• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/04/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 27/09/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 08/2009/TT-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 26 tháng 2 năm 2009

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
Số   08 /2009/TT-BNN
 
Hà Nội, ngày  26  tháng 02  năm 2009
 

 
  THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
____________
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ như sau:    
Mục I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
2. Đối tượng áp dụng: Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
Mục II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất
a) Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa rừng được hưởng tiền khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm.
b) Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi rà soát lại theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không đủ tiêu chuẩn nay chuyển sang rừng sản xuất được giao lại cho các hộ gia đình thì được hưởng lợi như sau:
- Đối với rừng trồng: Khi khai thác được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm khai thác nhưng sau khai thác hưởng lợi phải trồng lại rừng ngay trong năm tiếp theo.
- Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất không thuộc điểm a nêu trên thì hộ gia đình phải quản lý, bảo vệ, sản xuất theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã và được chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được quyền: Khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ theo quy định hiện hành; trong trường hợp rừng tự nhiên chưa đủ điều kiện khai thác chính, nếu các hộ có nhu cầu thiết yếu để làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ thì được phép khai thác, mức khai thác cho mỗi hộ tối đa là 10m3 gỗ tròn cho 1 lần làm nhà mới, sửa chữa, thay thế nhà cũ, mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khi khai thác phải có đơn báo cáo Uỷ ban nhân dân xã để xét tổng hợp trình Uỷ ban nhân huyện phê duyệt; khi các hộ gia đình được phép khai thác thì Uỷ ban nhân xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện. 
c) Đối với diện tích rừng sản xuất của hộ gia đình tự bỏ vốn trồng, sau khi rà soát lại theo chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nếu phải chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng thì được nhà nước đền bù theo giá tại thời điểm chuyển đổi.
d) Đối với diện tích đất trống được quy hoạch để trồng rừng, cụ thể:
- Đối với trồng rừng phòng hộ đặc dụng được đầu tư bình quân là 10 triệu đồng /ha (bao gồm cả trồng và chăm sóc đến khi thành rừng). Việc thanh toán căn cứ vào thực tế, trên cơ sở dự toán dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau 04 năm đầu tư trồng và chăm sóc, nếu đạt tiêu chuẩn thành rừng thì tiếp tục chuyển sang khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm.
- Đối với trồng rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân: Được hỗ trợ  cây giống, phân bón và 1 phần nhân công với mức  hỗ trợ từ 02 - 05 triệu đồng /ha (mức hỗ trợ cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai, mức độ khó khăn khi thi công, giá giống của từng địa phương và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định).
đ) Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất; nếu đủ điều kiện sản xuất lương thực và phù hợp với Quy chế quản lý rừng thì chủ hộ báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã để tổng hợp báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện xem xét hỗ trợ.
 
2. Hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp
a) Đất khai hoang: Là đất đã được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng đến trước thời điểm lập phương án khai hoang chưa giao cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng, đang để hoang hoá. Mức hỗ trợ khai hoang để đưa vào trồng trọt hoặc trồng cây thức ăn gia súc  là 10 triệu đồng/ha.
b) Đất để phục hoá: Là đất được quy hoạch để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có thời gian được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nhưng sau đó diện tích trên không được sản xuất trồng trọt nên đã bị hoang hoá trở lại đến trước thời điểm lập phương án chuyển đổi diện tích đất trên vẫn bị bỏ hoá. Mức hỗ trợ phục hoá đất để đưa vào trồng trọt hoặc trồng cây thức ăn gia súc là 05 triệu đồng/ha.
Đất sau khi khai hoang, phục hóa nêu trên đưa vào trồng các loại cây ngắn ngày như: ngô, đậu tương, mía, lạc, trồng cỏ chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
c) Đất tạo ruộng bậc thang: Là đất nương rẫy hoang hóa hoặc đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng cây thức ăn gia súc. Mức hỗ trợ để cải tạo thành ruộng bậc thang là 10 triệu đồng/ha. 
d) Hộ nghèo có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 100 m2 trở lên: Nhà nước hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi, chi phí cho các việc cải tạo đắp bờ, mương máng, mua hóa chất và các chế phẩm sinh học cải tạo môi trường, mua phân bón để bón lót và chuẩn bị ao trước khi thả giống.
đ) Quy mô hỗ trợ: Căn cứ vào nguồn đất đai và số hộ của từng địa phương, UBND xã lập phương án phân bổ quỹ đất khai hoang, phục hoá, cải tạo đất dốc thành ruộng bậc thang cho các hộ.
- Nơi quỹ đất ít, đảm bảo hỗ trợ tối thiểu cho mỗi hộ 0,5 ha đất nương rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước 01 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 02 vụ.
- Nơi địa phương quỹ đất còn nhiều, mức hỗ trợ tối đa cho 01 hộ là 03 ha để sản xuất cây ngắn ngày hoặc 30 ha để trồng cây lâu năm.
e) Phương thức hỗ trợ:
- Đối với đất khai hoang: Các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã (thông qua trưởng thôn, bản) về địa điểm, diện tích và thời gian thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thẩm tra cụ thể đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để tổ chức khai hoang theo một trong hai phương thức sau:
- Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp khai hoang tập trung: Uỷ ban nhân dân  huyện lập dự án khai hoang hoặc làm ruộng bậc thang bằng cơ giới, sau đó giao đất cho các hộ sản xuất.
- Đối với những diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán hoặc nơi khó thi công bằng cơ giới: Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt địa điểm và diện tích được phép khai hoang của hộ, lập hồ sơ đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.
- Đối với đất phục hoá, đất cải tạo thành ruộng bậc thang, cải tạo ao nuôi: Các hộ có nhu cầu làm đơn đăng ký với Uỷ ban nhân dân xã diện tích và địa điểm thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã căn cứ hồ sơ đất đai và đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất của địa phương nếu phù hợp thì chấp thuận để hộ gia đình thực hiện phục hoá, cải tạo; kiểm tra xác nhận diện tích thực tế đã thực hiện để hộ gia đình được hưởng kinh phí hỗ trợ theo quy định.
3. Hỗ trợ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
a) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón:
- Chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây công nghiệp như: chè, cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu, điều, cây nguyên liệu sinh học và cây ăn quả lâu năm hoặc đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su theo quy hoạch, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ 01 lần kinh phí mua giống và phân bón cho thời kỳ kiến thiết cơ bản theo định mức hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
- Chuyển đổi cơ cấu giống trong nhóm cây ngắn ngày (lúa, ngô, đậu, lạc, bông giống mới, khoai tây, rau hoa, cây thức ăn gia súc) thìđượchỗ trợ toàn bộ kinh phí mua giống, phân bón cho 01 vụ sản xuất chuyển đổi đầu tiên theo định mức và quy trình do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ việc sử dụng các giống lúa lai, ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt.
 b) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, tiền vận chuyển giống của từng loại vật nuôi theo nhu cầu chuyển đổi của hộ chăn nuôi: Số lượng giống mỗi hộ gia đình được một con trâu cái hoặc bò cái từ 12 tháng đến 15 tháng tuổi; trong trường hợp hộ gia đình không có điều kiện để chăn nuôi trâu, bò thì được hỗ trợ một dê cái, hoặc một cừu cái 11 - 13 tháng tuổi, hoặc 01 con lợn nái, hoặc một cặp lợn nuôi thịt trọng lượng từ 20 đến 30 kg/con, hoặc 80con gia cầm từ 3 đến 4 tuần tuổi.
c) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống thuỷ sản: Hộ nuôi trồng thủy sản khi chuyển đổi nuôi các loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống. Mức hỗ trợ được thanh toán theo thực tế nhưng không quá 02 triệu đồng/1000m2­  mặt nước. Các loại giống thuỷ sản được hỗ trợ thanh toán là giống thủy sản mới được di nhập vào địa phương và các loài thuỷ sản có tên trong danh mục do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
 d) Hộ nghèo được hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi.
đ) Hộ nghèo có chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu được hỗ trợ 02 triệu đồng/ha để mua giống cỏ trồng thâm canh nếu có chăn nuôi gia súc.
e) Phương thức hỗ trợ:
- Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xác định loại cây trồng, vật nuôi, loại giống chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ; xây dựng định mức đầu tư giống, phân bón cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;
- Trước vụ sản xuất ít nhất 02 tháng, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai cho các hộ loại cây trồng, vật nuôi được phép chuyển đổi để đăng ký diện tích và sốlượng chủng loại giống, phân bón tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.
-  Uỷ ban nhân huyện căn cứ vào nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi, phân bón cần hỗ trợ do các xã gửi lên, tổng hợp nhu cầu kinh phí đề nghịUBND tỉnh trình Chính phủ hỗ trợ.
Uỷ ban nhân dân huyện lựa chọn ký kết với các đơn vị có đủ năng lực cung ứng giống, phân bón tới các xã được hỗ trợ đảm bảo chất lượng, giá phù hợp với thị trường tại từng thời điểm; tổ chức kiểm tra, giám sát  việc hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và định mức được duyệt.
4. Hỗ trợ lương thực đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được lương thực
- Đối với các hộ nghèo nhận khoán bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng nếu không tự túc được lương thực ngoài các chính sách được hưởng theo hướng dẫn tại Khoản 1 mục II của Thông tư này còn được trợ cấp gạo 15 kg/khẩu/tháng thời gian tối đa là 84 tháng.
 - Đối với hộ nghèo ở thôn bản vùng giáp biên giới: Trong thời gian chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
Thời gian trợ cấp gạo cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
- Các hộ khác được hỗ trợ theo chính sách hiện hành.
5. Hỗ trợ lãi suất
a)  Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để trồng rừng sản xuất được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.
b) Hộ gia đìnhđược hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước cho việc đầu tư để phát triển sản xuất bao gồm đầu tư mới hoặc mở rộng chuồng, trại.
c) Hộ nghèo được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc trâu bò, dê; đối với gia cầm số lượng phải từ 100 con trở lên và nuôi theo hướng gia trại, trang trại; giống thủy sản có tên trong danh mục các loài thuỷ sản nuôi tại địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
d) Hộ nghèo không có đủ điều kiện chăn nuôi, có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần).
Việc vay và hỗ trợ lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Hỗ trợ tiền vắc xin tiêm phòng
Hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi hiện có và đàn vật nuôi mới đối với các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả và cúm gia cầm. Vắc xin nhận theo kế hoạch từ Chi cục thú y do Cục Thú y chuyển tới.
Mục III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 61 huyện nghèo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 Hồ Xuân Hùng

 
 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hồ Xuân Hùng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.