• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/02/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 12/12/2022
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 02/2006/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 23 tháng 1 năm 2006

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy

___________________________________

Từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp phòng cháy và chữa cháy nên đã kiềm chế được sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đắc lực phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, thời gian qua, trên địa bàn cả nước cũng đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy ở nhiều nơi chưa tốt, công tác phòng cháy, chữa cháy còn nhiều bất cập, sơ hở và thiếu sót, nhiều cấp, ngành, đơn vị, cơ sở chưa thực sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho công tác này, ý thức về phòng cháy, chữa cháy, việc chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và một bộ phận nhân dân còn chưa nghiêm túc…

Để khắc phục những yếu kém nêu trên nhằm thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các việc sau đây:

1. Trước mắt, ngay trong mùa hanh khô đầu năm 2006, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất cần thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao ý thức, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy cho nhân dân và cán bộ, công nhân, viên chức; tổ chức các đợt kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở trọng điểm khác có nguy cơ cháy cao; tổ chức xây dựng, của cố lực lượng, trang bị phương tiện, các điều kiện phòng cháy, chữa cháy, các phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; tổ chức trực, tăng cường tuần tra, canh gác nhất là vào ban đêm và ngoài giờ làm việc, kịp thời khắc phục các sơ sở, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần quán triệt tổ chức triển khai thực hiện ngay Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; cần đặt biệt chú ý xác định và cảnh báo sớm các khu rừng có nguy cơ cháy cao; hướng dẫn cho nhân dân các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đốt nương rẫy và hoạt động trong rừng; xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

2. Chuẩn bị và tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy, tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày ban hành Pháp lệnh “Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” và 5 năm ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 04 tháng 10 năm 2006. Việc sơ kết phải được tiến hành từ cơ sở lên. Khi sơ kết cần rà soát từng nội dung quy định trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác về phòng cháy, chữa cháy, xác định rõ những việc làm được, chưa làm được, những bài học kinh nghiệp; kiểm điểm trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ sở và cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy; kết hợp sơ kết cần tổ chức hội nghị điểm hình tiên tiến về phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; tổ chức khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy. Giao Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành địa phương về nội dung sơ kết.

3. Xây dựng đề án hoạch định về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2006-2010 phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, địa phương và đề ra kế hoạch, biện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể.

4. Bộ Công an cần tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cấp, các ngành; đặc biệt đối với các khu công nghiệp, kcxu, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhà cao tầng, khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các cơ sở trọng điểm về cháy nổ khác; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, chọn một số vụ điển hình để đưa ra truy tố trước pháp luật đối với những trường hợp cố tình vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy, đốt phá hoại, đốt phi tang, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; xây dựng Đề án đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2006-2010 (tập trung vào việc đầu tư về lực lượng và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ).

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Giao Bộ Công an kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.