• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 10/05/2010
BỘ THUỶ SẢN
Số: 21/2002/QĐ-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 31 tháng 12 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Về việc ban hành Quy chế tiếp bảo vệ bí mật nhà nước cơ quan Bộ Thủy sản

 __________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/2/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - lao động,

 

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước cơ quan Bộ Thủy sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Lãnh đạo Bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các vụ, cục, Thanh tra Bộ, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Trung ương, Giám đốc Trung tâm Thông tin KHKT và Kinh tế thủy sản và toàn thể cán bộ, công chức cơ quan Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản

Tạ Quang Ngọc

 

QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CƠ QUAN BỘ THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2002/QĐ-BTS ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi bí mật nhà nước cơ quan Bộ Thủy sản

Bí mật nhà nước của cơ quan Bộ Thủy sản bao gồm:

1.Danh mục bí mật nhà nước của ngành thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những tài liệu có độ mật của các cơ quan trung ương và địa phương gửi đến Bộ.

2.Những thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp điều hành của Bộ đang trong quá trình thảo luận, xử lý.

3.Bút phê của lãnh đạo Bộ xử lý công việc hàng ngày ghi trên phiếu trình, công văn, tài liệu thuộc cơ quan Bộ quản lý.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, công bố Danh mục bí mật nhà nước.

1.TRong quá trình thực hiện, nếu phát sinh tài liệu mật ngoài danh mục đã ban hành hoặc có thay đổi độ Mật đối với từng loại văn bản, các cá nhân, đơn vị có liên quan phải báo cáo Bộ trưởng xem xét, tuỳ trường hợp cụ thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Hàng năm, Chánh Văn phóng Bộ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Danh mục bí mật nhà nước để trình Bộ Công an, Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc công bố Danh mục bí mật nhà nước cơ quan Bộ thuộc độ Mật do Bộ trưởng đề xuất đến Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 3. Tổ chức bảo mật:

1.Phòng Hành chính - lưu trữ Văn phòng Bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, lưu trũ, quản lý tài liệu mật, quản lý các dấu mật và đóng dấu độ mật, dấu thu hồi vào văn bản theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ.

2.Danh sách cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý, ký phát hành, lưu trữ quản lý tài liệu mật do Bộ trưởng quy định theo từng năm và đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Các vụ, cục, Thanh tra, Trung tâm phân công 01 cán bộ văn thư chuyên theo dõi, quản lý công văn mật, đăng ký tên các cán bộ này với Văn phòng Bộ.

3.Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan Bộ (người làm công tác cơ yếu, văn thư, người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu giữ bí mật nhà nước) phải có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước, đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bằng văn bản về trách nhiệm  bảo vệ bí mật nhà nước với cơ quan Bộ Văn bản cam kết nộp lưu giữ tại bộ phận bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ.

Điều 4. Nhận tài liệu mật đến:

1.Mọi tài liệu mật tửi đến Bộ đều phải qua cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ vào sổ “Tài liệu mật đến” để theo dõi và chuyển đến Chánh Văn phòng Bộ giải quyết. Chánh Văn phòng bộ trình lãnh đạo Bộ tuỳ theo tính chất nội dung công việc đã được Bộ trưởng phân công và được quản lý theo chế độ mật do Nhà nước quy định.

2.Trường hợp tài liệu mật mà bì trong có dấu “chỉ người có tên mới được bóc bì” thì cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ vào sổ ghi ngoài và chuyển ngay đến người có tên nhận. Nếu người có tên trên bì đi vắng thì báo cáo Bộ trưởng để giải quyết, không được tự động bóc bì.

3.Đối với điện mật, chỉ những người được bộ trưởng giao nhiệm vụ đã được đăng ký danh sách với các cơ quan có thẩm quyền mới được quản lý. Điện mật trong thời gian đang xử lý phải được bảo quản tại két sắt do văn thư của Bộ quản lý. Khi hết thời hạn được phép lưu điện mật tại cơ quan Bộ, cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ phải làm thủ tục chuyển trả điện mật đó tới cơ quan lưu trữ theo quy định.

Điều 5. Soạn thảo, đánh máy, in ấn, sao chụp tài liệu mật.

1.Việc soạn thảo tài liệu “Mật” được giao cho cán bộ chuyên trách từng đơn vị. Đối với tài liệu “Tối mật”, “Tuyệt mật”, các đơn vị được giao soạn thảo phải viết tay và chuyển bản thao cho cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ đánh máy trên máy tính riêng do Chánh Văn phòng quy định

2.Căn cứ vào tính chất và nội dung văn bản, người soạn thảo phải đề xuất mức độ mật của tài liệu và ngườ ký văn bản có trách nhiệm xác định độ mật và nơi nhận đối với tài liệu mật.

3.Việc soạn thảo, đánh máy, in ấn, sao chụp tài liệu bí mật nhà nước phải được tiến hành ỏ nơi đảm bảo bí mật, an toàn, đánh máy trên mộtmáy tính quy định riêng. Máy tính sử dụng để đánh máy, in, sao tài liệu mạt không nối mạng Internet. Sau khi văn bản đã được ban hành phải xoá bản thảo trên máy tính.

4.Đánh máy, in, sao tài liệu mật xong phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy (in, soát, sao, chụp tài liệu). Sau khi đánh máy, in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay những bản in thử, hỏng, thừa... Việc sao chụp tài liệu “Mật” do cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ thực hiện và chỉ khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tuyệt đối không photocopy các tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật”.

5.Bí mật nhà nước sao chụp ở dạng băng, đĩa phải được niêm phong và đóng dấu độ mật ghi rõ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.

Điều 6. Trình ký tài liệu mật.

1. Bộ trưởng ký các loại công văn “Mật”, “Tối mật”, “Tuyệt mật”. Bộ trưởng uỷ quyền cho các Thủ trưởng ký công văn “Mật”, “Tối mật”. Bộ trưởng uỷ quyền cho lãnh đạo cấp vụ ký công văn “Mật”.

Hàng năm, Chánh Văn phòng lập danh sách cán bộ được phân công ký điện mật trình Bộ trưởng ký gửi báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Việc trình ký công văn mật được thực hiện như sau: Đơn vị soạn thảo chuyển văn bản dự thảo cho cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ để kiểm tra thủ tục và trình Chánh Văn phòng ký trình các cấp theo khoản 1 Điều 6.

Điều 7. Gửi tài liệu mật đi.

1. Mọi tài liệu mật gửi đi đều phải giao nhận qua cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ đăng ký và làm các thủ tục theo quy trình thống nhất như sau: Vào sổ, lập phiếu gửi, làm bì trong, bì ngoài, niêm phong theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ được lập theo dõi riêng từng năm, số công văn là số thứ tự từ 01, bắt đầu từ ngày mở sổ.

2. Các tài liệu mật cần truyền qua phương tiện viễn thông hoặc mạng máy tính phải được sự đồng ý của Bộ trưởng và phải chuyển qua cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Không được truyền trực tiếp tài liệu mật qua máy Fax.

Điều 8. Thống kê, cất giữ bảo quản bí mật nhà nước.

1. Phòng Hành chính lưu trữ tổ chức thống kê tài liệu bí mật nhà nước của cơ quan Bộ theo trình tự thời gian và từng độ mật, bao gồm tài liệu hiện có, mới phát sinh và được tiếp nhận. Các tài liệu “Tuyệt mật” của các đồng chí lãnh đạo Bộ do các cơ quan gửi đến sau khi xử lý được lưu trong két sắt tại phòng làm việc để quản lý.

2. Tài liệu mật khi đang giải quyết, công chức được giao thực hiện ngoài giờ làm việc phải cất vào tủ hoặc két sắt có khoá, bảo đảm an toàn. Sau khi xử lý xong các đơn vị, cá nhân phải chuyển trả tài liệu mật cho Trưởng phòng Phòng Hành chính lưu trữ để làm thủ tục chuyển nộp lưu trữ trong két sắt do văn thư bảo quản.

Điều 9. Phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng tài liệu mật.

1. Việc phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng thông tin, tài liệu mật chỉ được thực hiện tại Phòng Hành chính lưu trữ, đúng phạm vi, đúng đối tượng, địa chỉ, thời gian quy định, đảm bảo bí mật, an toàn.

2. Chánh Văn phòng Bộ quyết định cho phép nghiên cứu sử dụng thông tin có độ “Mật”. Việc nghiên cứu sử dụng tài liệu “Tối mật” phải được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ. Tài liệu “Tuyệt mật” phải được sự đồng ý của Bộ trưởng.

3.Cán bộ, công chức cơ quan Bộ được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xử lý tài liệu mật có trách nhiệm ký nhận tài liệu mật tại PHòng Hành chính lưu trữ. Trong thời gian xử lý tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật” không được giao lại tài liệu cho người khác. Khi có yêu cầu chuyển tài liệu mật cho cán bộ, công chức khác phải thực hiện việc ký giao, nhận qua cán bộ bảo mật Phòng Hành chính lưu trữ. Sau khi nghiên cứu, xử lý xong tài liệu mật phải nộp lưu tài liệu mật gốc và tài liệu đã được xử lý giải quyết cho bộ phận bảo mật PHòng Hành chính lưu trữ để lưu giữ theo quy định.

4. Người thuộc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước của Bộ Thủy sản phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung tìm hiểu và tuỳ theo mức độ mật phải được cấp có thẩm quyền quy định ở khoản 2 Điều 9 Quy chế này đồng ý và phải tuân thủ Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan Bộ Thủy sản.

Chánh Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng quyết định về việc cho phép sử dụng những thông tin từ tài liệu mật của cơ quan Bộ vào việc phục vụ công tác thông tin, báo chí. Không được phổ biến tài liệu mật nhà nước cho cơ quan báo chí.

Điều 10. Mang tài liệu mật đi công tác.

Cán bộ, công chức cơ quan Bộ Thủy sản trong trường hợp cần mang tài liệu mật đi cong tác hoặc sử dụng tại các hội nghị, hội thảo phải được sự đòng ý của cấp có thẩm quyền ghi tại Điều 9 Quy chế này và làm thủ tục theo quy định về bảo mật.

Điều 11. Thanh lý, tiêu hủy.

1.Việc thanh lý, tiêu huỷ các bí mật nhà nước hết thời gian sử dụng cho Chánh Văn phòng bộ trình Bộ trưởng quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Mọi trường hợp thanh lý, tiêu hủy bí mật nhà nước đều phải do hội đồng gồm Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị, Trưởng phòng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, người trực tiếp quản lý các bí mật nhà nước được thanh lý, tiêu hủy và cán bộ bảo mật thực hiện. Hội đồng thanh lý tiêu hủy phải lập biên bản thống kê đầy đủ, ghi rõ phương thức tiến hành, người thực hiện.

3.TRong quá trình thực hiện phải tuyệt đối bảo đảm không làm lộ bí mật nhà nước, nếu thanh lý phương tiện, vật thì phải làm thay đổi hình dạng, tính năng tác dụng; nếu tiêu hủy tài liệu thì phải đốt, xé, hoặc nghiền nát tới mức không thể chắp vá lại được.

4.Biên bản thanh lý, tiêu hủy phải lưu tại bộ phận bảo mật cơ quan Bộ.

5.TRong trường hợp cấp thiết phải hủy ngay bí mật nhà nước, nếu không sẽ nguy hại đến chính trị, an ninh, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức hội đồng thì người nắm giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy nhưng phải báo cáo bằng văn bản ngay sau khi tiêu hủy cho Bộ trưởng, đề nghị Bộ báo cáo Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu việc tiêu hủy không chính đáng.

Điều 12.Thanh tra, kiểm tra, báo cáo.

1.Chánh Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ - lao động giúp Bộ trưởng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan Bộ. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất 02 năm một lần theo quy định. Kết quả kiểm tra được lập biên bản và gửi Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an để báo cáo và theo dõi.

Khi có lịch thanh tra do Bộ Công an thông báo, Văn phòng Bộ báo cáo Bởtngr để cử cán bộ phối hợp, tạo điều kiện cho việc thanh tra đạt kết quả.

2.Chánh Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ - lao động giúp Bộ trưởng báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc cơ quan Bộ quản lý lên Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an theo 02 hình thức:

-BÁo cáo những vụ, việc đột xuất xảy ra làm lộ bí mật nhà nước.

-Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật nhà nước hàng năm, theo mẫu do Bộ Công an quy định.

3.Cán bộ, công chức cơ quan Bộ Thủy sản khi phát hiện các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị hoặc Chánh Văn phòng Bộ để trình lãnh đạo Bộ xử lý kịp thời.

4.Hàng năm, tổ chức sơ kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước cơ quan Bộ gắn với công tác bảo vệ chính trị nội bộ, 05 năm tổng kết một lần. Báo cáo sơ kết, tổng kết gưỉi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an.

Chuơng III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Khen thưởng, kỷ luật.

1. Các đơn vị, cá nhân có một trong các thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật:

Hoàn thành xuất sắc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo chức trách được giao.

Khắc phục khó khăn, nguy hiểm bảo vệ an toàn bí mật nhà nước.

Tìm được tài liệu bị mất, ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả tác hại do việc làm lộ bí mật, làm mất tài liệu mật mà người khác gây ra.

Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi thu thập, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép tài liệu bí mật nhà nước.

2.Các đơn vị, cá nhân vi phạm Quy chế này, có hành vi làm lộ bí mật nhà nước chiếm đoạt, mua bán, làm mất, làm lộ tài liệu, thông tin bí mật nhà nước, lợi dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, tiêu hủy trái phép bí mật nhà nước thì tuỷ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt ành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Điều khoản thi hành.

1. Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

2. Thủ trưởng các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòn Bộ và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiẻm tra cán bọ, công chức đơn bị mình thực hiện Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu phát sinh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, cán bộ, công chức cơ quan Bộ báo cáo Thủ trưởng đơn vị và Chánh Văn phòng Bộ để Chánh Văn phòng đề xuất, trình Bộ trưởng quyết định./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Tạ Quang Ngọc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.