• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 27/02/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
UBND TỈNH THÁI BÌNH
Số: 10/2002/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Bình, ngày 27 tháng 2 năm 2002

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH

Ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI;

- Xét đề nghị của sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thủy sản, sở Địa chính, sở Tài chính - Vật giá, Cục thuế tỉnh tại Tờ trình số 86/TT-NN ngày 26/2/2002;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp" trong tỉnh.

Điều 2: Giao cho sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thủy sản, sở Tài chính Vật giá, Cục thuế tỉnh, sở Địa chính hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

Điều 3: Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 579/2001/QĐ- UB ngày 13/7/2001 của UBND tỉnh.

Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc sở Thủy sản, Giám đốc sở Tài chính Vật giá, Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc sở Địa chính, Chủ tịch UBND huyện, Thị xã; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

BÙI TIẾN DŨNG

QUY ĐỊNH

Về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh

(Ban hành theo Quyết định s10/2002/QĐ-UB ngày 27/2/2002 của UBND tỉnh)

________________________

CHUƠNG I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp áp dụng cho các đối tượng sau:

- Cá nhân, hộ và nhóm hộ gia đình.

- Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Doanh nghiệp Nhà nước.

Các đối tượng trên gọi tắt là "đơn vị kinh tế".

Điều 2: Đất đai thuộc phạm vi chuyển đổi:

Đất trồng lúa năng suất thấp (trong quỹ đất chuyển đổi 10 - 15% diện tích lúa), đất chưa sử dụng, đất làm muối kém hiệu quả.

- Ba loại đất trên thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị kinh tế nào thì đơn vị ấy được quyền thực hiện chuyển đổi.

- Các đơn vị kinh tế có diện tích chuyển đổi 1.000 m2 trở lên, nếu có nhu cầu bảo vệ được xây dựng lán trại bảo vệ diện tích không quá 15m2, khi không còn nhu cầu phải tự dỡ bỏ công trình.

Điều 3: Những cây trồng, vật nuôi được khuyến khích chuyển đổi:

1 - Cây lâu năm, bao gồm:

- Cây ăn quả.

- Cây công nghiệp: Dâu, cói.

- Cây dược liệu: Hòe.

2 - Cây hàng năm bao gồm: Cây ăn quả, rau quả thực phẩm xuất khẩu:

3 - Tôm Sú, tôm Rảo, tôm Càng xanh, cá các loại và thủy sản khác.

4 - Lợn nái và lợn đực 100% máu ngoại nuôi theo phương pháp công nghiệp.

Điều 4: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Điều 5: Chính sách đất đai:

1- Các cá nhân và đơn vị kinh tế được phép thay đổi mặt bằng các loại đất cây lúa và làm muôi hiệu quả thấp theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi thủy sản, lập trang trại chăn nuôi.

2- Các cá nhân và đơn vị kinh tế có diện tích giao ổn định nằm trong vùng quy hoạch chuyển đổi nếu không có nhu cầu chuyển đổi thì được phép: đổi, nhượng hoặc cho thuê đất để cá nhân, đơn vị kinh tế khác thực hiện chuyển đổi.

3- Qũy đất cấy lúa do UBND xã quản lý không nằm trong quy hoạch xây dựng được quyền cho các đơn vị kinh tế khác thuê, đấu thầu để thực hiện chuyển đổi.

4- Thời hạn giao, thuê đất khi chuyển đổi:

- Trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, lập trang trại chăn nuôi; đất 5% công ích được giao ổn định theo quy định của Luật đất đai;

Hết thời hạn sử dụng đất, nếu Nhà nước chưa có nhu cầu sử dụng vào việc khác, đơn vị kinh tế còn nhu cầu sử dụng và chấp hành đúng pháp luật đất đai thì được tiếp tục giao hoặc thuê đất.

Điều 6: Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Các đơn vị kinh tế khi chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy hải sản, làm trang trại chăn nuôi theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

- Trồng cây lâu năm được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian xây dựng cơ bản cộng thêm 3 năm, kể từ khi bắt đầu có thu hoạch.

- Trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, lập trang trại chăn nuôi được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 3 năm kể từ khi chuyển đổi.

Điều 7: Chính sách thủy lợi phí:

Đất cây lúa và đất làm muối chuyển sang nuôi trồng thủy sản phải nộp thủy lợi phí phần tạo nguồn nếu chuyển sang trồng cây lâu năm được miễn nộp thủy lợi phí.

Điều 8: Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư: Được áp dụng cho các đối tượng sau: (các hộ, nhóm hộ gia đình, cá nhân, họp tác xã, UBND xã) khi chuyển đổi được hỗ trợ 1 lần trên diện tích chuyển đổi theo mật độ quy định trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau:

1- Trồng cây ăn quả lâu năm: Hỗ trợ 3,5 triệu/1 ha (ba triệu năm trăm ngàn đồng).

2. Trồng cây dược liệu: Cây hòe: Hỗ trợ 1,5 triệu/1 ha (một triệu năm trăm ngàn đồng).

3- Trồng cây công nghiệp:

+ Cây dâu: Hỗ trợ 3 triệu đ/ha (Ba triệu đồng).

+ Cây cói: Hỗ trợ 5 triệu đ/ha (Năm triệu đồng).

với các cây trồng khác tùy điều kiện cụ thể sẽ hỗ trợ phù hợp.

4- Nuôi trồng thủy sản:

- Đất cây lúa và đất làm muối chuyển sang nuôi thủy sản mặn, lợ theo phương pháp công nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đ/ha (Mười triệu đồng) diện tích chuyển đổi để làm ao chứa, ao sử lý nước thải, kênh tưới, kênh tiêu và công điều tiết chung toàn vùng.

- Đất trồng lúa chuyển sang nuôi thủy sản nước ngọt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt được hỗ trợ 7 triệu đ/ha (Bảy triệu đồng).

5- Nuôi lợn nái và lợn đực giống 100% máu ngoại theo phương pháp công nghiệp được hỗ trợ một lần đầu 300.000 đ/con (Ba trăm ngàn đồng) quy mô 5 con trở lên/1 hộ (trọng lượng 25 kg trở lên/1 con).

Điều 9: Chính sách vốn vay tín dụng: Theo quy định hiện hành của Qũy hỗ trợ phát triển, ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thưong mại, Quỹ tín dụng nhân dân.

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

Điều 10: Chuẩn bị đầu tư:

Lập dự án hoặc báo cáo đầu tư:

1- UBND huyện lập quy hoạch chung theo từng cây, từng con trình UBND tỉnh phê duyệt. đối với các dự án chuyển đổi phát sinh ngoài quy hoạch được duyệt, UBND huyện, thị xã xem xét, lập quy hoạch bổ sung trình UBND tỉnh phê duyệt.

2- Trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi lợn nái 100% máu ngoại, nuôi thủy sản dưới 10 ha: Chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư báo cáo phòng Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình UBND huyện, thị xã phê duyệt. Sau khi phê duyệt UBND huyện, thị xã tập hợp gửi sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi kiểm tra và sở Kế hoạch bố trí vốn hàng năm.

3- Nuôi trồng thủy sản từ 10 ha trở lên: Chủ đầu tư lập dự án hoặc báo cáo đầu tư. Việc phê duyệt dự án hoặc báo cáo đầu tư thực hiện theo Quyết định số 430/QĐ-UB ngày 22/5/2001 về việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng của UBND tỉnh.

Điều 11: Thực hiện đầu tư.

1- Phê duyệt thiết kế và dự toán công trình:

- Các dự án hoặc báo cáo đầu tư chuyển diện tích trồng lúa, diện tích làm muối sang nuôi trồng thủy sản mặn lợ phải có thiết kế và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quyết định 430/QĐ-UB ngày 22/5/2001 của UBND tỉnh.

2- Tổ chức thi công: Khi có đủ thủ tục đầu tư theo quy định, chủ đầu tư tổ chức thi công hoàn thành công trình.

UBND huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, thị xã kiểm tra giám sát quá trình tổ chức thi công của chủ đầu tư theo quy định.

3- Nghiệm thu công trình:

Các dự án, báo cáo đầu tư về trồng cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi lợn nái 100% máu ngoại, nuôi thủy sản nước ngọt được nghiệm thu theo số lượng, khôi lượng và giá dự toán được UBND huyện, thị xã phê duyệt để thanh toán. Riêng các công trình phục vụ nuôi thủy sản mặn lợ do các sở, ngành chức năng của tỉnh phê duyệt thiết kế, dự toán và nghiệm thu theo quy định quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, có sự tham gia giám sát của UBND xã, của Ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện, thị xã.

UBND huyện, thị xã kiểm tra các hồ sơ nghiệm thu công trình, gửi phòng tài chính, Kho bạc huyện, thị để thanh toán, đồng thời gửi về sở Tài chính Vật giá và sở chuyên ngành để theo dõi tổng hợp chung.

4- Cấp phát vốn hỗ trợ đầu tư:

- Vốn hỗ trợ đầu tư được cấp trực tiếp cho chủ đầu tư qua Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã theo khôi lượng thực hiện đã nghiệm thu trên cơ sở dự án hoặc báo cáo đầu tư được duyệt.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, thanh toán đúng đối tượng, khối lượng đã nghiệm thu.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Phân công trách nhiệm:

1- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các đơn vị kinh tế, UBND các huyện, thị xã lập dự án hoặc báo cáo đầu tư, chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan thẩm định và phê duyệt theo thẩm quyền.

- Kiểm tra theo dõi kết quả thực hiện các dự án.

2- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Thủy sản:

- Tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thủy sản (gọi chung là nông nghiệp).

- Phổ biến chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị kinh tế.

- Kiểm tra, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh.

3- Sở Địa chính hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các chủ dự án làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của Nhà nước và UBND tỉnh.

4- Sở Tài chính Vật giá phối hợp với Kho bạc Nhà nước kiểm tra, cấp phát và thanh quyết toán vốn theo quy định hiện hành.

5- Sở Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

6- UBND các huyện, thị xã:

- Thẩm định và phê duyệt các dự án hoặc báo cáo đầu tư đã phân cấp tại mục 2 điều 10.

- Thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Phổ biến chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến UBND xã, thị trấn.

- Trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện và nghiệm thu thanh quyết toán.

7- UBND xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Điều 13: Điều khoản thi hành:

Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.

Trong quá trình triển khai thực hiện có điều gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.