THÔNG TƯ
Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa
___________________
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại công văn số 4636/UBND-CN ngày 29 tháng 6 năm 2016; Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa tại công văn số 2301/SGTVT-QLVT ngày 09 tháng 6 năm 2016 (được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ủy quyền tại công văn số 5554/UBND-CN ngày 01 tháng 06 năm 2016); Sở Giao thông vận tải Ninh Bình tại công văn số 1680/SGTVT-KCHT ngày 19 tháng 7 năm 2016 (được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ủy quyền tại công văn số 282/UBND-VP4 ngày 27 tháng 05 năm 2016);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa.
Điều 1. Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa
Công bố vùng nước cảng biển Thanh Hóa thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, bao gồm:
1. Vùng nước cảng biển Thanh Hóa tại khu vực Lệ Môn;
2. Vùng nước cảng biển Thanh Hóa tại khu vực Nghi Sơn.
Điều 2. Phạm vi vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi vùng nước cảng biển Thanh Hóa thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi vùng nước cảng biển Thanh Hóa tại khu vực Lệ Môn:
a) Ranh giới về phía biển được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm LM1, LM2, LM3, LM4 và LM5, có các tọa độ sau đây:
LM1: 19o47’18” N, 105o55’00” E (điểm nhô ra xa nhất của cửa Lạch Trào - sông Mã về phía Bắc);
LM2: 19o50’00” N, 105o57’36” E;
LM3: 19o50’00” N, 106o00’00” E;
LM4: 19o45’12” N, 106o00’00” E;
LM5: 19o46’42” N, 105o54’48” E (điểm nhô ra xa nhất của cửa Lạch Trào - sông Mã về phía Nam).
b) Ranh giới trên sông Mã: từ hai điểm LM1 và LM5, chạy dọc theo hai bờ sông đến đường thẳng cắt ngang sông, cách cầu Hoàng Long 200 m về phía hạ lưu.
2. Phạm vi vùng nước cảng biển Thanh Hóa tại khu vực Nghi Sơn:
a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm NS1, NS2, NS3, NS4 và NS5, có các tọa độ sau đây:
NS1: 19o23’36” N, 105°47’00” E;
NS2: 19°23’36” N, 106°08’06” E;
NS3: 19°15’39” N, 106°08’06” E;
NS4: 19°15’39” N, 105°53’22” E;
NS5: 19o17’17” N, 105o48’10” E.
b) Ranh giới về phía đất liền: từ điểm NS1 chạy dọc theo bờ biển xuống phía Nam đến điểm NS5.
3. Ranh giới vùng nước cảng biển quy định tại Thông tư này được xác định trên Hải đồ số IA-100-05 tái bản lần thứ hai năm 2008 của Hải quân nhân dân Việt Nam. Tọa độ các điểm quy định trong Thông tư này được áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển đổi sang Hệ tọa độ WGS-84 như sau:
Vị trí
|
Hệ tọa độ VN - 2000
|
Hệ tọa độ WGS - 84
|
Vĩ độ (N)
|
Kinh độ (E)
|
Vĩ độ (N)
|
Kinh độ (E)
|
LM1
|
19o47’18”
|
105o55’00”
|
19o47’12”
|
105o55’06”
|
LM2
|
19o50’00”
|
105o57’36”
|
19o49’54”
|
105o57’42”
|
LM3
|
19o50’00”
|
106o00’00”
|
19o49’54”
|
106o00’06”
|
LM4
|
19o45’12”
|
106o00’00”
|
19o45’06”
|
106o00’06”
|
LM5
|
19o46’42”
|
105o54’48”
|
19o46’36”
|
105o54’52”
|
NS1
|
19o23’36”
|
105°47’00”
|
19°23’32”
|
105°47’06”
|
NS2
|
19o23’36”
|
106°08’06”
|
19°23’32”
|
106°08’12”
|
NS3
|
19°15’39”
|
106°08’06”
|
19°15’35”
|
106°08’12”
|
NS4
|
19°15’39”
|
105°53’22”
|
19°15’36”
|
105°53’12”
|
NS5
|
19°17’17”
|
105°48’10”
|
19o17’13”
|
105°48’17”
|
Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, khu nước, vùng nước có liên quan khác
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời cảng biển Thanh Hóa và khu nước, vùng nước khác theo quy định.
Điều 4. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa và các cơ quan liên quan
1. Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa:
a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và quy định có liên quan của pháp luật đối với hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.
b) Căn cứ vào tình hình thực tế, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền và tính chất hàng hóa, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
Tổ chức quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên tuyến đường thủy nội địa Lạch Bạng - Hòn Mê theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Ninh Bình
Ngoài phạm vi vùng nước cảng biển quy định tại Điều 2 của Thông tư này, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017. Bãi bỏ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Ninh Bình, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nghệ An, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Nghệ An, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.