• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 05/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 27/06/2006
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 102/1999/TTLT/BTC-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày 21 tháng 8 năm 1999

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ chốngchặt, phá rừng và sản xuất,

kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép

 ________________________

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 354/CP-NN ngày 9tháng 4 năm1999 về việc cho phép lực lượng Kiểm lâm được lập quỹ chống chặt phárừng và gian lận thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn hướng dẫn thực hiện như sau:

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Quỹ chống chặt phá rừng và gian lận thương mại (sau đây gọi là "Quỹ chốngchặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép") đượclập trên cơ sở trích từ số tiền thu được do xử lý các hành vi vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy địnhtại Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

2.Đối tượng được trích lập quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép là các Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, Hạt phúc kiểmlâm sản (sau đây gọi là Hạt Kiểm lâm) được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hànhchính trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1, phần A của Thông tư này.

3.Việc trích lập quỹ phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Chỉ được trích lập quỹ sau khi đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơquan Nhà nước có thẩm quyền và không có khiếu nại trong thời gian pháp luật quyđịnh. Trường hợp có khiếu nại thì chỉ được trích lập quỹ sau khi quyết địnhgiải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực.

Chỉ được trích lập quỹ trên số tiền thực thu được theo quy định của pháp luật đãnộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vật giá mở tại Kho bạc Nhà nước.

4.Quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phépchỉ được lập ở cấp tỉnh và theo dõi chi tiết cho từng đơn vị Kiểm lâm. Cơ quanTài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc trích lập,quản lý và sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật.

B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I.. TẬP TRUNG CÁC KHOẢN THU

1.Các khoản thu về chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâmsản trái phép bao gồm:

Các khoản tiền phạt do các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính tronglĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nộp theo quyết định xửphạt hoặc quyết định xử lý khiếu nại (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theoquy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành.

Tiền bán lâm sản trái phép, tang vật, phương tiện bị tịch thu theo quyết định xử lýcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.Toàn bộ các khoản thu trên đây phải được tập trung vào tài khoản tạm giữ của cơquan Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước địa phương nơi phát sinh. Trường hợp cócác vụ việc diễn ra tại nhiều địa phương hoặc tại các địa bàn giáp ranh thì lấyđịa điểm bắt giữ để làm căn cứ giải quyết.

3.Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở tài khoảntạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để tập trung các khoản thu do lực lượngKiểm lâm kiểm tra, phát hiện, bắt giữ và xử lý. Đối với các vụ việc được xử lýtại địa bàn cách xa nơi mở tài khoản tạm giữ thì các khoản tiền thu được phảinộp vào Kho bạc Nhà nước quận, huyện. Kho bạc Nhà nước quận, huyện có tráchnhiệm tập trung toàn bộ số thu được về tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vậtgiá tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

II. SỬ DỤNG NGUỒN THU VÀ TRÍCH LẬP, SỬ DỤNG QUỸ CHỐNG CHẶT, PHÁRỪNG VÀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, VẬN CHUYỂN LÂM SẢN TRÁI PHÉP

1. Nguồn thu về chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép nêu tại điểm 1, mục I, phần B của Thông tư này được sửdụng để trang trải các khoản chi phí sau đây:

Chi phí điều tra, xác minh, bắt giữ vụ vi phạm bao gồm các khoản xăng, dầu cho phươngtiện, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, chi khác (trừ những đối tượng đã được cân đốitrong dự toán ngân sách của đơn vị).

Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, kiểm định, tổ chức bán tang vật, phương tiệnvi phạm bị tịch thu.

Chi phí sơ cứu, chăm sóc động vật trước khi thả vào rừng, chi phí tổ chức thả độngvật rừng trở lại rừng.

Cơ quan Kiểm lâm nêu tại điểm 2, phần A Thông tư này có trách nhiệm lập dự toán vàquyết toán hàng quý với Sở Tài chính - Vật giá về các nội dung chi liên quanđến nguồn thu. Sở Tài chính - Vật giá chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chiphí này khi lực lượng kiểm lâm tập hợp được đầy đủ chứng từ theo chế độ quyđịnh.

Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương, Giám đốc Sở Tài Chính - Vật giá cóthể uỷ nhiệm cho phòng Tài chính quận, huyện thực hiện giám sát việc thu và tậptrung các khoản thu về tài khoản tạm giữ; thanh toán các khoản chi phí nói trêncủa các Hạt Kiểm lâm đóng tại địa bàn huyện đối với những vụ việc có nguồn thunhưng phải báo cáo về Sở Tài chính - Vật giá để theo dõi, quản lý chung.

2. Số tiền thu về chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép còn lại sau khi trừ các khoản chi phí nêu trên (coi như100%) được xử lý như sau:

2.1.Trích lập quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sảntrái phép: 30% (ba mươi phần trăm);

2.2.Số còn lại 70% (bảy mươi phần trăm) nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

3. Quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâmsản trái phép được quản lý và sử dụng như sau:

3.1.Dành 30% để chi bồi dưỡng, chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thànhtích trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, như: chituyên truyền, tổng kết, thưởng cho người có công tố cáo, phát hiện vụ việc; chibồi dưỡng trong thời gian điều trị, chi viện phí cho cá nhân bị tai nạn, bị"lâm tặc" gây thương tích trong trường hợp không có chế độ bảo hiểm ytế; chi trợ cấp cho những gia đình có người thân bị hy sinh trong khi làm nhiệmvụ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thưởngcụ thể cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong khuôn khổ nguồn tiền thưởng đượctrích để phù hợp với tình hình thực tế và chịu trách nhiệm về quyết định củamình.

Trên cơ sở quy định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởngcơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xem xét, quyết định việc phân phối tiền thưởngmột cách công khai, dân chủ tùy thuộc tính chất phức tạp của vụ việc và mức độtham gia của từng đơn vị, cá nhân.

3.2.Dành 60% (sáu mươi phần trăm) để mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiệnphục vụ cho công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; chi hỗ trợcho hoạt động chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sảntrái phép đối với các vụ vi phạm do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý nhưngkhông có nguồn thu.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm lập kế hoạch tuần tra, kiểm tra,truy quét, kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết phụcvụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của Chi cục và các đơnvị trực thuộc từ nguồn kinh phí này gửi cho Sở Tài chính - Vật giá xét duyệt.Việc chi mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện phải theo đúng chế độ quảnlý chi ngân sách nhà nước hiện hành.

3.3.Dành 10% nộp lên cấp trên trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý rừng, bảo vệ rừngvà quản lý lâm sản, được xử lý như sau:

3.3.1.Dành 5% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp ở địa phương để chi cho việcchỉ đạo công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn. Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ quan chức năng(Chi cục Kiểm lâm hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở để theo dõi, quản lý và sử dụng nguồn kinh phínày.

3.3.2.Dành 5% nộp lên cấp trên trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý rừng, bảo vệ rừngvà quản lý lâm sản ở Trung ương để lập quỹ ngành. Giao cho Cục Kiểm lâm mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở để theo dõi, quản lý và sử dụng chomục đích chi bổ sung cho các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của Cục Kiểmlâm và phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cườngnăng lực chỉ đạo, kiểm tra của Cục đối với các đơn vị Kiểm lâm địa phương, cơsở.

Việc quản lý, sử dụng quỹ ngành phải đảm bảo tuân thủ chế độ lập dự toán, quyết toántheo quy định của pháp luật. Cục trưởng Cục Kiểm lâm quyết định việc sử dụngquỹ ngành và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Số dư cuối năm của quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyểnlâm sản trái phép (kể cả Quỹ ngành) được kết chuyển sang năm sau để sử dụngtiếp.

4. Số tiền thu về chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép nộp Ngân sách Nhà nước (nêu tại điểm 2.2 mục này) đượcđể lại toàn bộ cho ngân sách địa phương và được sử dụng theo quyết định của Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ưu tiêncho các mục tiêu sau đây:

4.1.Bổ sung nguồn vốn đầu tư trở lại cho rừng theo các chương trình, mục tiêu củaNhà nước và kế hoạch của địa phương;

4.2.Bổ sung vốn xây dựng cơ bản và mua sắm phương tiện phục vụ công tác quản lýrừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của lực lượng Kiểm lâm địa phương;

4.3.Bổ sung vốn xây dựng cơ bản cho các công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hộitrên địa bàn;

4.4.Hỗ trợ cho các chi phí liên quan đến việc phối hợp trong công tác quản lý rừng,bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, như: chi cho giáo dục, tuyên truyền, sơ kết,tổng kết...

4.5.Căn cứ vào tình hình thực tế ở các huyện và khoản tiền thực tế được để lại chongân sách địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ thêm kinh phícho các huyện, thị thực hiện nhiệm vụ phối hợp chống chặt, phá rừng và sảnxuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt đối với các huyện vùnggiáp ranh giữa các tỉnh, các huyện vùng biên giới.

Việcchi đầu tư trở lại cho rừng, chi mua sắm phương tiện trang bị cho lực lượng làmnhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, chi xây dựng các côngtrình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quảnlý chi tiêu ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước.

III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HẠCH TOÁN

Cácđơn vị Kiểm lâm được trích thưởng từ nguồn thu chống chặt, phá rừng và sảnxuất, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép phải mở sổ sách, lưu giữ chứngtừ và thực hiện việc hạch toán, kế toán theo quy định hiện hành.

Hàngquý và kết thúc năm, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvề kết quả kiểm tra, xử lý, kết quả thu từ xử phạt vi phạm hành chính, việctrích lập và sử dụng quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vậnchuyển lâm sản trái phép.

SởTài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị quảnlý sử dụng ngân sách thực hiện việc lập dự toán và báo cáo quyết toán theo quyđịnh của Luật ngân sách Nhà nước.

Sốtiền bán lâm sản trái phép, tang vật, phương tiện tịch thu, nộp vào ngân sáchnhà nước được hạch toán vào chương tương ứng loại 10, khoản 10, mục 052 tiểumục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức tiền thưởngcho tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng vàquản lý lâm sản; hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện việc quản lý, sử dụng số tiền thuđược từ hoạt động chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinh doanh, vận chuyển lâmsản trái phép để lại cho ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những vụ việc đã phát hiện nhưngchưa xử lý tính đến ngày Thông tư này có hiệu lực thì được giải quyết theo quyđịnh tại Thông tư này.

Các cơ quan Kiểm lâm được trích lập quỹ chống chặt, phá rừng và sản xuất, kinhdoanh, vận chuyển lâm sản trái phép không được thanh toán các khoản chi phí vàtiền bồi dưỡng quy định tại Thông tư số 52 TC/CSTC ngày 12 tháng 9 năm 1996 củaBộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xử phạt đối với hành vi vi phạmhành chính.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, các cấp kịpthời báo cáo về Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đểnghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Phạm Văn Trọng

Nguyễn Văn Ðẳng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.