• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/09/2015
  • Ngày hết hiệu lực: 01/05/2018
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 41/2015/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 15 tháng 9 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc bán cổ phần theo lô

________________

 

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Quản , sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Thực hiện Nghị quyết s 40/NQ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về phiên họp Chính phthường kỳ tháng 5 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về bán cphần theo lô.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định một số nội dung về việc thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Sàn Giao dịch Upcom) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là đại diện chủ sở hữu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các chủ thể sau đây thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này:

1. Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa và thuộc diện phải thoái vốn.

2. Chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty cổ phần (bao gồm Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác (sau đây gọi tắt là người đại diện) khi thực hiện thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên Sàn Giao dịch Upcom.

3. Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty hoặc Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty đầu tư tại doanh nghiệp khác khi thực hiện thoái vốn tại các công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên Sàn Giao dịch Upcom.

4. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có quyết định chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. “Bán cổ phần theo lô” là việc thực hiện bán cổ phần tại công ty cổ phần quy định tại Điều 1 Quyết định này theo các hình thức bán công khai, minh bạch cho các nhà đầu tư và mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán theo lô.

2. “Tiền đặt cọc” là một khoản tiền của nhà đầu tư ứng trước để bảo đảm thực hiện quyền mua cổ phần.

3. “IPO” là việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng.

4. “Đấu giá không thành công” là cuộc đấu giá không có nhà đầu tư nào mua được cổ phần (do nhà đầu tư vi phạm quy chế đấu giá hoặc nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng không mua).

5. “Chào bán cạnh tranh không thành công” là cuộc chào bán cạnh tranh mà không có nhà đầu tư nào mua được cổ phần (do nhà đầu tư vi phạm quy chế chào bán cạnh tranh hoặc nhà đầu tư trúng giá nhưng không mua hoặc các nhà đầu tư cùng trả mức giá bằng nhau).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Việc bán cổ phần theo lô thực hiện theo quy định tại Quyết định này và các quy định khác có liên quan đối với hoạt động thoái vốn nhà nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước.

2. Bán cổ phần theo lô phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán trên cơ sở phương án bán theo lô được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Quyết định này, trong đó phương án bán cổ phần theo lô phải có các nội dung cơ bản sau: số lô cổ phần bán đấu giá; số lượng cổ phần của mỗi lô; giá khởi điểm của lô cổ phần bán đấu giá; tiêu chí nhà đầu tư tham gia đấu giá; phương án xử lý trong trường hợp đấu giá không thành công.

3. Các nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần theo lô theo quy định tại Quyết định này không phải thực hiện chào mua công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

4. Bán cổ phần theo lô có thể chia thành nhiều lô khác nhau để bán đấu giá tùy theo số lượng cổ phần và tình hình thị trường nhưng mỗi một phiên đấu giá chỉ bán một lô cổ phần (trọn lô), số lượng cổ phần của một lô không thấp hơn 5% vốn điều lệ của công ty cổ phần quy định tại Điều 1 Quyết định này.

5. Trường hợp bán chỉ định (không qua Sở Giao dịch chứng khoán) thì thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Bán cổ phần cho cổ đông chiến lược đối với những doanh nghiệp sau IPO trong các trường hợp sau:

- Bán cổ phần cho cổ đông chiến lược theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt trong vòng 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định tại phương án cổ phần hoá đã được phê duyệt, hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

- Bán cổ phần cho cổ đông chiến lược sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định thoái vốn.

- Bán cổ phần cho cổ đông chiến lược theo phương án khác thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt phương án bán cổ phần theo lô

Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương án bán cổ phần theo lô tại công ty cổ phần do mình làm đại diện chủ sở hữu sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; phê duyệt phương án thoái vốn theo lô của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty khi có kế hoạch thoái vốn ở các doanh nghiệp khác.

Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty hoặc Chủ tịch công ty quyết định việc bán cổ phần theo lô tại công ty cổ phần do mình làm đại diện chủ sở hữu theo quy định và phương án đã được phê duyệt.

Riêng đối với phương án bán cổ phần theo lô phần vốn nhà nước tại công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sau cổ phần hóa, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương án bán sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Đi tượng và điều kiện mua cổ phần theo lô

1. Nhà đầu tư tham gia mua cổ phần theo lô là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được mua cổ phần với số lượng không hạn chế. Đối với lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên quy định tỷ lệ tối đa tham gia đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó.

2. Nhà đầu tư tham gia mua cổ phần theo lô là các nhà đầu tư có năng lực tài chính; có cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp; có phương án tiếp tục sử dụng lao động hiện có; hỗ trợ doanh nghiệp để: Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, người đại diện xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua cổ phần theo lô báo cáo chủ sở hữu để xây dựng phương án bán cổ phần theo lô trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

1. Được quyền yêu cầu tài liệu, báo cáo liên quan và được quyền khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định tham gia mua cổ phần theo lô.

2. Sau khi hoàn tất việc mua cổ phần và trở thành cổ đông của doanh nghiệp, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đúng các cam kết gắn bó lợi ích và hỗ trợ doanh nghiệp trên nguyên tắc phù hợp với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua cổ phần. Trường hợp không thực hiện đúng các cam kết dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. Xác định giá khởi điểm và tổ chc bán đấu giá cổ phần theo lô

1. Giá khởi điểm lô cổ phần được xác định bằng giá khởi điểm bán một cổ phần nhân (x) với số lượng cổ phần của một lô.

2. Giá khởi điểm một cổ phần được xác định trên cơ sở kết quả định giá của tổ chức có chức năng định giá.

3. Căn cứ Quyết định phê duyệt phương án bán cổ phần theo lô được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và Quy chế bán đấu giá cổ phần theo lô, cơ quan đại diện chủ sở hữu, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chỉ đạo người đại diện phối hợp cùng sở giao dịch chứng khoán xây dựng Quy chế bán cổ phần theo lô của từng doanh nghiệp, trong đó thời gian thực hiện công bố thông tin tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày công bố.

4. Bán cổ phần theo lô được tổ chức thực hiện theo Quy chế bán đấu giá cổ phần theo lô quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 9. Trình tự bán cổ phần theo lô

Việc bán cổ phần theo lô thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, cụ thể:

1. Việc bán cổ phần theo lô phải thực hiện đấu giá theo quy định tại Điều 4 Quyết định này. Nhà đầu tư trả mức giá cao nhất của cuộc đấu giá là nhà đầu tư trúng đấu giá. Trường hợp các nhà đầu tư cùng trả mức giá bằng nhau cho một lô cổ phần thì thực hiện chào bán cạnh tranh theo hình thức bỏ phiếu kín giữa các nhà đầu tư trả mức giá bằng nhau với giá khởi điểm là mức giá trả bằng nhau và nhà đầu tư trả giá cao nhất là nhà đầu tư trúng đấu giá.

Trường hợp thực hiện chào bán cạnh tranh không thành công (do các nhà đầu tư cùng trả mức giá bằng nhau) thì thực hiện theo Khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công hoặc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản thì thực hiện bán cổ phần theo thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

Việc bán cổ phần theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư phải đảm bảo các quy định sau:

- Đối với các công ty mẹ - tập đoàn kinh tế: Cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bán thỏa thuận trực tiếp cho nhà đầu tư.

- Đối với các công ty thuộc đối tượng bán cổ phần theo lô được Thủ tướng Chính phủ cho phép bán cổ phần theo lô theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư.

- Đối với các doanh nghiệp còn lại: Đại diện chủ sở hữu quyết định bán thỏa thuận trực tiếp cho nhà đầu tư. Khi quyết định bán thỏa thuận trực tiếp cho các nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải tuân thủ nguyên tắc: Người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.

- Đối với trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công do có các nhà đầu tư trả mức giá bằng nhau thì số cổ phần của một lô được chia đều để bán cho các nhà đầu tư. Thẩm quyền quyết định việc bán cổ phần đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối thanh toán tiền mua cổ phần thì không được hoàn trả lại tiền đặt cọc mua cổ phần.

Điều 10. Quản lý tiền thu từ bán cphần theo lô

Tiền thu từ bán cổ phần theo lô tại công ty cổ phần được xử lý như sau:

- Nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp đối với trường hợp bán cổ phần theo lô tại các công ty cổ phần do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu (sau khi trừ các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng).

- Tiền thu từ bán cổ phần theo lô tại các công ty cổ phần có vốn góp của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ sau khi trừ giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại được xác định vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Điều 11. Lựa chọn tư vấn xây dựng phương án thoái vốn và chi phí thoái vốn

Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại công ty cổ phần lựa chọn thuê tổ chức tư vấn để xây dựng phương án thoái vốn, quyết định chi phí thoái vốn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quy chế mẫu bán đấu giá cổ phần theo lô.

2. Phối hợp với các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nếu vượt thẩm quyền.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Chỉ đạo người đại diện:

a) Xây dựng phương án bán cổ phần theo lô (bao gồm cả tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư mua theo lô), báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Phối hợp với sở giao dịch chứng khoán để xây dựng Quy chế bán đấu giá cổ phần theo lô.

c) Phối hợp với các nhà đầu tư trong việc khảo sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Giám sát quá trình thực hiện phương án bán cổ phần theo lô. Báo cáo đại diện chủ sở hữu những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để xử lý.

2. Quyết định lựa chọn và thuê tổ chức có chức năng định giá để xác định giá khởi điểm bán cổ phần theo lô; lựa chọn và thuê tư vấn để xây dựng phương án thoái vốn; quyết định chi phí thoái vốn.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án bán cổ phần theo lô của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

4. Xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai phương án bán cổ phần theo lô.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Trường hợp phương án thoái vốn đã được phê duyệt trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành mà cần điều chỉnh, bổ sung để bán cổ phần theo lô thì thực hiện theo quy định tại Quyết định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.