• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2022
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 27/2021/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và Thông tư số 42/2019/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

_________________________

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và Thông tư số 42/2019/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển

Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 28 như sau:

"a) Kinh phí thực hiện nạo vét bao gồm: kinh phí nạo vét; kinh phí hoàn trả cho nhà nước đã thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP; kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của dự án, chi phí khác;”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2019/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải

1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:

“b) Tiêu chí chất lượng, dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu dẫn luồng hàng hải công cộng được xác định gồm: chức năng của báo hiệu; tính sẵn sàng hoạt động của thiết bị báo hiệu; nhân sự bố trí tại các trạm luồng; công tác bảo trì, sửa chữa cơ khí, công trình; công tác quản lý tại trạm luồng; chỉ số khả dụng của báo hiệu hàng hải trên luồng.”

2. Bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Các phương tiện thuỷ phục vụ công tác tiếp tế tại các đèn biển và trạm quản lý luồng hàng hải; phục vụ công tác kiểm tra tổng quan, kiểm tra bảo trì luồng hàng hải phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động (AIS). Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin AIS thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền.”

3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục 1: Tiêu chí chất lượng dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.1.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban đêm), cột “Phương pháp xác định” như sau:

“Sử dụng phương tiện di chuyển từ xa về phía đèn (hoặc từ đèn ra xa), trực quan kết hợp hải đồ, la bàn, thiết bị định vị vệ tinh hoặc sử dụng thiết bị để đo đạc, kiểm tra, tính toán xác định tầm hiệu lực của báo hiệu.”

b) Sửa đổi, bổ sung Mục 3: Nhân sự bố trí tại các trạm đèn biển, cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau:

“Bảo đảm nhân sự bố trí tại trạm theo kế hoạch sử dụng lao động của đơn vị.”

c) Sửa đổi, bổ sung Mục 6: Chỉ số khả dụng của đèn biển, đăng tiêu độc lập, cột “Phương pháp xác định” như sau:

“- Chỉ số khả dụng của báo hiệu tính toán theo công thức sau:

A =

T - t

x 100%

T

Trong đó:

+ A là chỉ số khả dụng tính bằng %;

+ T là thời gian đánh giá hoạt động của đèn biển, đăng tiêu độc lập (ứng với chu kỳ đánh giá là 6 tháng và 01 năm, được tính bằng ngày);

+ t là tổng thời gian (được tính quy đổi ra đơn vị ngày) mà đèn biển, đăng tiêu độc lập không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép).”

4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục 2: Tiêu chí chất lượng dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu luồng hàng hải công cộng như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban đêm), cột “Phương pháp xác định” như sau:

“Sử dụng phương tiện di chuyển từ xa về phía đèn báo hiệu (hoặc từ đèn báo hiệu ra xa), trực quan kết hợp hải đồ, la bàn, thiết bị định vị vệ tinh hoặc sử dụng thiết bị để đo đạc, kiểm tra, tính toán xác định tầm hiệu lực của báo hiệu.”

b) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban đêm), cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau:

Phù hợp với đặc tính ánh sáng đã công bố tại thông báo hàng hải và địa hình thực tế tại khu vực (bao gồm cả tính chất chớp đồng bộ nếu có).

- Trong vùng hiệu lực ban ngày của báo hiệu phải đảm bảo quan sát và dễ dàng nhận biết được: thân báo hiệu; các màu sắc khác nhau phân biệt rõ nét, mỗi màu riêng biệt phải đồng nhất. Trong vùng hiệu lực báo hiệu, tầm hiệu lực ánh sáng của báo hiệu xác định trong điều kiện kiểm tra bình thường không được phép thấp hơn 75% giá trị tầm hiệu lực ánh sáng đã được công bố.”

c) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Tên Tiêu chí” như sau:

“Nguồn cung cấp năng lượng tại trạm quản lý báo hiệu”.

d) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau:

“Hệ thống cung cấp năng lượng điện bảo đảm khả năng sẵn sàng hoạt động.”

đ) Sửa đổi, bổ sung Mục 3: Nguồn nhân lực tại trạm luồng, cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau:

“Bảo đảm nhân sự bố trí tại trạm theo kế hoạch sử dụng lao động của đơn vị.”

e) Sửa đổi, bổ sung Mục 6: Chỉ số khả dụng của báo hiệu hàng hải trên luồng, cột “Phương pháp xác định” như sau:

“- Chỉ số khả dụng của báo hiệu tính toán theo công thức sau:

A =

T - t

x 100%

T

Trong đó:

+ A là chỉ số khả dụng tính bằng %;

+ T là thời gian đánh giá hoạt động của báo hiệu hàng hải (ứng với chu kỳ đánh giá là 6 tháng và 01 năm, được tính bằng ngày);

+ t là tổng thời gian (được tính quy đổi ra đơn vị ngày) mà báo hiệu hàng hải không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép) không bao gồm thời gian dừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng (do thiên tai, dịch bệnh,...);

- Chỉ số khả dụng tổng hợp của hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng báo hiệu đạt yêu cầu chỉ số khả dụng với số lượng báo hiệu trên luồng. Chỉ số này được dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ vận hành luồng trong chu kỳ đánh giá.”

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Xuân Sang

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.