• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/11/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 04/12/2020
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
Số: 38/2001/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày 7 tháng 12 năm 2001

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

           QUẢNG BÌNH                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc1/01/clip_image001.gif" style="font-size:14px;" width="223" />1/01/clip_image002.gif" style="font-size:14px;" width="98" />                                                                                                         

     Số: 38/2001/QĐ-UB                                Đồng Hới, ngày 07 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH  CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/v Ban hành Quy định một số cơ chế chính sách khuyến khích

phát triển sản xuất Công  nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.

 

 
   

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH  

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi ) ngày 31/5/1998;

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000/ của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 10/2001/QĐ-UB ngày 08/5/2001 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn Quảng Bình giai đoạn 2001- 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc sở Công nghiệp và Giám đốc các sở, thủ trưởng các Ban Ngành liên quan,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.

Điều 2: Giao cho Giám đốc sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã để hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2002.

Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, Ngành và Đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:                                                              TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

- Như điều 4;                                                                                   KT.CHỦ TỊCH

- VP Chính phủ;    ( báo cáo   )                                                     PHÓ CHỦ TỊCH

- Bộ Công nghiệp; (      -         )                                                                       

- T. vụ Tỉnh uỷ;    (    -       )                                                  (Đã ký)

- T T. HĐND tỉnh; (      -         )

- CT, các P. CT UBND tỉnh;

- Lưu VP, CVNC, TM,NN.                                                             Phan Lâm Phương

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          QUẢNG BÌNH                                       Độc lập - tự do - hạnh phúc

 

 

QUY ĐỊNH

Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/ 2001/QĐ -UB ngày 07/12/2001

của tỉnh Quảng Bình )

 

          Để hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn ở trên địa bàn Tỉnh nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nôn thôn giai đoạn 2001 - 2005 đã được UBND tỉnh ban hành ngày 08/5/2001. Ngoài các chính sách hiện hành của Nhà nước đã quy định, UBND tỉnh cụ thể hoá các cơ chế chính sách của Nhà nước và quy định thêm một số cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn như sau:

          Điều 1: Các đối tượng ngành nghề được áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư của Quy định này:

          1.1 Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh có đăng ký kinh doanh trong các ngành nghề sản xuất, dịch vụ để phát triển Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn mà Pháp luật không cấm.

          1.2 Các ngành nghề hoạt động được ưu đãi khuyến khích đầu tư:

          1.2.1- Đầu tư vào các ngành nghề:

          + Sản xuất cơ khí, cơ điện, sữa chữa máy móc thiết bị phục vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

          + Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Riêng chế biến lâm sản ưu tiên chế biến các sản phẩm cao cấp và xuất khẩu, sản phẩm từ gỗ trồng, gỗ tận dụng, gỗ cành ngọn tự nhiên.

          + Sản xuất hàng xuất khẩu và các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.

          + Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền trống của địa phương.

          + Du nhập vào địa phương những ngành nghề mới để sản xuất các sản phẩm, mặt hàng mà thị trường trong nước, ngoài nước đang có nhu cầu.

          + Sản xuất nguyên liệu cho sản xuất Công nghiệp - TTCN, khai thác và chế biến các loại khoáng sản quý hiếm.

          + các hoạt động dịch vụ, tư vấn phục vụ cho phát triển Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.

          1.2.2- Các dự án đầu tư: Thành lập cơ sở sản xuất mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị có sử dụng số lao động bình quân ít nhất trong năm tại địa phương được quy định:

          + Từ 25 lao động trở lên đối với các huyện, thị ở đồng bằng

( Ngoài 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá  và các xã miền núi, xã vùng cao thuộc các huyện, thị )

          + Từ 10 lao động trở lên đối với 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và các xã miền núi thuộc các huyện, thị xã còn lại.

          + Từ 07 lao động trở lên  đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

Điều 2: Chính sách về đất đai và cơ sở hạ tầng:

          2.1 - Ưu tiên bố trí quỹ đất ở những nơi có điều kiện thận lợi về giao thông, điện, nước, thông qua liên lạc cho các chủ dự án thuê đất đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn (Trong điều kiện phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt).

          2.2 - Giao cho sở Công nghiệp chủ trì cùng với sở Xây dựng và các Sở, Ban, Ngành địa phương  có liên quan lập quy hoạch chi tiết một số cụm, khu sản xuất Công nghiệp - TTCN tập trung. Đầu tư theo phương thức “ cuốn chiếu”, đăng ký tới đâu thu hồi đất xây dựng cơ sở hạ tầng đến đó, đảm bảo có hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài. Tỉnh đầu tư kinh phí hoặc kêu gọi và có chính sách cho các nhà đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ( điện, nước, đường giao thông ...) đến hàng rào các khu, cụm CN - TTCN.

Điều 3: Chính sách ưu đãi về thuế:

          Các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn có dự án đầu tư quy định tại Điều 1của Quy định này (đối tượng, ngành nghề áp dụng ) được các chính  sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về quy định chi tiết hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ). Ngoài ra, Tỉnh vận dụng thêm một số chính sách như sau:

          3.1- Miễn giảm tiền sử dụng đất:

          + Miễn nộp tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư tại địa bàn của các  xã miền núi, vùng cao, vùng sau đặc biệt khó khăn ở các Huyện, thị xã trong tỉnh ( ngoài 2 huyện Tuyên Hoá - Minh Hoá )

          + Giảm 75% tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư tại các địa bàn còn lại trong tỉnh.

          3.2- Miễn, giảm tiền thuê đất:

          + Miễn nộp tiền thuê đất suốt thời gian thực hiện dự án đối với các dự án thuê đất tại địa bàn các xã miền núi,vùng cao, vùng sau đặc biệt khó khăn ở các Huyện, Thị xã trong tỉnh ( ngoài 2 huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá ).

          + Các dự án thuê đất tại các vùng chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các địa bàn còn lại trong Tỉnh được cộng thêm thời gian miễn nộp tiền thuê đất trong 3 năm tiếp theo. ( Các dự án trong danh mục 1.2.1 được miễn tổng cộng 6 năm. Các dự án thuộc danh mục 1.2.1 đáp ứng điều kiện 1.2.2 được miễn tổng cộng 9 năm ).

          3.3- Miễn, giảm tiền thuế sử dụng đất:

          + Miễn nộp tiền thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với các dự án thuê đất tại địa bàn các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu đặc biệt khó khăn ở các Huyện, Thị xã trong tỉnh ( ngoài 2 huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá).

          + Các dự án đầu tư tại các vùng chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các đại bàn còn lại trong tỉnh được miễn nộp tiền thuế sử dụng đất trong 3 năm đầu.

3.4- Thời hạn miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Đối với các dự án đầu tư tại địa bàn 2 huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá và các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu đặc biệt khó khăn ở các Huyện, thị xã khác được cộng thêm thời gian miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo (Thời gian miễn tổng cộng 8 năm )       

+ Đối với dự án đầu tư tại các vùng chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa bàn còn lại trong Tỉnh được cộng thêm thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo. ( thời gian miễn tổng cộng 4 năm ).

Điều 4: Chính sách về tài chính hổ trợ đầu tư:

4.1- Hàng năm Tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách tối thiểu bằng 0,5% tổng thu ngân sách nội địa để lập Quỹ khuyến công tỉnh nhằm hỗ trợ một phần cho các dự án đầu tư có đủ điều kiện về đối tượng và ngành nghề được quy định trong điều 1 văn bản này và hỗ trợ cho một số công việc khác như: hướng dẫn kỹ thuật chuyển giao công nghệ, đào tạo truyền nghề, nhân và cấy nghề, du nhập và phát triển nghề mới, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, xây dựng làng nghề mới ...

Đối tượng, điều kiện và các hồ sơ thủ tục được hưởng hỗ trợ Quỹ khuyến công sẽ được UBND Tỉnh ban hành tại “ Quy định về tổ chức và hoạt động Quỹ khuyến công tỉnh”.

4.2- Thành lập Trung tâm khuyến công Tỉnh thuộc Sở Công nghiệp. Hàng năm tỉnh bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế cho Trung tâm khuyến công hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn vá cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm khuyến công sẽ được UBND tỉnh quy định cụ thể.

Điều 5: Lao động, đào tạo, du nhập nghề mới:

- Chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân, thợ bậc cao có công phát triển và truyền nghề:

+ Các nghệ nhân, thợ bậc cao tổ chức truyền nghề, dạy nghề được thu tiền của học viên trên nguyên tắc thoả thuận, được miễn các loại thuế trong việc  truyền     nghề, dạy nghề.

+ Được mời dự các hội nghị bàn về phát triển CN - TTCN, Hội nghị thi đua khen thưởng hàng năm của tỉnh, huyện, xã.

- Hàng năm tỉnh, huyện, thị xã dành một  phần kinh phí hỗ trợ cho việc truyền nghề, dạy nghề theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí lấy trong quỹ khuyến công.

- Đối với những cơ sở, ngành nghề phải mời nghệ nhân, kỹ thuật viên ở các tỉnh ngoài về tuyên truyền sẽ có chế độ ưu đãi riêng. Khuyến khích mọi tổ chức, Cá nhân tham gia truyền nghề, dạy nghề.

- Tỉnh có chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất du nhập ngành nghề mới. Cá nhân, tổ chức du nhập được nghề mới về địa phương được khen thưởng:

+ Du nhập nghề có quy mô từ 50 lao động đến 100 lao động được tặng bằng khen và thưởng 10 - 15 triệu đồng.

+ Du nhập nghề có quy mô trên 100 lao động có giá trị kinh tế cao mà tỉnh chưa có, được tặng bằng khen và thưởng 30 - 40 triệu đồng.

+ Phát triển được một làng nghề mới đủ tiêu chuẩn được tỉnh công nhận được thưởng 100 triệu đồng.

6. Thông tin, thị trường

- Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin và tìm thị trường cho phát triển ngành nghề Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.

- Sở Công nghiệp cùng với Sở Thương mại có trách nhiệm thông tin về thị trường cho các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN.

- Hỗ trợ một phần tiền thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm các sản phẩm TTCN ở trong tỉnh, ngoài tỉnh.

- Khuyến khích và tạo môi trường cho các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN liên kết, liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; mở các trung tâm, quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm; được khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Cho phép các tổ chức, cá nhân môi giới tìm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm Công nghiệp - TTCN, được thoả thuận với cơ sở sản xuất để hưởng hoa hồng. Khoản chi phí này được coi là chi phí hợp lệ, được tính vào giá thành sản phẩm.

- Hàng năm Sở Công nghiệp kết hợp với sở thương mại, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh HTX, Hội Nông dân lựa chọn những cơ sở sản xuất, những tập thể cá nhân và làng nghề tiêu biểu đề nghị UBND tỉnh khen thưởng.

Điều 7: Chính sách về khoa học công nghệ:

+ Tỉnh khuyến khích và có chế độ ưu đãi đối với các  nhà khoa học, các tổ chức, cơ sở và cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các công trình, đề tài khoa học kỹ thuật để thúc đẩy sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.

+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng, hình thức mẫu mã sản phẩm đa dạng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu. Các cơ sở đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí.

+ Các cơ sở sản xuất TTCN và ngành nghề nông thôn có đầy đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực trình độ được quyền đăng ký và ưu tiên giao thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho SXKD. Những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho SXKD có hiệu quả và đảm bảo môi trường được hổ trợ kinh phí và xét khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 8: Ngoài các chính sách ưu đãi tại các điều 2,3,4,5,6,7 của Quy định này, các cơ sở sản xuất Công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn nếu tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, trồng và phát triển vùng nguyên liệu  cho sản xuất Công nghiệp - TTCN, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ... còn được hưởng thêm một số chính sách ưu đãi khác được UBND tỉnh quy định trong các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hàng xuất khẩu, phát triển vùng nguyên liệu và phát triển nuôi trồng, chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Điều 9: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Công nghiệp, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thương mại và Du lịch, Cục thuế, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ngân hàng nhà nước tỉnh và các Sở, Ban, Ngành có liên quan trên cơ sở các chính sách của tỉnh đê có quy định cụ thể hướng dẫn thực hiện.

Giao cho Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã để hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.

                                                                                                                                    TM / UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

                                                                                                                               KT /CHỦ TỊCH

                                                                                              PHÓ CHỦ TỊCH

                                                                          Phan Lâm Phương

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Phan Lâm Phương

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.