Số: 25/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 19 tháng 4 năm 1999

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưatrả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Nghị quyếtsố 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/08/1998 của y ban Thường vụ Quốc hội vềgiao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991

 ______________________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998của y ban Thường vụ Quốc hội vềgiao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi áp dụng

1.Nghị định này quy định chi tiết phương thức trả nhà ở giữa cơ quan, tổ chức vớicá nhân, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sởhữu nhà ở được quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vềgiao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 (sau đâygọi chung là Nghị quyết số 58/1998).

2.Các loại nhà ở thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị định nàylà nhà ở đang thuộc sở hữu tư nhân đã cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán,đổi, tặng cho, thừa kế, ủy quyền cho người khác quản lý diện vắng chủ trướcngày 01 tháng 7 năm 1991.

Cácloại nhà sau cũng thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 và Nghị địnhnày: nhà hiện đang sử dụng vào mục đích không phải để ở nhưng tại thời điểm xáclập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 là nhà ở; nhà hiện đang sửdụng vào mục đích để ở, nhưng hiện nay không xác định được tại thời điểm xáclập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 nhà đó sử dụng vào mục đíchgì.

Điều 2.Các loại nhà ở sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết số 58/1998 vàNghị định này:

1.Nhà ở mà người tham gia giao dịch dân sự về nhà ở đó là người Việt Nam định cưở nước ngoài; cá nhân, tổ chức nước ngoài.

2.Nhà ở mà Nhà nước đã có quyết định quản lý hoặc tuy chưa có quyết định quản lýnhưng đã bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo xã hộichủ nghĩa về nhà đất, chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh vàchính sách quản lý nhà vắng chủ, bao gồm:

a)Nhà cho thuê;

b)Nhà cho mượn, cho ở nhờ trước và trong thời gian cải tạo mà chủ nhà thuộc diệncải tạo cho thuê;

c)Nhà của các tổ chức, cá nhân thuộc bộ máy cai trị của ngụy quân, ngụy quyền vàđảng phái phản động;

d)Nhà hiến hoặc đã giao Nhà nước quản lý dưới mọi hình thức;

đ)Nhà tịch thu, trưng thu, trưng mua, mua lại;

e)Nhà của những người di cư vào Nam, những người đi sinh sống ở địa phương kháctrong thời kỳ chiến tranh mà Nhà nước đã quản lý hoặc bố trí sử dụng diện vắngchủ.

3.Nhà trưng dụng;

4.Nhà hiện nay đang sử dụng làm nhà ở, nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dânsự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không phải là nhà ở.

 

Chương II

PHƯƠNG THỨC TRẢ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỚI CÁNHÂN

Điều 3.Các phương thức trả lại nhà ở

1.Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn,thì tuỳ từng trường hợp các bên có thể thoả thuận việc trả nhà theo những phươngthức sau đây:

a)Trả nhà mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;

b)Trả bằng nhà khác;

c)Trả bằng tiền;

d)Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sử dụng đất.

2.Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang đượcsử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộngnhưng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì cơ quan, tổchức phải trả nhà đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của Nghịquyết số 58/1998.

3.Trong trường hợp nhà thuê, mượn đang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà thuê, mượn toạ lạc tại khu vựckhông được quy hoạch là nhà ở, thì việc trả nhà thực hiện theo các phương thứcquy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

Tuỳtừng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả nhà có thể thựchiện bằng một trong 3 phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điềunày hoặc kết hợp đồng thời 3 phương thức nhưng tổng giá trị (tính bằng tiền)nhà đất trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không lớn hơn giá trị nhà đất (tínhbằng tiền) cho thuê, cho mượn.

Điều 4.Cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn

Trongtrường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên chomượn mà nhà cho thuê, cho mượn đã được đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làmthêm diện tích, xây dựng nhà ở mới, thì giải quyết như sau:

1.Khi nhận lại nhà, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí đầu tư,sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:

a)Nếu nguồn kinh phí của cá nhân, thì bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toáncho cá nhân đó;

b)Nếu nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức, thì bên cho thuê, bên cho mượn phảithanh toán cho cơ quan, tổ chức đó.

2.Khi trả lại nhà, nếu nhà thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhânđó được công nhận có quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xâydựng mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sửdụng đất tương ứng với diện tích đất mà họ có quyền sử dụng.

Điều 5.Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn

1.Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà khác cho bên cho thuê, bên cho mượn,thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đangthuê, đang mượn.

Trongtrường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhàở, đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằngtiền.

2.Giá trị nhà ở, đất ở do Hội đồng định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xácđịnh căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và giá trị quyền sử dụng đất.

a)Giá trị còn lại của nhà ở được xác định như sau:

Trongtrường hợp nhà thuê, nhà mượn vẫn còn, thì giá trị còn lại của nhà được xácđịnh bằng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở tại thời điểm trả nhà nhân (x)với diện tích nhà (m2) nhân (x) với giá nhà ở xây dựng mới (đ/m2)tương ứng với cấp, hạng nhà cho thuê, cho mượn.

Tỷlệ (%) chất lượng còn lại của nhà ở được xác định theo quy định của pháp luật.

Giánhà ở xây dựng mới được xác định theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh banhành theo khung giá của Chính phủ;

Trongtrường hợp nhà thuê, nhà mượn đã bị phá dỡ để xây dựng nhà khác thay thế, thìgiá trị còn lại của nhà ở bằng giá nhà ở xây dựng mới tương ứng với cấp, hạngnhà cho thuê, cho mượn.

b)Giá trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh banhành theo khung giá của Chính phủ.

Điều 6.Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn

Trongtrường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn thì sốtiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đangthuê, đang mượn.

Việcxác định giá trị nhà ở, đất ở được áp dụng theo khoản 2 Điều 5 của Nghị địnhnày.

Điều 7.Cơ quan, tổ chức trả bằng hình thức Nhà nước giao đất ở không phải trả tiền sửdụng đất cho bên cho thuê, bên cho mượn

1.Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn để tạo lậpnhà ở mới, thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất theo chế độ hiện hành củaNhà nước do cơ quan, tổ chức chi trả trực tiếp cho cơ quan Nhà nước có thẩmquyền.

2.Trong trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ởcho thuê, cho mượn với đất ở trả lại, thì các bên phải thanh toán cho nhau phầnchênh lệch đó bằng tiền.

Điều 8.Nguồn kinh phí để thực hiện trả lại nhà ở

1.Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả nhà ở theo các quy định tại các Điều 5, 6và 7 của Nghị định này được ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nướctheo đúng các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành:

a)Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương do ngân sách Trung ương chitrả;

b)Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc địa phương do ngân sách địa phương chitrả;

c)Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sáchNhà nước do nguồn vốn của các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức đó chi trả.

2.Nhà nước dành một phần kinh phí để hỗ trợ nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngkhu dân cư và tạo lập quỹ nhà ở để bán, cho thuê đối với các trường hợp phảitrả nhà theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998 mà không còn chỗ ở nào kháchoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác.

Điều 9.Hội đồng định giá

1.Hội đồng định giá nhà ở, đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng có tráchnhiệm xác định giá trị nhà đất để làm cơ sở thanh toán.

2.Thành phần Hội đồng bao gồm:

Đạidiện Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch Hội đồng;

Đạidiện Sở Xây dựng, Ủy viên;

Đạidiện Sở Địa chính Nhà đất, Ủyviên;

Đạidiện Sở Tư pháp, Ủy viên;

Đạidiện Ủy ban nhân dân quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà ở phải trả lại, Ủy viên;

Hộiđồng mời bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở và các chuyên gia của các ngành cóliên quan tham dự và phát biểu ý kiến trước khi Hội đồng quyết định về giá trịcủa nhà ở, đất ở.

 

Chương III

GIÁ CHO THUÊ NHÀ Ở KHI CHƯA TRẢ LẠI NHÀ

 Điều 10. Giá cho thuê nhà ở khi chưatrả lại nhà

1.Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cá nhân và giữa cánhân với cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó không thụ hưởng ngân sách Nhànước thì giá cho thuê nhà ở do các bên thỏa thuận, nếu không thoả thuận được,thì áp dụng theo bảng giá kèm theo Nghị định này (Phụ lục số 1).

2.Đối với các giao dịch dân sự về thuê nhà ở giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức màcơ quan, tổ chức đó thụ hưởng ngân sách Nhà nước thì giá thuê nhà ở do các bênthoả thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo bảng giá kèm theo Nghị địnhnày (Phụ lục số 2).

Điều 11.Nguồn kinh phí để thực hiện việc thuê nhà

1.Trong trường hợp nhà thuê dùng để ở, thì tiền thuê nhà ở do cá nhân tự trả.

2.Trong trường hợp nhà thuê dùng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh,công trình công cộng thì nguồn kinh phí để thuê nhà được áp dụng theo quy địnhtại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

 

Chương IV

THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP

MUA BÁN NHÀ Ở, TẶNG CHO NHÀ Ở, ĐỔI NHÀ Ở

Điều 12. Thủtục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng mua bán nhà ở

1.Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tụcchuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghịquyết số 58/1998, thì bên mua có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở màkhông cần sự có mặt của bên bán.

Hồsơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a)Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi có nhà ở (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) về việc không có tranh chấp về hợp đồng muabán nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tạinhà ở đó;

b)Hợp đồng mua bán nhà (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng vănbản, thì bên mua phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiện việc mua bánnhà ở;

c)Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

d)Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của bên mua.

2.Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyểnquyền sở hữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà ántuyên bố là vô hiệu theo quy định tại khoản 2 và 5 Điều 5 của Nghị quyết số58/1998, thì các bên mua bán nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợpđồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.

Hồsơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a)Hợp đồng mua bán nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng vănbản thì các bên mua bán nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việcmua bán nhà ở;

b)Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

c)Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc bên mua đã thi hành xongphần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;

d)Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

đ)Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của các bên mua bán nhà ở.

Điều 13.Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng tặng cho nhà ở

Trongtrường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyểnquyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số58/1998 hoặc có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyềnsở hữu chưa hoàn tất, nhưng bên được tặng cho nhà ở đã nhận nhà ở theo quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998, thì bên được tặng cho nhàở có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở mà không cần sự có mặt của bêntặng cho.

Hồsơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin chuyển quyền sở hữu nhà ở. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều7 của Nghị quyết số 58/1998 thì đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việckhông có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tạinhà ở đó.

Đốivới trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 58/1998 thìphải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

2.Hợp đồng tặng cho nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằngvăn bản, thì bên được tặng cho phải chứng minh được là giữa 2 bên đã thực hiệnviệc tặng cho nhà ở;

3.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

4.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của bên được tặng cho nhà;

5.Trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện, thì phải có xác nhận của cácbên về việc các điều kiện đó đã xẩy ra hoặc đã được thực hiện.

Điều 14.Thủ tục chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đổi nhà ở

1.Trong trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyểnquyền sở hữu chưa hoàn tất theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị quyết số58/1998, thì các bên đổi nhà ở phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở.

Hồsơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a)Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng vănbản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việcđổi nhà ở;

b)Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc khôngcó tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tạitrụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại 2nhà ở đó;

c)Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

d)Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.

2.Trong trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sởhữu chưa hoàn tất, nhưng hợp đồng không bị huỷ bỏ hoặc không bị Toà án tuyên bốlà vô hiệu, thì các bên đổi nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợpđồng và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

Hồsơ xin chuyển quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a)Hợp đồng đổi nhà ở (bản chính). Trong trường hợp không có hợp đồng bằng vănbản, thì các bên đổi nhà ở phải chứng minh được là giữa họ đã thực hiện việcđổi nhà ở;

b)Trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

c)Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc các bên đổi nhà ở đã thựchiện xong phần nghĩa vụ của mình theo bản án hoặc quyết định của Toà án;

d)Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

đ)Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của các bên đổi nhà ở.

 

Chương V

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở

DO THỪA KẾ VÀ NHÀ Ở VẮNG CHỦ DO CÁ NHÂN QUẢN LÝ, SỬDỤNG

Điều 15.Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người được thừa kế nhà ở

Nhữngngười được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều9 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải làm thủ tục xác lập quyền sở hữu.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có chứngnhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việcngười làm đơn có quyền thừa kế hợp pháp đối với nhà ở đó. Nếu có tranh chấp,thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực phápluật;

2.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của những người thừa kế.

Điều 16.Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người có quyền thừa kế nhà ở vắng chủ

Nhữngngười được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ theoquy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phảilàm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có chứngnhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việcngười làm đơn là người thừa kế hợp pháp của người có quyền sở hữu đối với nhà ởvắng chủ đó sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cónhà ở đó và tại nhà ở đó. Nếu có tranh chấp, thì phải có trích lục bản án hoặcquyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

2.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của những người thừa kế.

Đốivới trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở vắng chủ (bản chính).

Điều 17.Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủsở hữu nhà ở vắng chủ

Bố,mẹ, vợ, chồng, con (theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình) của chủ sở hữunhà ở vắng chủ được công nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ theo quyđịnh tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làmthủ tục để được xác lập quyền sở hữu.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

2.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu nhà ởvắng chủ đó.

Đốivới trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở đó (bản chính).

Điều 18.Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ

Ngườiđang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở vắng chủ từ 30 năm trở lên được công nhậncó quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó theo quy định tại điểm c khoản 2,khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lậpquyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có xácnhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việcngười đó đã quản lý, sử dụng nhà vắng chủ liên tục 30 năm trở lên kể từ ngàybắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực (ngày 01tháng 01 năm 1999) sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tạinhà ở đó;

2.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của những người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ.

Điều 19.Nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước

Trongcác trường hợp nhà ở vắng chủ thuộc Nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 2,khoản 3 và 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó phải được giao chocơ quan nhà đất địa phương quản lý. Người đang quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủthuộc Nhà nước phải ký hợp đồng thuê hoặc được quyền ưu tiên mua theo quy địnhcủa pháp luật.

 

Chương VI

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI NHÀ Ở

DO CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUÊ, MƯỢN CỦA CÁ NHÂN

Điều 20.Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở khác do cơ quan, tổ chức trả cho bêncho thuê, bên cho mượn

Trongtrường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượntheo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì nhà ở đó thuộcquyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn. Cơ quan tổ chức phải làm thủ tụcđể xác lập quyền sở hữu nhà ở đó cho bên cho thuê, bên cho mượn.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Văn bản trả nhà ở do cơ quan, tổ chức lập, có chữ ký của 2 bên;

2.Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của bên cho thuê, cho mượn.

Điều 21.Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức thuê, mượn củacá nhân

Trongtrường hợp cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà của cá nhân nhưng chủ sở hữu đã đượclấy lại nhà bằng nhà khác, bằng tiền hoặc được Nhà nước giao đất ở theo quyđịnh tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Nghị quyết số 58/1998, thì việc xáclập quyền sở hữu đối với nhà ở mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn được thựchiện như sau:

1.Trong trường hợp kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở là nguồn vốn ngânsách Nhà nước, thì nhà mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn của cá nhân đượcchuyển thành sở hữu toàn dân. Cơ quan, tổ chức được tiếp tục quản lý, sử dụngnhà đó theo đúng quy định của pháp luật;

2.Trong trường hợp kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở không phải là nguồnvốn ngân sách Nhà nước, thì nhà mà cơ quan, tổ chức đang thuê, mượn của cá nhânthuộc quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức đó. Cơ quan, tổ chức phải làm thủ tụcđể được xác lập quyền sở hữu.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

a)Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

b)Văn bản trả nhà (bản chính) theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị địnhnày;

c)Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cáchpháp nhân xác nhận.

Trongtrường hợp nhà thuê, mượn đã bị phá dỡ và cơ quan, tổ chức đã xây dựng nhà mớithay thế, thì phải kèm theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật nhà xây dựng mới.

 

Chương VII

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH LÀMTHÊM, NHÀ Ở XÂY DỰNG MỚI

Điều 22.Diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới

Diệntích làm thêm, nhà ở xây dựng mới là phần diện tích nhà ở mà bên thuê, bên mượn,bên ở nhờ, người quản lý, sử dụng nhà ở vắng chủ đã xây dựng trong khuôn viênnhà thuê, mượn, ở nhờ.

Diệntích làm thêm, nhà ở xây dựng mới được xem là có thể sử dụng để ở một cáchriêng biệt với nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ nếu diện tíchlàm thêm, nhà ở mới đó được xây dựng liền kề hoặc độc lập với nhà cho thuê, chomượn, cho ở nhờ, nhà vắng chủ có chiếm diện tích trong khuôn viên và không làmảnh hưởng đến sinh hoạt của bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc bên đượccông nhận có quyền sở hữu đối với nhà vắng chủ.

Điều 23.Thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới

Ngườiđược công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mớitheo quy định tại Điều 11 và Điều 16 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tụcđể được xác lập quyền sở hữu.

Hồsơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:

1.Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có chứngnhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cónhà ở đó sau 07 ngày niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã và tại diện tích xây thêm, nhà ở xây dựng mớiđó về việc không có khiếu kiện gì tính đến ngày 01 tháng 7 năm 1996 về diệntích làm thêm, nhà ở xây dựng mới đó; Trong trường hợp có khiếu kiện thì phảicó trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiêụ lực pháp luật về việccông nhận quyền sở hữu đối với diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới cho bênthuê, bên mượn, bên ở nhờ, bên quản lý nhà ở vắng chủ và chứng nhận của cơ quanthi hành án dân sự về việc họ đã thi hành xong nghĩa vụ của mình theo bản ánhoặc quyết định của Toà án;

2.Trích đo bản đồ thửa đất có diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới và bản vẽ sơđồ diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới do cơ quan có tư cách pháp nhân xácnhận;

3.Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộkhẩu thường trú của người được công nhận có quyền sở hữu đối với diện tích làmthêm, nhà ở xây dựng mới.

 

Chương VIII

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT Ở

Điều 24.Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụngđất ở

1.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nộithị xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương cấp theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05tháng 7 năm 1994 của Chính phủ.

2.Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nông thôn do Ủy ban nhân dân huyện cấp theomẫu quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng7 năm 1994 của Chính phủ.

Điều 25.Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày người được công nhận có quyền sở hữu nhà ở nộp đủhồ sơ và thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Nghị định này,Ủy ban nhân dân cấp có thẩmquyền quy định tại Điều 24 của Nghị định này cấp giấy chứng nhận quyền sở hữunhà ở và quyền sử dụng đất ở cho đương sự. Trong trường hợp kéo dài thời hạnnêu trên thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự biết lý do và thời hạnkéo dài không được quá 30 ngày.

Điều 26. Nghĩavụ tài chính

Ngườiđược cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thựchiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và đối với các bên có liên quantheo quy định của pháp luật.

 

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Nhữngquy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 28.Nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để thực hiện Nghị định này do Thủ tướngChính phủ quyết định.

Điều 29. Bộtrưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính trong phạm vi chức năng quản lý ngành cótrách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 30.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

Giá cho thuê nhà ở áp dụng giữa cá nhân với cá nhân vàgiữa cá nhân

với cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách Nhà nước

(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CPngày 19/04/1999 của Chính phủ)

1. Giá chuẩn:

ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng

Biệt thự (hạng)

Nhà ở (cấp)

I

II

III

IV

I

II

III

IV

4.900

5.500

6.800

7.800

3.600

3.300

2.800

2.100

                 

4

2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)

i=1

a)Hệ số cấp đô thị (K1):

Cấp đô thị

Hệ số

I

II

III

IV

V

Trị số K1

+ 0,20

+ 0,10

0,00

0,10

0,15

b)Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):

Khu vực

Hệ số

Trung tâm

Cận trung tâm

Ven nội

Trị số K2

0,00

0,10

0,20

c)Hệ số tầng cao (K3):

Tầng nhà

Hệ số

I

II

III

IV

V

VI

trở lên

Trị số K3

+ 0,25

+ 0,05

0,00

0,10

0,20

0,3

d)Hệ số điều kiện giao thông (K4):

Điều kiện giao thông

Hệ số

Có đường xe thô sơ

đến tận ngôi nhà

Có đường ô tô đến

tận ngôi nhà

Trị số K4

0,00

+ 0,20

 

PHỤ LỤC SỐ 2

Giá cho thuê nhà ở áp dụng giữa cá nhân với cơ quan, tổchức

được thụ hưởng ngân sách Nhà nước.

(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP

ngày 19/04/1999 của Chính phủ)

_____

1. Giá chuẩn:

ĐVT: đ/m2 sử dụng/tháng

Biệt thự (hạng)

Nhà ở (cấp)

I

II

III

IV

I

II

III

IV

2.500

3.000

3.500

5.500

1.500

1.400

1.350

900

                 

4

2. Hệ số điều chỉnh giá chuẩn: (1 + S Ki)

i=1

a)Hệ số cấp đô thị (K1):

Cấp đô thị

Hệ số

I

II

III

IV

V

Trị số K1

0,00

0,05

0,10

0,15

0,20

b)Hệ số vị trí xét theo các khu vực (K2):

Khu vực

Hệ số

Hệ số

Trung tâm

Cận trung tâm

Ven nội

Trị số K2

0,00

0,10

0,20

c)Hệ số tầng cao (K3):

Tầng nhà

Hệ số

I

II

III

IV

V

VI

trở lên

Trị số K3

+ 0,15

+ 0,05

0,00

0,10

0,20

0,30

d)Hệ số điều kiện giao thông (K4):

Điều kiện giao thông

Hệ số

Có đường xe thô sơ

đến tận ngôi nhà

Có đường ô tô đến

tận ngôi nhà

Trị số K4

0,00

+ 0,10

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.