• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2004
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 15/2004/PL-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 24 tháng 3 năm 2004

PHÁPLỆNH

GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốchội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghị quyết số21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoáXI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2004;

Pháp lệnh này quy địnhvề giống cây trồng.

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều1. Phạm viđiều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về quảnlý và bảo tồn nguồn gen cây trồng; nghiên cứu, chọn,tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm,công nhận, bảo hộ giống cây trồng mới; bìnhtuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườngiống, rừng giống; sản xuất, kinh doanh giốngcây trồng; quản lý chất lượng giống cây trồng.

 

Điều2. Đối tượngáp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cánhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vựcgiống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy địnhkhác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụngđiều ước quốc tế đó.

 

Điều3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Giống cây trồng là một quần thểcây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trịkinh tế nhất định, nhận biết đượcbằng sự biểu hiện của các đặc tính dokiểu gen quy định và phân biệt được vớibất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sựbiểu hiện của ít nhất một đặc tính vàdi truyền được cho đời sau.

Giống cây trồng được sử dụngtrong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sảnbao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, câycon, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợinấm, rong, tảo và vi tảo.

2. Giống cây trồng mới là giống câytrồng mới được chọn, tạo ra hoặcmới được nhập khẩu lần đầucó tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn địnhnhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh.

3. Giống cây trồng mới đượcbảo hộ là giống cây trồng mới đãđược cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới.

4. Nguồn gen cây trồng là những thựcvật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống củachúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặctham gia tạo ra giống cây trồng mới.

5. Khảo nghiệm giống cây trồng mớilà quá trình theo dõi, đánh giá trong điềukiện và thời gian nhất định nhằm xác địnhtính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định,giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giốngcây trồng.

6. Sản xuất thử làquá trình sản xuất giống cây trồng mới đãqua khảo nghiệm và được phép sản xuấttrên diện tích nhất định trong điều kiệnsản xuất đại trà.

7. Kiểm định giống cây trồnglà quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồngsản xuất ngay tại ruộng, nương hoặcvườn nhằm xác định tính đúng giống,độ thuần di truyền và mức độ lẫngiống hoặc loài cây khác.

8. Kiểm nghiệm giống cây trồng làquá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫugiống ở phòng kiểm nghiệm.

9. Hạt giống thuần là hạt giốngdùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảođảm được tính di truyền ổn định.

10. Hạt giống tác giả là hạt giốngthuần do tác giả chọn, tạo ra.

11. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạtgiống được nhân ra từ hạt giống tác giảhoặc phục tráng từ hạt giống sản xuấttheo quy trình phục tráng hạt giốngsiêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượngtheo quy định.

12. Hạt giống nguyên chủng là hạtgiống được nhân ra từ hạt giống siêunguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượngtheo quy định.

13. Hạt giống xác nhận là hạt giốngđược nhân ra từ hạt giống nguyên chủngvà đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

14. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủnglà quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọnnhững dòng đặc trưng của giống, bảođảm độ thuần di truyền đáp ứngtiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.

15. Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhấtđược tuyển chọn từ rừng tự nhiên,rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giốngđể nhân giống.

16. Cây đầu dòng của cây công nghiệp,cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là cây có năng suất,chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳncác cây khác trong quần thể một giống đã qua bìnhtuyển và được công nhận để nhân giốngbằng phương pháp vô tính.

17. Vườn cây đầu dòng của câycông nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp làvườn cây được nhân bằng phương phápvô tính từ cây đầu dòng để phục vụ chosản xuất giống.

18. Vườn giống câylâm nghiệp là vườn giống được trồngtheo sơ đồ nhất địnhcác dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹđã được tuyển chọn và công nhận.

19. Rừng giống là rừng gồm các câygiống được nhân từ cây mẹ và trồngkhông theo sơ đồ hoặcđược chuyển hóa từ rừng tự nhiên, rừngtrồng đã qua bình tuyển và được công nhận.

20. Giống cây trồngcó gen đã bị biến đổi là giống cây trồngcó mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền(ADN) nhận được qua việc sử dụng côngnghệ sinh học hiện đại.

21. Giống cây trồngchính là giống của những loài cây trồng đượctrồng phổ biến, có số lượng lớn, cógiá trị kinh tế cao cần được quản lý chặtchẽ.

22. Giống giả làgiống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấpgiống ghi trên nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặctương tự đến mức gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu giống cây trồng khác đã đượcpháp luật bảo hộ.

23. Vật liệu nhângiống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộphận của chúng như hạt, củ, quả, rễ,thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bàotử, sợi nấm được sử dụng đểsản xuất ra cây trồng mới.

24. Tính mới củagiống cây trồng về mặt thương mạiđược hiểu là giống cây trồng đóchưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam mộtnăm, ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối vớicác nhóm cây thân gỗ và nho, bốn năm đối vớicây trồng khác trước ngày nộp đơnđăng ký bảo hộ.

25. Phó bản Văn bằngbảo hộ giống cây trồng mới là bản thứhai cấp cho chủ sở hữu giống cây trồng mớitrong trường hợp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới bị thất lạc có lý do chínhđáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống câytrồng mới có nội dung và giá trị như Văn bằngbảo hộ giống cây trồng mới đã đượccấp.

 

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng

1. Việc xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểngiống cây trồng phải phù hợp với quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạmvi cả nước và của từng địaphương.

2. Nhà nước bảohộ quyền sở hữu, quyền tác giả giốngcây trồng mới, phát huy quyền tự chủ, quyềnbình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân hoạt động vềgiống cây trồng.

3. Quản lý chặt chẽviệc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.

4. Đẩy mạnhxã hội hoá hoạt động về giống cây trồng;bảo đảm đủ giống chất lượngtốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất;bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệmôi trường, hệ sinh thái.

5. Áp dụng tiến bộkhoa học và công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo,sản xuất, bảo quản giống cây trồng; kếthợp giữa công nghệ hiện đại với kinhnghiệm của nhân dân.

6. Bảo tồn và khaithác hợp lý nguồn gen cây trồng; bảo đảmtính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợiích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảmlợi ích chung của toàn xã hội.

 

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng

1. Bảo đảmphát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng.

2. Ưu tiên đầutư cho các hoạt động sau đây:

a) Nghiên cứu, chọn,tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giốngtác giả;

b) Bảo tồn cây mẹ,cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống;

c) Điều tra, thu thập,bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm.

3. Khuyến khích và hỗtrợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sảnxuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sử dụnggiống cây trồng mới có năng suất cao, chấtlượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnhvà điều kiện sản xuất bất lợi,đáp ứng yêu cầu thị trường.

4. Khuyến khích và tạođiều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầutư vào việc thu thập, bảo tồn nguồn gen,nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểmđịnh, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giốngcây trồng.

5. Khuyến khích hoạtđộng khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằmchuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệtiên tiến về giống cây trồng; gắn nghiên cứuvới sản xuất.

6. Hỗ trợ đầutư cơ sở vật chất, kỹ thuật phụcvụ nhân, giữ giống siêu nguyên chủng, giốngnguyên chủng, cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giốngcây lâm nghiệp, rừng giống.

 

Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi

Việc nghiên cứu,chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinhdoanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạtđộng khác đối với giống cây trồng cógen đã bị biến đổi được thựchiện theo quy định của Chính phủ.

 

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giốngcây trồng

1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về giống cây trồng.

2. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiệnquản lý nhà nước về giống cây trồng nôngnghiệp và lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.

Bộ Thuỷ sảnchịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nướcvề giống cây trồng thủy sản trong phạm vi cảnước.

3. Các bộ, cơ quanngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảnthực hiện việc quản lý nhà nước về giốngcây trồng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lýnhà nước về giống cây trồng tại địaphương.

 

Điều 8. Khen thưởng

1. Tổ chức, cánhân có thành tích trong hoạt động về giống cây trồnghoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạmpháp luật về giống cây trồng thì đượckhen thưởng theo quy định của pháp luật vềthi đua, khen thưởng.

2. Nhà nước tônvinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việcchọn, tạo ra giống cây trồng mới.

 

Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Kinhdoanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảmtiêu chuẩn chất lượng.

2. Sản xuất, kinhdoanh giống không có trong Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh.

3. Phá hoại, chiếmđoạt nguồn gen cây trồng, xuất khẩu tráiphép nguồn gen cây trồng quý hiếm.

4. Thí nghiệm sâu bệnhở nơi sản xuất giống cây trồng.

5. Cản trở các hoạtđộng hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo,khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sảnxuất, kinh doanh giống cây trồng.

6. Nhập khẩu nguồngen, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gây hạiđến sản xuất và sức khỏe con người,môi trường, hệ sinh thái.

7. Công bố tiêu chuẩnchất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thậtvề giống cây trồng.

8. Xâm phạm quyềnvà lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng,của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới.

9. Các hành vi khác theo quyđịnh của pháp luật.

 

CHƯƠNGII
QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY TRỒNG

 

Điều 10. Quản lý nguồn gen cây trồng

1. Nguồn gen cây trồnglà tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhấtquản lý.

2. Nguồn gen cây trồngở khu bảo tồn của Nhà nước khi có nhu cầukhai thác, sử dụng phải được phép của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

3. Tổ chức, cánhân có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nguồn gencây trồng tại địa phương.

 

Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng

1. Điều tra, thu thậpnguồn gen phù hợp với tính chất và đặcđiểm của từng loài cây.

2. Bảo tồn lâu dàivà an toàn nguồn gen đã được xác định phùhợp với đặc tính sinh học cụ thể củatừng loài cây.

3. Đánh giá nguồngen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng.

4. Xây dựng cơ sởdữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồngen cây trồng.

 

Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm

1. Nhà nước đầutư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồnnguồn gen cây trồng quý hiếm; xây dựng cơ sởlưu giữ nguồn gen cây trồng quý hiếm; bảo tồnnguồn gen cây trồng quý hiếm tại địaphương.

2. Tổ chức, cánhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo tồnnguồn gen cây trồng quý hiếm theo quy định củaPháp lệnh này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan.

3. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản định kỳcông bố Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cầnbảo tồn.

 

Điều 13. Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm

1. Tổ chức, cánhân được trao đổi nguồn gen cây trồngquý hiếm để phục vụ cho việc nghiên cứu,chọn, tạo và sản xuất, kinh doanh giống cây trồngmới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

2. Việc trao đổiquốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm phảiđược phép của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng BộThuỷ sản.

 

CHƯƠNGIII
NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN
GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI VÀ BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN
CÂY MẸ, CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN GIỐNG CÂY
LÂM NGHIỆP, RỪNG GIỐNG

 

Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới

1. Tổ chức, cánhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoàiđược nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồngmới trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc nghiên cứu,chọn, tạo giống cây trồng mới phải tuân thủcác quy định của Pháp lệnh này, pháp luật vềkhoa học và công nghệ và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

2. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác địnhnhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu,chọn, tạo giống cây trồng mới phù hợp vớiyêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng caonăng suất, chất lượng và sức cạnh tranhcủa hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản.

 

Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới

1. Giống cây trồngmới chọn, tạo hoặc nhập khẩu chưa cótên trong Danh mục giống cây trồng được phépsản xuất, kinh doanh chỉ được đưavào Danh mục này khi đã qua khảo nghiệm và đượccông nhận.

2. Hình thức khảonghiệm giống cây trồng mới bao gồm:

a) Khảo nghiệm quốcgia đối với giống cây trồng mới của nhữngcây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng chínhđược chọn, tạo tại Việt Nam và giốngnhập khẩu chưa có trong Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh;

b) Tác giả tự khảonghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả khảonghiệm đối với giống của những giốngcây trồng khác.

3. Nội dung khảonghiệm bao gồm:

a) Khảo nghiệmtính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định(khảo nghiệm DUS);

b) Khảo nghiệm giátrị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệmVCU).

4. Trình tự, thủ tụckhảo nghiệm quốc gia được thực hiệnnhư sau:

a) Tổ chức, cánhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mớinộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm chocơ sở khảo nghiệm được Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản côngnhận.

Hồ sơđăng ký khảo nghiệm bao gồm: đơnđăng ký khảo nghiệm; hồ sơ giống cây trồngtrong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, số lượng,các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹthuật canh tác;

b) Tổ chức, cánhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mớiký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệmđã được công nhận theo quy định tạikhoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này.

5. Trường hợptác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theoquy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành hoặc ký hợpđồng với cơ sở khảo nghiệm đãđược công nhận theo quy định tại khoản1 Điều 16 của Pháp lệnh này.

6. Tổ chức, cánhân là chủ sở hữu giống cây trồng mớiđăng ký khảo nghiệm phải chịu chi phí khảonghiệm.

7. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mụcgiống cây trồng chính, Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh.

 

Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới

1. Cơ sở khảonghiệm giống cây trồng mới được BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sảncông nhận phải có đủ các điều kiện sauđây:

a) Có đăng ký hoạtđộng khảo nghiệm giống cây trồng;

b) Có địa điểmphù hợp với yêu cầu khảo nghiệm và yêu cầusinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng,phù hợp với quy định của pháp luật vềbảo vệ môi trường, pháp luật về thuỷ sản,pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thựcvật;

c) Có trang, thiết bịchuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từngloài cây trồng;

d) Có giống chuẩncủa các giống cây trồng cùng loài để làm giốngđối chứng trong khảo nghiệm DUS;

đ) Có hoặc thuênhân viên kỹ thuật được đào tạo vềkhảo nghiệm giống cây trồng.

2. Cơ sở khảonghiệm giống cây trồng mới phải thực hiệnđúng quy phạm khảo nghiệm đối với từngloài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Thuỷ sản ban hành và chịu trách nhiệm vềkết quả khảo nghiệm đã thực hiện.

 

Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới

1. Mỗi giống câytrồng mới chỉ được đặt mộttên phù hợp. Khi được công nhận thì tên đó trởthành tên chính thức, duy nhất dùng trong các hoạt độngliên quan đến giống cây trồng đó.

2. Tên giống phảidễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồngkhác cùng loài.

3. Các trường hợpđặt tên không được chấp nhận:

a) Chỉ bao gồmtoàn các chữ số;

b) Vi phạm đạođức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầmvới đặc trưng, đặc tính của giốngcây trồng đó;

d) Trùnghoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọixuất xứ hàng hóa đang được bảo hộcho sản phẩm hoặc với sản phẩm thu hoạchcủa giống cây trồng đó.

 

Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới

1. Giống cây trồngmới sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệpđược công nhận khi đáp ứng đượccác yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảonghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống câytrồng mới;

b) Có kết quả sảnxuất thử và được Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn nơi sản xuất thử chấp nhậnđưa vào sản xuất đại trà;

c) Có tên phù hợp theoquy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này;

d) Được Hộiđồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kếtquả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thửvà đề nghị công nhận.

2. Giống cây trồngmới sử dụng trong lĩnh vực thuỷ sảnđược công nhận khi đáp ứng đượccác yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảonghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống câytrồng mới;

b) Có tên phù hợp theoquy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này;

c) Được Hộiđồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng BộThuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảonghiệm và đề nghị công nhận.

3. Căn cứ vàođề nghị của Hội đồng khoa họcchuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét,quyết định công nhận giống cây trồng mới.

Giống cây trồng mớicó thể được đề nghị công nhậnđặc cách, không phải qua sản xuất thử nếukết quả khảo nghiệm cho thấy giống đóđặc biệt xuất sắc.

4. Giống cây trồngmới đã được công nhận đượcđưa vào Danh mục giống cây trồng đượcphép sản xuất, kinh doanh.

 

Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng,vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

1. Việc công nhậncây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp,rừng giống được thực hiện thông quabình tuyển.

2. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển;công nhận vườn giống cây lâm nghiệp.

3. Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyểnvà công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, rừng giốngtrên địa bàn tỉnh; theo dõi, đánh giá và hướngdẫn sử dụng, khai thác hợp lý cây mẹ, cây đầudòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giốngđã được công nhận.

4. Tổchức, cá nhân đăng ký bình tuyển cây mẹ, cây đầudòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giốngphải nộp phí theo quy định của pháp luật vềphí và lệ phí.

 

CHƯƠNGIV
BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

 

Điều 20. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới

1. Nhà nước bảohộ quyền sở hữu, quyền tác giả đốivới giống cây trồng mới dưới hình thứccấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nướcvề bảo hộ giống cây trồng mới trên phạmvi cả nước.

3. Việc bảo hộgiống cây trồng mới phải tuân theo các quy địnhcủa Pháp lệnh này, pháp luật về sở hữu trítuệ và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

 

Điều 21. Điều kiện để giống cây trồng mớiđược bảo hộ

1. Có trong Danh mụcloài cây trồng được Nhà nước bảo hộdo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Có tính khác biệt,tính đồng nhất, tính ổn định.

3. Có tính mới củagiống cây trồng về mặt thương mại.

4. Có tên phù hợp theoquy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

 

Điều 22. Đối tượng có quyền yêu cầu cấpVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Tổ chức chọn,tạo giống cây trồng mới bằng vốn ngân sáchnhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác.

2. Cá nhân chọn, tạogiống cây trồng mới bằng công sức, vốn củamình hoặc bằng các nguồn vốn khác.

3. Chủ hợp đồngthuê tổ chức, cá nhân chọn, tạo ra giống cây trồngmới nếu hợp đồng không có thoả thuậnkhác.

4. Tổ chức, cánhân có đầy đủ căn cứ xác định làngười đầu tiên chọn, tạo ra giống câytrồng mới trong trường hợp có nhiều tổchức, cá nhân nộp hồ sơ trong cùng một ngày đốivới cùng một giống cây trồng mới; trong trườnghợp không xác định được tổ chức,cá nhân đầu tiên chọn, tạo ra giống cây trồngmới đó thì các bên có thể thoả thuận đểcùng đứng tên nộp hồ sơ hoặc một bênđứng tên nộp hồ sơ, nếu không tự thoảthuận được thì Văn phòng bảo hộ giốngcây trồng mới có quyền không chấp nhận hồsơ.

5. Tổ chức, cánhân nộp hồ sơ đầu tiên trong trường hợpcó nhiều tổ chức, cá nhân cùng yêu cầu cấpVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mớiđối với cùng một giống cây trồng mới.

 

Điều 23. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới

1. Tổ chức, cánhân có yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới phải nộp trực tiếp hoặcuỷ quyền cho tổ chức, cá nhân làm đại diệnnộp hồ sơ cho Văn phòng bảo hộ giốngcây trồng mới.

2. Hồ sơ yêu cầucấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mớibao gồm:

a) Đơn yêu cầucấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

b) Tài liệu mô tảgiống cây trồng theo mẫu quy định cùng với ảnhchụp.

Hồ sơ phải bằngtiếng Việt. Trong trường hợp tổ chức,cá nhân nước ngoài yêu cầu cấp Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới thì ngoài hồ sơ bằngtiếng Việt còn phải có hồ sơ bằng tiếngAnh kèm theo.

3. Trong trường hợphồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới phù hợp với quy địnhtại khoản 2 Điều này thì Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới phải xác nhận ngày nộphồ sơ và ghi rõ số hiệu hồ sơ.

 

Điều 24. Trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới

1. Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới thẩm định hồsơ, tổ chức thẩm định giống cây trồngmới xin cấp Văn bằng bảo hộ theo quy địnhtại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnhnày và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới.

2. Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyếtđịnh cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới khi giống cây trồng đáp ứngđủ các điều kiện quy định tại cácđiều 21, 22, 23, 25 và 26 của Pháp lệnh này.

Theo yêu cầu củachủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn xem xét cấp phó bản Văn bằngbảo hộ giống cây trồng mới.

 

Điều 25. Thẩm định hồsơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới

1. Trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồsơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới, Văn phòng bảo hộ giống cây trồngmới phải xác định tính hợp lệ của hồsơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệthì phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết.Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhậnđược thông báo hồ sơ chưa hợp lệ,người nộp hồ sơ phải hoàn thiện hồsơ theo quy định; nếu hồ sơ vẫn không hợplệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mớitừ chối chấp nhận hồ sơ. Ngày nộp hồsơ hợp lệ là ngày hồ sơ đượcVăn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấpnhận.

2. Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới phải hoàn thành việc thẩmđịnh hồ sơ trong thời hạn chín mươingày, kể từ ngày người nộp hồ sơ hợplệ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới.

Việc thẩm địnhhồ sơ bao gồm:

a) Xác định sựphù hợp về đối tượng nộp hồsơ;

b) Xác định sựphù hợp của giống cây trồng mới với Danh mụcloài cây trồng được Nhà nước bảo hộquy định tại khoản 1 Điều 21 của Pháp lệnhnày;

c) Xác định sựphù hợp của giống cây trồng mới đượcbảo hộ tại Việt Nam theo điều ướcquốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

d) Xác định sựphù hợp của giống cây trồng mới với quyđịnh của pháp luật về bảo vệ bí mậtnhà nước;

đ) Xác địnhtính mới của giống cây trồng về mặtthương mại;

e) Xác định sựphù hợp về tên giống cây trồng theo quy địnhtại Điều 17 của Pháp lệnh này.

3. Trong quá trình thẩmđịnh hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giốngcây trồng mới có quyền yêu cầu người nộphồ sơ sửa chữa thiếu sót; nếu hồsơ không được sửa chữa thì Văn phòng bảohộ giống cây trồng mới có quyền không chấpnhận hồ sơ.

4. Sau khi thẩm địnhhồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Vănphòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhậnbằng văn bản, thông báo trên tạp chí chuyên ngành và chongười nộp hồ sơ làm thủ tục khảonghiệm, thẩm định giống cây trồng mớitheo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnhnày.

 

Điều 26. Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồngmới xin cấp Văn bằng bảo hộ

1. Trong thời hạnmười lăm ngày, kể từ ngày nhận đượcthông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ củaVăn phòng bảo hộ giống cây trồng mới,người nộp hồ sơ xin cấp Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới phải nộp mẫugiống cho cơ sở khảo nghiệm giống cây trồngmới.

2. Cơ sở khảonghiệm giống cây trồng mới phải khảo nghiệmDUS của giống cây trồng mới theo quy phạm khảonghiệm đối với từng loài cây trồng do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3. Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới thẩm định kết quảkhảo nghiệm DUS của cơ sở khảo nghiệmgiống cây trồng mới.

4. Sau khi có kết quảthẩm định, Văn phòng bảo hộ giống câytrồng mới có trách nhiệm:

a) Thông báo về dựđịnh cấp Văn bằng bảo hộ cho giốngcây trồng mới trên tạp chí chuyên ngành trong ba sốliên tiếp;

b) Làm thủ tụcđề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới trong thời hạn bamươi ngày, kể từ ngày thông báo dự địnhcấp Văn bằng bảo hộ đượcđăng trên tạp chí chuyên ngành lần cuối, nếukhông có ý kiến phản đối bằng văn bản.Trường hợp có ý kiến phản đối thì trongthời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhậnđược ý kiến phản đối, Văn phòng bảohộ giống cây trồng mới phải xem xét và kếtluận;

c) Thông báo và nêu rõ lý dotrong trường hợp không cấp Văn bằng bảohộ cho người nộp hồ sơ; đồng thờithông báo trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp.

5. Trong thời hạnba mươi ngày, kể từ ngày nhận đượcthông báo tại điểm b, điểm c khoản 4 Điềunày, người nộp hồ sơ có quyền gửiđơn khiếu nại đến Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khôngđược cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới.

6. Sau khi có quyếtđịnh cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới thông báo những giống cây trồngmới được cấp Văn bằng bảo hộtrên tạp chí chuyên ngành.

 

Điều 27. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới

1. Cho phép hoặc khôngcho phép sử dụng vật liệu nhân giống của giốngcây trồng được bảo hộ, sản phẩmthu hoạch nhận được từ việc gieo trồngvật liệu nhân giống của giống cây trồngđược bảo hộ trong các hoạt độngsau đây:

a) Sản xuất hay nhân giống;

b) Chế biến giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hay các hình thứctrao đổi khác;

đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu giữ nhằmthực hiện các hoạt động quy định tạicác điểm a, b, c, d và đ khoản này.

2. Đề nghị các cơquan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyềnsở hữu giống cây trồng mới đã đượccấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

3. Ngoài các quyền quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới còn được quyền hưởnglợi trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồngdo bất kỳ người nào tạo ra từ giốngđã được bảo hộ của chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ nếu giống cây trồng củachủ sở hữu Văn bằng bảo hộ khôngđược tạo ra từ giống cây trồng khácđã được bảo hộ;

b) Giống cây trồng do bấtkỳ người nào tạo ra mà không khác biệt rõ ràng vớigiống câytrồng đã được bảo hộ của chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ;

c) Giống cây trồng do bấtkỳ người nào tạo ra mà việc sản xuất giống đó đòi hỏi phải sửdụng lại vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảohộ củachủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;

d) Sử dụng vậtliệu nhân giống của giống đã đượcbảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới để sản xuấtgiống với mục đích thương mại tạinước khác mà ở nước này chưa bảo hộgiống cây trồng đó.

4. Tự mình khai thác hoặc chuyểngiao quyền khai thác giống cây trồng mới thông qua hợp đồngcho tổ chức,cá nhân khác. Hợp đồng chuyển giao quyền khai thácgiống cây trồng mới được lập thànhvăn bản và đăng ký tại Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới.

5. Để thừa kế, chuyểnnhượng quyền sở hữu Văn bằng bảohộ giốngcây trồng mới theo quy định của pháp luật trong trường hợp chủsở hữu đồng thời là tác giả; chuyểnnhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mớitrong trường hợp chủ sở hữu không đồngthời là tác giả.

 

Điều 28. Hạn chế quyền của chủsở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồngmới

1. Chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mới chỉđược thực hiện quyền khai thácthương mại khi giống cây trồng đó có tên trongDanh mục giống cây trồng được phép sảnxuất, kinh doanh.

2. Vì lợiích quốc gia hoặc lợi ích cộng đồng, Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn raquyết định bắt buộc chuyển giao giốngcây trồng mới đã được bảo hộ và bổsung tên giống cây trồng đó vào Danh mục giống câytrồng được phép sản xuất, kinh doanh nếugiống cây trồng đó chưa có trong Danh mục này.

Tổ chức, cá nhânnhận chuyển giao quyền khai thác giống cây trồngmới phải trả tiền khai thác theo hợp đồngcho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới.

 

Điều 29. Các trường hợp không phải trả tiền bảnquyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới

1. Tổ chức, cánhân sử dụng giống cây trồng đã đượcbảo hộ không phải trả tiền bản quyềncho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đểlai tạo giống cây trồng mới hoặc nghiên cứukhoa học;

b) Sử dụng cho nhucầu riêng không vì mục đích thương mại;

c) Giống cây trồnghoặc vật liệu nhân giống đã đượcchủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới bán ra thị trường.

2. Hộ gia đình, cánhân, sử dụng các vật liệu nhân giống củagiống cây trồng được bảo hộ tựnhân giống để gieo trồng cho vụ tiếp theotrên diện tích đất, mặt nước thuộc quyềnsử dụng của mình.

 

Điều 30. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằngbảo hộ giống cây trồng mới

1. Trực tiếp hoặcthông qua người khác được uỷ quyền duytrì vật liệu nhân giống của giống đượcbảo hộ và cung cấp vật liệu nhân giốngđó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

2. Nộp phí và lệphí bảo hộ giống cây trồng mới theo quy địnhcủa pháp luật về phí và lệ phí.

3. Trả thù lao cho tácgiả trong trường hợp tác giả không đồngthời là chủ sở hữu, nếu chủ sở hữuvà tác giả không có thoả thuận khác. Trong trườnghợp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân nướcngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì việctrả thù lao cho tác giả được thực hiệntheo quy định của pháp luật nước đó.

 

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống câytrồng mới

1. Tác giả giốngcây trồng mới đồng thời là chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mới cócác quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ghitên trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

b) Đượchưởng các quyền của chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mớitheo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnhnày;

c) Thực hiện nghĩavụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới theo quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này.

2. Tác giả giốngcây trồng mới không đồng thời là chủ sởhữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mớicó các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ghitên là tác giả trong Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới;

b) Được nhậnthù lao do chủ sở hữu Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới trả theo quy định tạikhoản 3 Điều 30 của Pháp lệnh này;

c) Được yêu cầucơ quan có thẩm quyền xử lý về việc xâm phạmcác quyền quy định tại điểm a, điểmb khoản này;

d) Giúp chủ sở hữuVăn bằng bảo hộ thực hiện nghĩa vụduy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồngmới được bảo hộ.

 

Điều 32. Quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồsơ hợp lệ

1. Chủ sở hữugiống cây trồng mới đã nộp hồ sơđăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tạicác nước cùng Việt Nam ký kết hoặc gia nhậpđiều ước quốc tế về bảo hộgiống cây trồng mới mà trong thời hạn mườihai tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ tại nướcngoài, lại nộp hồ sơ đăng ký bảo hộcùng giống cây trồng đó tại Việt Nam thìđược hưởng quyền ưu tiên xác địnhngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Ngày nộp hồsơ đầu tiên hợp lệ tại nước ngoàiđược chấp nhận là ngày nộp hồ sơ hợplệ tại Việt Nam.

2. Trong thời hạnchín mươi ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tạiViệt Nam, chủ sở hữu giống cây trồng mớiphải nộp bản sao hồ sơ đầu tiênđăng ký bảo hộ tại nước ngoài có xác nhậncủa cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ và mẫugiống cây trồng, bằng chứng để chứngminh giống cây trồng mới trong hai hồ sơ là cùng mộtgiống. Trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giốngcây trồng mới tại Việt Nam phải yêu cầuđược hưởng quyền ưu tiên xác địnhngày nộp hồ sơ hợp lệ.

 

Điều 33. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới

1. Thời hạn bảohộ giống cây trồng mới là hai mươi năm,đối với cây thân gỗ và nho là hai mươilăm năm.

2. Thời gian bắtđầu được bảo hộ tính từ ngày hồsơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới được Văn phòng bảo hộgiống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơhợp lệ.

 

Điều 34. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới

1. Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyềnđình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới.

2. Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hiệulực khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồngkhông còn đáp ứng yêu cầu về tính đồng nhấtvà tính ổn định theo tiêu chuẩn như khi cấpVăn bằng bảo hộ;

b) Chủ sở hữugiống cây trồng mới không cung cấp các tài liệu,vật liệu nhân giống cần thiết để duytrì và lưu giữ giống cây trồng đó theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Quá thời hạn batháng, kể từ ngày phải nộp lệ phí tiếptheo, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ khôngnộp lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằngbảo hộ.

3. Trong thời gianVăn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bịđình chỉ hiệu lực thì chủ sở hữu giốngcây trồng mới không có các quyền quy định tạiĐiều 27 và khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnhnày.

4. Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới được xem xétkhôi phục hiệu lực khi chủ sở hữu Vănbằng bảo hộ giống cây trồng mới khắcphục được lý do bị đình chỉ hiệu lựcquy định tại Điều này.

 

Điều 35. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống câytrồng mới

1. Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền huỷbỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộgiống cây trồng mới.

2. Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới bị huỷ bỏ khicó một trong các trường hợp sau đây:

a) Chủsở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồngmới tự nguyện đề nghị huỷ bỏ;

b) Có bằng chứngchứng minh rằng chủ sở hữu Văn bằng bảohộ giống cây trồng mới không phải là đốitượng được cấp Văn bằng bảo hộtheo quy định của pháp luật;

c) Giống cây trồngkhông có tính mới về mặt thương mại, tínhkhác biệt như đã được xác định tạithời điểm cấp Văn bằng bảo hộ giốngcây trồng mới.

 

CHƯƠNG V
SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giốngcây trồng chính

1. Tổ chức, cánhân sản xuất giống cây trồng chính với mụcđích thương mại phải có đủ các điềukiện sau đây:

a) Có giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giốngcây trồng;

b) Cóđịa điểm sản xuất giống cây trồngphù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngànhThuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuấtcủa từng loại giống, từng cấp giống;bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy địnhcủa pháp luật về bảo vệ môi trường,pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thựcvật và pháp luật về thuỷ sản;

c) Có cơ sở vậtchất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp vớiquy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống,từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

d) Có hoặc thuê nhânviên kỹ thuật đã được đào tạo vềkỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,bảo vệ thực vật.

2. Tổ chức, cánhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủcác điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng vềgiống cây trồng;

b) Có địa điểmkinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợpvới việc kinh doanh từng loại giống, từng cấpgiống;

c) Có nhân viên kỹ thuậtđủ năng lực nhận biết loại giốngkinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giốngcây trồng;

d) Có hoặc thuê nhânviên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chấtlượng các loại giống kinh doanh.

3. Hộ gia đình, cánhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính màkhông thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì khôngphải thực hiện quy định tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảmtiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng và vệsinh môi trường theo quy định của pháp luật vềbảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luậtvề bảo vệ môi trường và pháp luật vềthuỷ sản.

 

Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần

1. Hạt giống thuầncủa các cây trồng chính trong nông nghiệp đượcsản xuất theo hệ thống 4 cấp hạt giống:cấp hạt giống tác giả, cấp hạt giốngsiêu nguyên chủng, cấp hạt giống nguyên chủng, cấphạt giống xác nhận. Hạt giống cấp dướiđược nhân từ hạt giống cấp trên theoquy trình sản xuất giống từng cấp do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Trong trường hợpkhông có hạt giống tác giả để nhân ra hạt giốngsiêu nguyên chủng thì việc sản xuất hạt giốngsiêu nguyên chủng được thực hiện theo quytrình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.

2. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn các cấphạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tránghạt giống siêu nguyên chủng.

 

Điều 38. Sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quảlâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh và cây trồng khác

1. Tổ chức, cánhân sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quảlâu năm, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính phảinhân giống từ cây đầu dòng hoặc từ vườncây đầu dòng.

2. Tổ chức, cánhân gieo ươm giống cây lâm nghiệp phải sử dụnghạt giống từ cây mẹ, vườn giống hoặcrừng giống đã qua bình tuyển và công nhận.

3. Tổ chức, cánhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quảngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác bằngphương pháp vô tính phải thực hiện theo quy trìnhdo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷsản ban hành.

 

Điều 39. Nhãn giống cây trồng

1. Đối với giốngcây trồng có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phảiđược ghi nhãn với các nội dung sau đây:

a) Tên giống cây trồng;

b) Tên và địa chỉ của cơ sởsản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm về giốngcây trồng;

c) Định lượng giống cây trồng;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

đ) Ngày sản xuất, thời hạn sửdụng;

e) Hướng dẫn bảo quản và sửdụng;

g) Tên nước sản xuất đốivới giống cây trồng nhập khẩu.

2. Đối với giống cây trồngkhông có bao bì chứa đựng và những nội dung quyđịnh tại khoản 1 Điều này không ghiđược đầy đủ trên nhãn thì phải ghivào tài liệu kèm theo giống cây trồng khi kinh doanh.

 

Điều40. Xuất khẩu giốngcây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được xuấtkhẩu giống cây trồng không có trong Danh mục giốngcây trồng cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân trao đổi vớinước ngoài những giống cây trồng có trong Danh mụcgiống cây trồng cấm xuất khẩu để phụcvụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đíchđặc biệt khác phải được Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộtrưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

 

Điều41. Nhập khẩu giốngcây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được nhậpkhẩu các loại giống cây trồng có trong Danh mụcgiống cây trồng được phép sản xuất,kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giốngcây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồngđược phép sản xuất, kinh doanh để nghiêncứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặctrong các trường hợp đặc biệt khác phảiđược Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sảncho phép.

 

CHƯƠNG VI
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Điều42. Nguyên tắc quản lýchất lượng giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh giống cây trồng phải chịu tráchnhiệm về chất lượng giống cây trồng domình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêuchuẩn chất lượng và công bố chất lượnggiống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.

 

Điều43. Tiêu chuẩn chấtlượng giống cây trồng

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượnggiống cây trồng bao gồm:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Tiêu chuẩn ngành;

c) Tiêu chuẩn cơ sở;

d) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩnkhu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụngtại Việt Nam.

2. Thẩm quyền ban hành danh mục giốngcây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn đượcquy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danhmục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩnViệt Nam;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giốngcây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

 

Điều44. Công bố tiêu chuẩnchất lượng giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sảnxuất, kinh doanh giống cây trồng có trong danh mục quyđịnh tại điểm a, điểm b khoản 2Điều 43 của Pháp lệnh này phải công bố tiêuchuẩn chất lượng giống cây trồng do mình sảnxuất, kinh doanh; tiêu chuẩn công bố không đượcthấp hơn tiêu chuẩn quy định tại điểma, điểm b khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnhnày.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức,cá nhân tự nguyện công bố tiêu chuẩn chất lượnggiống cây trồng không có trong danh mục quy định tạiđiểm a, điểm b khoản 2 Điều 43 củaPháp lệnh này.

3. Trình tự và thủ tục công bố tiêuchuẩn chất lượng giống cây trồngđược thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về chất lượnghàng hoá.

 

Điều45. Công bố chấtlượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh giống cây trồng khi công bố chất lượngphù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong cáccăn cứ sau đây:

a) Kết quả chứng nhận chấtlượng của cơ sở kiểm định, kiểmnghiệm đối với giống cây trồng có trong danhmục giống cây trồng phải được chứngnhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quyđịnh tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Kết quả tự đánh giá của tổchức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá củacơ sở kiểm định, kiểm nghiệm đốivới giống cây trồng không có trong danh mục giốngcây trồng phải được chứng nhận chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn quy định tạikhoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danhmục giống cây trồng phải được chứngnhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ViệtNam.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giốngcây trồng phải được chứng nhận chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn ngành.

4. Trình tự và thủ tục công bố chấtlượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn phảithực hiện theo quy định củapháp luật về chất lượng hàng hoá.

 

Điều46. Kiểm định, kiểmnghiệm chất lượng giống cây trồng

1. Việc kiểm định, kiểm nghiệmchất lượng giống cây trồng do các cơ sởdịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm thựchiện.

2. Cơ sở dịch vụ kiểm định,kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồngphải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có phòng thử nghiệm đủ trang thiếtbị phù hợp với yêu cầu kiểm định, kiểmnghiệm giống cây trồng;

b) Có trang, thiết bị kiểm soát điềukiện môi trường phù hợp với yêu cầu kiểmđịnh, kiểm nghiệm giống cây trồng;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuậtđược đào tạo và được cấp chứngchỉ về kiểm định, kiểm nghiệm giốngcây trồng.

3. Cơ sở dịch vụ kiểm định,kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồngphải chịu trách nhiệm về kết quả kiểmđịnh, kiểm nghiệm do mình thực hiện.

4. Chi phí kiểm định, kiểm nghiệmdo tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định, kiểmnghiệm trả.

5. Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận, quảnlý các cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểmnghiệm chất lượng giống cây trồng.

 

Điều47. Kiểm dịch thựcvật giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân chọn, tạo, sảnxuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng phảituân theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

 

CHƯƠNG VII
THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 

Điều48. Thanh tra giống cây trồng

Thanh tra giống cây trồng làthanh tra chuyên ngành.

Tổ chức và hoạt động củathanh tra chuyên ngành giống cây trồng theoquy định của pháp luật về thanh tra.

 

Điều49. Giải quyết tranh chấpquyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giốngcây trồng mới

Tranh chấp quyền tác giả giống câytrồng, bảo hộ giống cây trồng mới do Toà án nhân dân giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật.

 

CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều50. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lựcthi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

 

Điều51. Hướng dẫn thihành

Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.