• Hiệu lực: Còn hiệu lực
HĐND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 18-NQ/HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 18 tháng 4 năm 1988

NGHỊ  QUYẾT

Của Hội đồng Nhân dân thành phố khoá kỳ họp thứ 13 về:

"Một số giải pháp cấp bách về lương thực"

________________

Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 9 kỳ họp thứ 13 tiến hành từ ngày 15 đến 16/4/1988 đã nghe Ủy ban Nhân dân thành phố báo cáo chuyên đề về "Một số giải pháp cấp bách giải quyết vấn đề lương thực". Hội đồng Nhân dân thành phố dã thảo luận và nhận định:

Hải Phòng là thành phố cảng có công nghiệp tập trung, nhưng trong những năm qua thành phố đã coi nông nhiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung đầu tư cho nông nghiệp tạo những chuyển biến mới, từng bước mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng lương thực.

Tuy nhiên, mức huy động lương thực bình quân hàng năm tại địa phương mới đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu lương thực cung cấp phi nông nghiệp khác; mức ăn bìmh quân hàng tháng của mỗi nhân khẩu nông nghiệp chỉ đạt ở mức thấp (18-19kg thóc/tháng/người).Nguồn lương thực Trung ương cấp cho thành phố hàng năm không ổn định và thường chậm từ 2-3 tháng. Nguồn lương thực khai thác từ tỉnh ngoài và nhập khẩu bị hạn chế do thiếu hàng và tiền.Tình hình lương thực thành phố những năm qua, nhất là từ năm 1987 đến nay rất căng thẳng.

Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định cần tiến hành những giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề lương thực từ nay đến năm 1990 như sau:

1- Tập trung sức đầu tư đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trước hết là trồng lúa, chú trọng phát triển thêm thêm mầu lương thực vụ đông, bảo đẩm cấy cả năm 2 vụ lúa với diện tích ổn định 90 ngàn hecta, phấn đấu đạt năng suất bình quân 32,5 đến 35 tạ/tấn năm (thuế nông nghiệp dịch vụ nông nghiệp, hợp đồng kinh tế 2 chiều) để cung cấp cho lực lượng vũ trang, công nhân viên chức và các đối tượng phi nông nghiệp khác ở thành phố.

Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như thuỷ lợi nội đồng, giống, phân bón thuốc trừ sâu...Tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc phân phối và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp kịp thời vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm cùng với đẩy mạnh phong trào làm phân chuồng, phân xanh.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý nhiều nông sản hàng hoá, góp phần thiết thực thực hiện chương trình lương thực thực phẩm của thành phố.

2- Ngoài nguồn lương thực huy động tại địa phương, Hội đồng Nhân dân thành phố kiến nghị Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng cân đối ổn định cho thành phố mỗi năm 70.000 tấn lương thực, để đáp ứng nhu cầu lương thực cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và các đối tượng xã hội  (trong đó lực lượng cán bộ công nhân viên thuộc trung ương quản lý chiếm 65% tổng số công nhân viên chức toàn thành phố), Hội đồng Nhân dân thành phố giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố, ngành lương thực và các ngành có liên quan bám sát các ngành Trung ương để nhận đủ lương thực Trung ương cấp.

Ngành lương thực, Giao thông vận tải địa phương cần kết hợp chặt chẽ với cảng Hải Phòng và các cơ quan vân tải Trung ương tại địa phương trong việc tổ chức tiếp nhận vận chuyển lương thực kịp thời, phấn đấu giảm tỷ lệ hư hao đến mức thấp nhất.

3- Tiếp tục đẩy mạnh liên doanh liên kết và mua lương thực với các tỉnh phía nam theo hướng dẫn của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Nông nghiệp -công nghiệp thực phẩm để khai thác lương thực. Thành phố có kế hoạch cân đối kịp thời một só vật tư, hàng hoá, tiền mặt, phát huy thế mạnh của thành phố về sản xuất công nghiệp, phương tiện vận tải, dịch vụ cảng dể phục vụ công tác liên doanh liên kết, thu mua lương thực. Riêng năm 1988, phấn đấu mua trên 2 vạn tấn.

Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu để tăng ngoại tệ và tranh thủ tìm thêm nguồn vốn vay của nước ngoài để nhập một số vật tư quan trọng cho sản xuat và nhập thêm một phần lương thực. Trước mắt năm 1988 nhập gấp 3.000 tấn Urê, 5000 tấn lương thực.

4- Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo các huyện phát huy tiềm năng kinh tế chư địa phương, tiến hành xây dựng phương án cân đối lương thực trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện cân đối lương thực chung toàn thành phố.

- Đối với các cơ quan, xí nghiệp Trung ương tại địa phương căn cứ vào khả năng thực tế của mình (vốn, phương tiện, sản phẩm hàng hoá...) cố gắng góp sức cùng thành phố trong việc giải quyết lương thực.

5- Cơ chế mua và bán vật tư, lương thực: - Từng bước vững chắc chuyển hoạt động của ngành lương thực sang hạch toán kinh doanh XHCN theo quyết dịnh số 0000; HĐBT của hội đồng bộ trưởng.Trong điều kiện hiện nay, giá mua thóc và bán lương thực như sau:

Về giá mua thuốc của nông dân bằng giá thị trường thuận mua vừa bán.

Về lương thực bán theo 2 giá:

- Giá ổn định của nhà nước đối với lực lượng vũ trang, công nhân viên chức, người ăn theo và các đối tượng chính sách xã hội.

- Giá kinh doanh thương nghiệp (sát giá thị trường) đối với tất cả các đối tượng khác có nhu cầu lương thực.

Về bán vật tư: - Tất cả vật tư nông nghiệp đầu tư cho sản xuất lúa và thu mua lương thực đều giao cho ngành lương thực quản lý và bán cho nông dân theo một giá kinh doanh thương nghiệp. Việc bán vật tư thu mua lương thực tuỳ theo yêu cầu của nông dân hoặc tình hình cụ thể của địa phương thực hiện theo 3 phương thức: thu đổi trực tiếp theo tỷ lệ quy định; ứng trước vật tư không thu tiền đến mùa thu lại thóc theo tỷ lệ tương ứng (lãi ngân hàng phái sinh do ngành lương thực chịu trách nhiệm thanh toán); bán vật tư theo giá kinh doanh thương nghiệp, không yêu cầu ký hợp đồng bán loại thóc cho nhà nước để lấy tiền mua lương thực.

Cần sắp xếp loại hệ thống tổ chức cung ứng vật tư nông nghiệp của thành phố, kết hợp chặt chẽ giữa việc cung ứng vật tư với việc nắm sản phẩm và thu mua lương thực; kết hợp chặt chẽ giữa 2 ngành trên với các huyện và các hợp tác xã, giảm đầu mối trung gian; đưa vật tư trực tiếp về cơ sở sản xuất. Tiến hành quyết toán và xử lý dứt điểm các khoản nợ lương thực ứng với lượng vật tư đã ứng trước cho các năm 1984-1987.

6- Tăng cường quản lý sử dụng lương thực: Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo ngành lương thực kết hợp các ngành tiến hành thanh tra rà soát lại việc thực hiện chế độ cung cấp lương thực cho các đối tượng , đẩm bảo thực hiện nghiêm túc chế đọ chính sách về lương thực, xử lý bồi hoàn về mặt vật chất các trường hợp vi phạm chính sách lương thực. Qua đó nghiên cứu cải tiến phương thức cung cấp lương thực cho hợp lý và đề xuất Trung ương sửa đổi tiêu chuẩn định lượng thực cho phù hợp.

Tiếp tục giáo dục ý thức tiết kiệm tiêu dùng lương thực trong nhân dân. Đẩy mạnh chế biến mầu, đưa mầu chế biến vào cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân.

Triệt để ngăn chặn tệ nấu rượu lậu, buôn bán rượu trái phép, xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

Giải quyết việc cân đối lương thực thường xuyên cho thành phố trước mắt và lâu dài cho rất nhiều khó khăn và phức tạp.

Hội đồng Nhân dân thành phố giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan xây dựng các đề án cụ thể để tổ chức thực hiện tốt những mục tiêu biện pháp đã nêu trên, tích cực góp phần từng bước ổn định tình hình lương thực thành phố./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.