• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/07/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 13/09/2005
CHÍNH PHỦ
Số: 54/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 8 tháng 7 năm 1999

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

__________________________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Nghị định này quy định việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhằm bảo vệ tínhmạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, bảo đảm cung cấp điện antoàn, liên tục, phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng.

2.Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổchức và mọi công dân.

Điều 2. TrongNghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.''Lưới điện cao áp" là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trênkhông, đường cáp điện ngầm, đường cáp điện đi nổi, trạm điện có điện áp danhđịnh từ 1000V trở lên.

2."Bộ phận công trình lưới điện" là các thiết bị, phụ kiện được lắp đặttrên lưới điện và các kết cấu kiến trúc, xây dựng để phục vụ việc truyền tải vàphân phối điện như: dây điện, cột điện, xà, vật cách điện, hệ thống tiếp đất,móng cột, dây néo cột, kè, ụ đất bảo vệ chân cột, mương, rãnh thoát nước củatrạm điện, hàng rào trạm điện, thiết bị điện, cáp điện, hệ thống thiết bị thôngtin, mương cáp, cột mốc, biển báo an toàn điện và các bộ phận phụ trợ khác.

3."Dây trần" là dây dẫn điện chuyên dùng không bọc lớp cách điện.

4."Dây bọc" là dây dẫn diện chuyên dùng được bọc lớp cách điện.

5.''Cáp điện" là dây dẫn điện chuyên dùng được bọc cách điện tiêu chuẩn theotừng cấp điện áp.

6."Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện" là khoảng không gian lưu không đượcquy định về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đườngdây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.

Mỗicông trình lưới điện đều có hành lang bảo vệ an toàn quy định tại các điều 6,12, 14 của Nghị định này.

7."Phạm vi bảo vệ" gồm công trình lưới điện và hành lang bảo vệ an toànlưới điện.

8."Đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền" là tổ chức thuộc cácthành phần kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động điện lực theo quy định củapháp luật.

Điều 3. Khithiết kế, xây dựng công trình lưới điện cao áp và các công trình khác có liênquan đến công trình lưới điện cao áp tổ chức, cá nhân phải tuân theo mọi quyđịnh trong Nghị định này.

Điều 4. Nghiêmcấm mọi hành vi xâm phạm vào phạm vi bảo vệ công trình lưới điện cao áp gây mấtan toàn lưới điện, gây nguy hiểm cho người, thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổchức, cá nhân.

Điều 5.

1.Các phương tiện bay khi bay gần các công trình lưới điện phải bảo đảm khoảngcách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện không nhỏ hơn 100 m và cấmthả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện. Trường hợpphương tiện bay làm nhiệm vụ đặc biệt quốc phòng, an ninh hoặc sử dụng để phụcvụ công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện thì phải tuân theo quyđịnh của Bộ Công nghiệp (có sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Hàngkhông dân dụng Việt Nam).

2.Khi hoàn thành xây dựng công trình lưới điện cao áp có điện áp từ 220 KV trởlên chủ đầu tư công trình phải thông báo với Tổng cục Địa chính thể hiện kịpthời tuyến đường dây lên bản đồ địa chính để người điều khiển phương tiện baybiết khi làm nhiệm vụ.

 

Chương II

ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG

 Điều 6.

1.Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn như sau:

a)Chiều dài: Tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắcdây trên cột néo cuối trước khi vào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp.

b)Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đườngdây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khidây ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 KV

35 KV

66 - 110 KV

220 KV

500 KV

Loại dây

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách (m)

1

2

1,5

3

4

6

7

                   

c)Chiều cao: Tính từ đáy móng cột lên đỉnh cột cộng thêm khoảng cách an toàn theochiều thẳng đứng được quy định trong bảng nêu ở điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghịđịnh này.

2.Các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không có khoảng cách bảo vệ antoàn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Điều 7.

1.Đối với cây cối trong phạm vi bảo vệ an toàn của lưới điện cao áp:

a)Lúa và hoa màu phải trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất 0,5m.

Cácloại cây trồng khác phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ởtrạng thái tĩnh đến điểm cao nhất của cây không nhỏ hơn quy định trong bảngsau:

Điện áp

Đến 35 KV

66 đến110 KV

220 KV

500 KV

Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)

2

3

4

6

Đốivới những cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn có nguy cơ gâymất an toàn (như bạch đàn, tre, nứa, bương, vầu...) phải chặt sát gốc và cấmtrồng mới.

b)Đối với đường dây trên không đi trong thành phố, cây phải được chặt tỉa để đảmbảo khoảng cách từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến điểm gần nhất của câykhông nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 KV (dây bọc)

Đến 35 KV

66 đến 110 KV

220 KV

 

 

Dây trần

Khoảng cách tối thiểu (m)

0,7

1,5

2

2,5

2.Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ phải được chặt tỉa để bảo đảm, nếu cây bị đổthì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây đến bộ phận bất kỳ của đường dây bằnghoặc lớn hơn khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 KV

66 đến 220 KV

500 KV

Khoảng cách tối thiểu (m)

0,5

1

2

Điều 8. Đốivới nhà và công trình trong hành lang bảo vệ:

1.Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không điệnáp đến 220 KV không phải di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ nếu đảm bảo cácđiều kiện sau đây:

a)Làm bằng vật liệu không cháy.

b)Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành.

c)Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến bất kỳ bộ phậnnào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứngđược quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 KV

66 đến 110 KV

220 KV

Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)

3,0

4,0

5,0

d)Khoảng đường dây đi phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện biệnpháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng.

2.Đối với nhà ở và công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng đường dây dẫnđiện trên không nếu chưa thoả mãn 1 trong 4 điều kiện nêu ở khoản 1 Điều 8 củaNghị định này thì chủ đầu tư công trình đường dây phải chịu kinh phí để cải tạonhằm thoả mãn các điều kiện đó.

3.Nhà ở và công trình nằm trong hành lang bảo vệ cần phải di chuyển ra khỏi hànhlang với lý do chính đáng thì chủ đầu tư công trình đường dây phải đền bù chochủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình đó theo quyđịnh của pháp luật.

4.Đối với nhà và công trình được để lại trong hành lang bảo vệ; chủ sở hữu hay ngườisử dụng hợp pháp:

a)Không lợi dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của nhà ở và công trình vàonhững mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại điểm c khoản 1Điều 8 của Nghị định này.

b)Khi sửa chữa, cải tạo, phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý công trình lướiđiện có thẩm quyền và phải áp dụng các biện pháp an toàn.

5.Việc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện cóđiện áp đến 220 KV phải đảm bảo các điều kiện sau:

a)Đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 8 của Nghị địnhnày.

b)Được sự thoả thuận bằng văn bản về an toàn của đơn vị quản lý công trình lướiđiện và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

c)Chủ công trình, nhà ở cơi nới hoặc xây mới phải chịu kinh phí để đơn vị quản lýlưới điện thực hiện biện pháp tăng cường an toàn khoảng đường dây vượt qua côngtrình, nhà ở này nếu khoảng đường dây đó chưa được tăng cường theo đúng quyđịnh.

6.Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh hoạt, làmviệc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp điện áp từ 500 KV trở lên,trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

Điều 9.

1.Cấm tiến hành bất kỳ công việc gì trong hành lang bảo vệ đường dây trên khôngnếu dùng đến thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách antoàn quy định trong bảng tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định này. Trườnghợp đặc biệt các hoạt động do yêu cầu cấp bách của công tác an ninh, quốc phòngthì phải thoả thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp để thực hiện các biệnpháp an toàn cần thiết.

2.Đường dây trên không giao chéo với đường giao thông:

a)Ở những đoạn giao chéo giữa đườngdây dẫn điện cao áp trên không với đường bộ và đường sắt, cho phép những phươngtiện vận tải có chiều cao đến 4,5 m (kể cả hàng hoá chất trên xe) so với mặt đườngvượt qua.

Trườnghợp cần vận chuyển hàng có kích thước cao hơn 4,5m, chủ phương tiện phải liênhệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện để thực hiện các biện pháp an toàncần thiết.

b)Đối với đường sắt điện khí hoá, chiều cao của dây dẫn điện cao áp tại điểm giaochéo với đường sắt khi dây ở trạng thái tĩnh, mang đầy tải bằng khoảng tĩnhkhông của đường sắt (7,5m) cộng với khoảng cách an toàn phóng điện được quyđịnh trong bảng tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

c)Ở những đoạn giao chéo giữa đườngdây dẫn điện cao áp trên không với đường thuỷ nội địa, chiều cao của dây dẫnđiện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái tĩnh bằng chiều cao tĩnh khôngtheo cấp kỹ thuật của đường thủy cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theocấp điện áp được quy định trong bảng dưới đây. Phương tiện vận tải thuỷ khi điqua điểm giao chéo phải đảm bảo khoảng cách an toàn quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 KV

66 - 110 KV

220 KV

500 KV

Khoảng cách thẳng đứng (m)

1,5

2

3

4

Đốivới giao thông đường biển có quy định riêng cho từng trường hợp giao chéo cụthể.

3.Khi bắt buộc phải tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gầnhoặc trong hành lang bảo vệ đường dây trên không, như đào đắp đất, khai tháckhoáng sản, xây dựng công trình ngầm, lắp ráp, sửa chữa và làm những việc phảidùng đến máy móc, thiết bị, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thườngcủa đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố và tai nạn thì đơn vị tiến hành nhữngcông việc đó phải có các biện pháp bảo đảm an toàn và phải được sự thoả thuậncủa đơn vị quản lý công trình lưới điện.

Điều 10.

1.Không xây dựng đường dây điện qua những công trình kinh tế, văn hoá, an ninh,quốc phòng, thông tin liên lạc quan trọng, những nơi thường xuyên tập trungđông người, các khu di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng.

2.Trong trường hợp buộc phải xây dựng đường dây điện qua các công trình và cácnơi quy định tại khoản 1 Điều này thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

a)Được sự thoả thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý các công trìnhnói trên. Nếu không thoả thuận được thì báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấptrên giải quyết.

b)Khoảng đường dây dẫn điện vượt qua các công trình và các nơi nói trên phải cóbiện pháp tăng cường an toàn về điện và xây dựng.

c)Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không, từ mặt đất trở lên phải đượcbọc trong ống nhựa có mầu.

Điều 11. Khitiến hành xây dựng công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình lưới điện thanhtoán các khoản chi phí đền bù do việc chặt cây, hoa mầu, di chuyển hoặc cải tạonhà ở, công trình cho chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp theo quyđịnh của Pháp luật.

 

Chương III

ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM

Điều 12. Hànhlang bảo vệ đường cáp điện ngầm giới hạn như sau:

1.Chiều dài : Tính từ vị trí cáp chui ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạmnày đến vị trí chui vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

2.Chiều rộng: Giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng và song song về hai phía củatuyến cáp (đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước) hoặc cách mặt ngoàicủa mương cáp (đối với cáp đặt trong mương) về mỗi phía được quy định trongbảng sau:

 

Loại cáp

Đặt trong

Đặt trong đất

Đặt trong nước

điện

mương

Đất ổn định

Đất không ổn định

Không có tàu thuyền qua lại

Có tàu thuyền qua lại

Khoảng cách (m)

0,5

1,0

1,5

20

100

3.Chiều cao: Tính từ vị trí đáy móng công trình đặt cáp điện lên đến mặt đất hoặcmặt nước tự nhiên.

Điều 13.

1.Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, làm nhà và các công trình xâydựng khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

2.Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, thiết bị... vào hành lang bảo vệ đườngcáp điện ngầm.

3.Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điệnngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng nhà, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lýđể không làm ảnh hưởng tới cáp.

4.Khi thi công các công trình trong đất, hoặc khi nạo vét lòng sông, hồ thuộchành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất10 ngày với đơn vị quản lý công trình lưới điện. Phải có sự thoả thuận và thốngnhất thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho cáp. Trường hợp do yêu cầu cấpbách của công việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quy địnhriêng.

 

Chương IV

TRẠM ĐIỆN

Điều 14.

1.Hành lang bảo vệ của trạm điện được giới hạn như sau:

a)Đối với các trạm điện lắp đặt trên cao (trạm treo) không có tường rào xây baoquanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanhtrạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được quy địnhtrong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 KV

35 KV

Khoảng cách (m)

2

3

b)Đối với trạm điện có tường rào (hoặc hàng rào) cố định bao quanh, chiều rộnghành lang bảo vệ được tính từ mặt ngoài tường rào trở ra 0,5m.

c)Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của bộ phận công trình trạmđiện đến điểm cao nhất trong trạm cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiềuthẳng đứng quy định trong bảng tại mục a, khoản 1, Điều 7 của Nghị định này.

2.Trong hành lang bảo vệ trạm điện:

a)Cấm xây dựng nhà ở, công trình.

b)Cấm trồng các loại cây (kể cả dây leo), trừ hoa màu và cây cảnh có chiều cao dưới2 m.

Điều 15. Nhàvà công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải đảm bảo khônglàm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện, đảm bảo đúng các quy định theoquy chuẩn xây dựng hiện hành. Không xâm phạm đường ra vào của trạm; không xâmphạm hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, hành lang bảo vệ đường dây trênkhông, cống, rãnh thoát nước của trạm; không che chắn làm cản trở hệ thốngthông gió của trạm. Không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trìnhđiện.

 

Chương V

BIỂN BÁO, TÍN HIỆU

Điều 16. Ở những nơi giao chéo giữa đườngdây dẫn điện trên không với đường bộ, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượtqua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của ngành Giao thôngvận tải. Chủ công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo,biển cấm.

Điều 17. Đơnvị quản lý công trình lưới điện phải đặt biển cấm, biển báo tại cột điện vàtrạm điện.

Cáctrường hợp sau đây phải sơn mầu báo hiệu trắng, đỏ (từ khoảng chiều cao 50 mtrở lên) và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột:

Cộtđiện cao từ 80 m trở lên.

Cộtcó chiều cao từ 50 m - 80 m ở vị trí có yêu cầu đặc biệt cần thiết.

Trườnghợp đường dây dẫn điện cao áp đi gần sân bay, nằm trong giới hạn 8.000 m tínhtừ đường hạ cất cánh gần nhất của sân bay, việc sơn cột, đặt đèn tín hiệu báohiệu theo quy định của ngành Hàng không.

Điều 18.

1.Dọc theo đường cáp điện ngầm trong đất, chủ công trình phải đặt cột mốc hoặcdấu hiệu.

2.Ở nơi đường dây trên không hoặcđường cáp điện ngầm trong nước giao chéo với đường thuỷ nội địa, đơn vị quản lýlưới điện phải đặt và quản lý biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo quy định củangành Giao thông vận tải.

 

Chương VI

QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN

Điều 19. Ngườilàm công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện, khi làm nhiệm vụ phải đeophù hiệu và có phiếu công tác.

Điều 20.

1.Việc chặt cây quy định tại các Điều 7 và 14 của Nghị định này do đơn vị quản lýcông trình lưới điện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và phải thông báo chođơn vị quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết trước 10 ngày;

2.Để sửa chữa nhanh chóng và thuận lợi những hư hỏng đột xuất của công trình lướiđiện, đơn vị quản lý công trình lưới điện có quyền chặt một số cây khác khôngthuộc quy định đã nêu tại Điều 7 và 14 của Nghị định này. Chậm nhất là 10 ngàysau khi bắt đầu công việc, đơn vị quản lý công trình lưới điện phải thông báosố cây đã chặt và đền bù cho chủ sở hữu cây theo quy định của Nhà nước.

3.Nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ hoặc sửa chữa lưới điện để chặt cây tuỳ tiện.

Điều 21. Ngườiđược quyền sử dụng đất nơi có cáp điện ngầm hoặc đường dây dẫn điện trên khôngđi qua có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý công trình lướiđiện tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của công trình. Sửa chữađịnh kỳ cần báo trước 3 ngày; sửa chữa đột suất do sự cố báo trước khi vào làm.Kiểm tra sửa chữa xong, đơn vị quản lý công trình lưới điện phải khôi phục lạimặt bằng như trước khi sửa chữa.

 

Chương VII

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Nghiêmcấm các hành vi xâm phạm vào phạm vi bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao ápgây mất an toàn lưới điện hoặc gây nguy hiểm cho con người, bao gồm:

1.Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện khikhông có nhiệm vụ.

2.Trộm cắp, đào bới, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.

3.Lợi dụng các bộ phận của công trình lưới điện vào những mục đích khác nếu chưacó sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện có thẩm quyền.

4.Thả diều hoặc các vật bay gần công trình lưới điện.

5.Bố trí ăng ten, dây phơi, dàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo... tại các vị trímà khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào các bộ phận của công trình lưới điện.

6.Các hoạt động như: Nổ mìn, mở mỏ, xếp chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hoáhọc gây ăn mòn các bộ phận của công trình lưới điện, đốt nương rẫy, sử dụng cácphương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình lướiđiện.

Điều 23. Khiphát hiện công trình lưới điện bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cốnghiêm trọng do thiên tai hoặc nguyên nhân khác thì đơn vị quản lý công trình lướiđiện, Ủy ban nhân dân địa phương, côngan, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắcphục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.

Điều 24. Tổchức và cá nhân có thành tích phát hiện và ngăn chặn những hành vi gây hư hỏnghoặc phá hoại lưới điện, có thành tích tham gia bảo vệ lưới điện, tham gia khắcphục và hạn chế những thiệt hại cho công trình lưới điện, được khen thưởng theoquy định của pháp luật.

Điều 25. Tổchức và cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạmphải bồi thường, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Nghịđịnh này thay thế Nghị định số 70/HĐBT, ngày 30 tháng 4 năm 1987 và có hiệu lựcsau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 27. Bộtrưởng Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn việc thihành Nghị định này. Nếu vượt quá thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, quyết định.

CácBộ trưởng Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.